Chia sẻ với bạn những thông tin em biết về lễ hội được nhắc đến trong bài.
7. Find out some facts about one of the virtual museums mentioned in exercise 5. Share your information with the class.
(Tìm kiếm. Tìm thêm các thông tin về một trong những bảo tàng được nhắc đến ở bài tập 5. Chia sẻ thông tin đó với các bạn cùng lớp)
The museum of flight, Seattle USA:
(Bảo tàng máy bay, Seattle Hoa Kỳ:)
the largest independent, non-profit air and space museum in the world!
(bảo tàng hàng không và vũ trụ độc lập, phi lợi nhuận lớn nhất trên thế giới!)
over 175 aircraft and spacecraft, tens of thousands of artifacts, millions of rare photographs, dozens of exhibits and experiences and a world-class library.
(hơn 175 máy bay và tàu vũ trụ, hàng chục nghìn hiện vật, hàng triệu bức ảnh quý hiếm, hàng chục cuộc triển lãm và trải nghiệm và một thư viện đẳng cấp thế giới.)
The terracotta warriors and horses museum in China:
(Bảo tàng chiến binh và ngựa đất nung ở Trung Quốc:)
one of the most significant archaeological finds in the world.
(một trong những phát hiện khảo cổ quan trọng nhất trên thế giới.)
a 16,300-square-meter excavation.
(một cuộc khai quật rộng 16.300 mét vuông.)
more than 7,000 life-size terracotta figures of warriors and horses arranged in battle formations.
(hơn 7.000 hình tượng chiến binh và ngựa bằng đất nung với kích thước như người thật được sắp xếp trong các đội hình chiến đấu.)
The natural history museum in London
(Bảo tàng lịch sử tự nhiên ở London)
a center of scientific excellence in the discovery of taxonomy and biodiversity.
(một trung tâm khoa học xuất sắc trong việc khám phá phân loại học và đa dạng sinh học.)
promotes the discovery and enjoyment of the natural world through such exciting exhibits as the Life and Earth Galleries, wildlife garden and geological collections.
(thúc đẩy việc khám phá và tận hưởng thế giới tự nhiên thông qua các cuộc triển lãm thú vị như Phòng trưng bày Sự sống và Trái đất, vườn động vật hoang dã và các bộ sưu tập địa chất.)
Chia sẻ với thầy cô, các bạn về những thông tin em tìm được liên quan đến các nhóm nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và nhóm nghề em quan tâm.
Phương pháp giải:
+ Nhóm nghề em quan tâm là gì ?
+ Thông tin em tìn được về nhóm nghề đó như thế nào?
+ Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước, một cơ sở kinh doanh tư nhân...Đây là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Từ quản lý ở phạm vi từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp cho đến quản lý ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế.
+ Kế toán được chia thành hai loại:
- Kế toán công: là kế toán tại những đơn vị hoạt động không có tính chất kinh doanh, không lấy doanh lợi làm mục đích hoạt động như các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức nhà nước...
- Kế toán doanh nghiệp: là loại kế toán ở các doanh nghiệp, hoạt động với mục tiêu chính là kinh doanh sinh lời.
Đọc một bài đọc về trường học:
a. Viết vào Phiếu đọc sách những thông tin chính: Tác giả, nội dung, thông tin em chú ý,...
b. Chia sẻ với bạn về Phiếu đọc sách của em.
Bài tham khảo 1:
Bài thơ “Cái trống trường em” của tác giả Thanh Hào nói về chiếc trống trường. Tiếng trống trường báo hiệu cho chúng ta biết giờ vào lớp, giờ truy bài, giờ ra chơi, giờ ra về…. Tiếng trống trường báo hiệu một năm học mới bắt đầu. Và tớ rất ấn tượng về tình cảm của bạn học sinh với trống trường: gắn bó, thân thiết, coi trống như một người bạn.
Bài tham khảo 2:
Bài đọc “Ngôi trường mới” của tác giả Ngô Quân Miện kể về một bạn học sinh bước vào ngôi trường mới được xây lại. Dưới mái trường mới, bạn học sinh cảm thấy có nhiều điều mới, nhìn vừa bỡ ngỡ, vừa thấy quen thân. Tớ đặc biệt chú ý bạn nhỏ nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì nhìn cũng đáng yêu.
