Chia sẻ về những điều em thấy trong tranh của bài đọc.
Chia sẻ với bạn về những điều em quan sát được trong bức tranh của bài đọc.
Trong bức tranh của bài đọc có hình ảnh cậu bé đang thả diều cùng chú chó trên cánh đồng tràn ngập sắc hoa và có rất nhiều ong đang hút mật.
a. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em thấy thú vị.
b. Chia sẻ với bạn về phiếu đọc sách của em.
a.
Em có thể tham khảo một số truyện sau:
Truyện 1:
Người thầy cũ
1. Giữa cảnh nhộn nhịp của giờ ra chơi, từ phía cổng trường bỗng xuất hiện một chú bộ đội. Chú là bố của Dũng. Chú tìm đến lớp của con mình để chào thầy giáo cũ.
2. Vừa tới cửa lớp, thấy thầy giáo bước ra, chú vội bỏ mũ, lễ phép chào thầy. Thầy nhấc kính, chớp mắt ngạc nhiên. Chú liền nói:
- Thưa thầy, em là Khánh, đứa học trò năm nào trèo cửa sổ lớp bị thầy phạt đấy ạ!
Thầy giáo cười vui vẻ:
- À, Khánh! Thầy nhớ ra rồi. Nhưng... hình như hôm ấy thầy có phạt em đâu!
- Vâng, thầy không phạt. Nhưng thầy buồn. Lúc ấy, thầy bảo: "Trước khi làm việc gì, cần phải nghĩ chứ! Thôi, em về đi, thầy không phạt em đâu."
3. Giờ ra chơi đã hết. Dũng xúc động nhìn theo bố đang đi ra phía cổng trường rồi lại nhìn khung cửa sổ lớp học. Em nghĩ: bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa.
(theo Phong Thu)
Tên truyện: Người thầy cũ
Tên tác giả: Phong Thu
Nhân vật: Dũng, người thầy, bố Dũng
Nội dung: ở một trường học, có một chú bộ đội xuất hiện và chào thầy giáo cũ của mình. Chú bố đội là bố của Dũng. Sau bao nhiêu năm, bố Dũng vẫn nhớ và biết ơn thầy giáo cũ. Dũng rất xúc động khi được lắng nghe câu chuyện của bố và thầy giáo. Đó cũng giống như một bài học đáng nhớ dành cho Dũng.
Truyện 2:
Ngôi trường mới
Trường mới của em xây trên nền ngôi trường cũ lợp lá. Nhìn từ xa, những mảng tường vàng, mái đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây.
Em bước vào lớp, vừa bỡ ngỡ, vừa thấy quen thân. Tường vôi trắng, cánh cửa xanh, bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa. Em thấy tất cả đều sáng lên và thơm tho trong nắng mùa thu.
Dưới mái trường mới, sao tiếng trống rung động kéo dài! Tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp. Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ! Em nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế!
Theo NGÔ QUÂN MIỆN
Tên truyện: Ngôi trường mới
Tên tác giả: Ngô Quân Miện
Nhân vật: bạn học sinh
Nội dung: Truyện kể về một bạn học sinh bước vào ngôi trường mới được xây lại. Dưới mái trường mới, bạn học sinh cảm thấy có nhiều điều mới, nhìn ai cũng thấy thân thương.
b.
Bài tham khảo 1:
Tớ đã từng đọc truyện “Người thầy cũ” của tác giả Phong Thu. Truyện có 3 nhân vật là Dũng, thầy giáo và bố của Dũng. Truyện kể về một chú bộ đội xuất hiện và chào thầy giáo cũ của mình. Chú bố đội là bố của Dũng. Sau bao nhiêu năm, bố Dũng vẫn nhớ và biết ơn thầy giáo cũ. Dũng rất xúc động khi được lắng nghe câu chuyện của bố và thầy giáo. Đó cũng giống như một bài học đáng nhớ dành cho Dũng.
Bài tham khảo 2:
Tớ đã từng đọc truyện “Ngôi trường mới” của tác giả Ngô Quân Miện. Nhận vật chính trong truyện là một bạn học sinh. Bạn học sinh bước vào ngôi trường mới được xây lại. Dưới mái trường mới, bạn học sinh cảm thấy có nhiều điều mới, nhìn ai cũng thấy thân thương.
Chia sẻ với bạn những điều em thích trong bài thơ, bài ca dao về quê hương, đất nước em đã đọc.
Trong bài thơ Việt Nam quê hương ta của Nguyễn Đình Thi, em thích hình ảnh giữa nền xanh biếc “biển lúa” là hình ảnh đàn cò trắng chao nghiêng rập rờn. Cánh cò ấy không cao vút tầng không mà “bay lả” giữa cánh đồng, dưới những đám mây mờ bị che phủ bởi đỉnh núi, mở ra khung cảnh về một đất nước thanh bình.
Chia sẻ với bạn:
a) Những điều em đã trải qua giống như nhân vật trong bài đọc trên.
b) Những điều em có thể học hỏi từ nhân vật trong bài đọc trên.
Em chia sẻ với bạn:
a) Những điều em đã trải qua giống như nhân vật trong bài đọc: Em đã tự mình học nấu món ăn ngon để có thể nấu cho bố mẹ. Em đã học cách làm trứng chiên, thịt luộc, trứng luộc.
b) Những điều em có thể học hỏi từ nhân vật trong bài đọc: Sự quyết tâm, chăm chỉ thực hiện một điều gì đó; rèn luyện tình yêu với sách.
Đề bài: Viết bài văn tả một con vật sống trong môi trường tự nhiên mà em thích.
1. Nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn:
2. Đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài viết của em.
3. Trang trí và trưng bày bài viết.
4. Chia sẻ những điều em thích ở bài viết của các bạn.
Học sinh nghe nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài viết của mình.
Hãy phác hoạ (bằng lời hoặc bằng tranh) những hình dung của em khi đọc bài thơ và chia sẻ với các bạn.
Khi đọc bài thơ Mây và sóng, em hình dung ra một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, rộng lớn của trời, mây, sóng. Trên nền bức tranh ấy là hình ảnh đẹp đẽ của người mẹ đang ôm đứa con ngoan vào lòng. Thiên nhiên đẹp đẽ, rộng lớn nhưng chỉ là phông nền để làm nổi bật cho tình mẫu tử. Và cái rộng lớn của thiên nhiên cũng không sao sánh bằng tình mẫu tử bao la của mẹ con cậu bé trong bài thơ.
3. Hãy phát họa (bằng lời hoặc bằng tranh) những hình dung của em khi đọc bài thơ và chia sẻ với các bạn.
Khi đọc bài thơ Mây và sóng, em hình dung ra một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, rộng lớn của trời, mây, sóng. Trên nền bức tranh ấy là hình ảnh đẹp đẽ của người mẹ đang ôm đứa con ngoan vào lòng. Thiên nhiên đẹp đẽ, rộng lớn nhưng chỉ là phông nền để làm nổi bật cho tình mẫu tử. Và cái rộng lớn của thiên nhiên cũng không sao sánh bằng tình mẫu tử bao la của mẹ con cậu bé trong bài thơ.
Qua tác phẩm được giới thiệu trong Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) chia sẻ về điều làm bạn thấy thú vị, hấp dẫn khi đọc thơ.
Đoạn văn tham khảo:
Thơ ca là một phần không thể thiếu trong nền văn học của mỗi quốc gia. Có lẽ, trong các thể loại văn học, không thể loại nào mà người ta có thể bộc lộ những cảm xúc được tài tình, hàm súc và tập trung như ở trong thơ, và làm thơ từ muôn đời nay vẫn khó, không chỉ làm sao cho có vần có điệu, dễ nhớ dễ thuộc, mà còn phải khiến cho cái tình cảm, tư tưởng của người nghệ sĩ nằm gọn trong những vẫn thơ của mình. Do đó, các tác phẩm thơ thường mang đến cho người đọc cảm giác lắng đọng và đầy xúc cảm. Các ý thơ có tính hàm xúc cao, để rồi người đọc phải tự suy ngẫm, chiêm nghiệm. Tình cảm trong thơ không chỉ phác họa chân dung tâm hồn của người nghệ sĩ mà còn gợi mở, thức tỉnh những cảm xúc nội tâm của con người khiến cho lòng người thêm phong phú và tốt đẹp hơn.
Chia sẻ cảm nghĩ của em về nghề giáo viên:
+ Những điều em thấy thích ở nghề giáo viên
+ Những khó khăn của nghề giáo viên.
+ Điều em thích là được tiếp cận nhiều lớp thế hệ, gặp nhiều người, làm những việc liên quan đến đầu óc, cống hiến và đem lại tri thức cho thế hệ mai sau,...
+ Những khó khăn của nghề giáo viên ở đây là áp lực từ nhiều phía như phụ huynh, học sinh, dư luận xã hội, cấp trên,...Đồng thời là con cái những người này vô hình trung bị mặc định quy chụp với những quy chuẩn thật sự rất là khắc nghiệt.
Đọc một bài đọc về trường học:
a. Viết vào Phiếu đọc sách những thông tin chính: Tác giả, nội dung, thông tin em chú ý,...
b. Chia sẻ với bạn về Phiếu đọc sách của em.
Bài tham khảo 1:
Bài thơ “Cái trống trường em” của tác giả Thanh Hào nói về chiếc trống trường. Tiếng trống trường báo hiệu cho chúng ta biết giờ vào lớp, giờ truy bài, giờ ra chơi, giờ ra về…. Tiếng trống trường báo hiệu một năm học mới bắt đầu. Và tớ rất ấn tượng về tình cảm của bạn học sinh với trống trường: gắn bó, thân thiết, coi trống như một người bạn.
Bài tham khảo 2:
Bài đọc “Ngôi trường mới” của tác giả Ngô Quân Miện kể về một bạn học sinh bước vào ngôi trường mới được xây lại. Dưới mái trường mới, bạn học sinh cảm thấy có nhiều điều mới, nhìn vừa bỡ ngỡ, vừa thấy quen thân. Tớ đặc biệt chú ý bạn nhỏ nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì nhìn cũng đáng yêu.