Tìm hiểu và chia sẻ với các bạn thông tin về một số đặc điểm văn hóa của người Ê-đê (ví dụ: trang phục, ẩm thực, nhà ở, lễ hội,…)
- Nhà ở: nhà dài, hình dáng gần giống như chiếc thuyền, trên rộng dưới hẹp, gợi mở về lịch sử tổ tiên người Êđê từ xa xưa đã từng lênh đênh trên những chiếc thuyền đi tìm vùng đất cư ngụ, có cầu thang lên xuống gồm bảy bậc, được làm từ một cây gỗ quý, phía đầu cầu thang nơi tiếp giáp với hiên nhà được tạc hình mặt trăng lưỡi liềm, dưới hình lưỡi liềm được tạc hai bầu vú căng tròn, tượng trưng cho uy quyền của người phụ nữ trong gia đình theo chế độ mẫu hệ.
- Văn hóa truyền thống của người Êđê mang đậm tính mẫu hệ: trong hôn nhân, các cô gái Êđê chủ động đi tìm bạn đời.
- Di sản văn hóa: cồng chiêng, ghế Kpan, …
- Trang phục:
+ Nam: quấn khăn màu đen nhiều vòng trên đầu, cũng mang hoa tai và vòng cổ. Có áo dài trùm mông, áo dài qua gối và khố
+ Nữ: tóc dài buộc ra sau gáy, mang đồ trang sức bằng bạc hoặc đồng. Vòng tay thường đeo thành bộ kép nghe tiếng va chạm của chúng vào nhau. Mặc áo và váy mở (tấm vải rộng) quấn quanh thân.
- Ăn cơm tẻ bằng là chủ yếu. Muối ớt là thức ăn không thể thiếu. Đồng bào thích uống rượu cần, hút thuốc lá cuốn, ăn trầu.
- Lễ hội: Lễ bỏ mả, lễ hiến sinh, lễ cúng bến nước, …
Chia sẻ với bạn về một lễ hội mà em biết.
Lễ hội đua thuyền là một lễ hội truyền thống của người Việt Nam, được tổ chức ở nhiều địa phương trên cả nước. Lễ hội này thường được tổ chức vào dịp Tết Nguyên Đán, nhằm thể hiện tinh thần thượng võ, đoàn kết của người dân.
Mỗi đội đua có 11 tay chèo và 1 tay lái. Các đội đua sẽ thi đấu với nhau trên một đoạn sông hoặc hồ. Đội nào về đích đầu tiên sẽ giành chiến thắng.
Lễ hội đua thuyền là một hoạt động văn hóa, thể thao mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Lễ hội này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Chia sẻ với người thân về những thông tin bổ ích trong sách báo em và các bạn đã đọc.
Em chia sẻ với người thân về những thông tin bổ ích trong sách báo em và các bạn đã đọc.
- Kể tên và thời gian diễn ra một lễ hội ở địa phương em.
- Chia sẻ với bạn những điều em thích trong lễ hội đó.
- Lễ hội điện Hòn Chén là một lễ hội truyền thống của người dân Huế, được tổ chức vào ngày 15 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội này được tổ chức để tưởng nhớ và tôn vinh công lao của công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng thứ 18, người đã có công khai hoang, lập ấp ở vùng đất này. Lễ hội được tổ chức tại điện Hòn Chén, một ngôi đền nằm trên một hòn đảo nhỏ giữa sông Hương. Lễ hội bắt đầu bằng nghi lễ rước kiệu công chúa Tiên Dung từ điện Hòn Chén về điện Hòn Gai. Sau đó, các nghi lễ tế thần, cầu an, cầu mưa, cầu mùa được diễn ra.
- Những điều em thích nhất trong lễ hội này là:
+ Không khí lễ hội rất náo nhiệt và vui tươi. Người dân từ khắp nơi đổ về tham dự lễ hội, ai cũng mang theo một niềm vui, một hy vọng.
+ Các nghi lễ của lễ hội rất độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa Huế. + Các nghi lễ được thực hiện một cách trang trọng và nghiêm túc, thể hiện lòng thành kính của người dân đối với công chúa Tiên Dung.
+ Lễ hội có nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật như hát bài chòi, múa lân, múa rối nước,... được tổ chức để phục vụ du khách và người dân tham dự lễ hội.
Hãy chia sẻ với các bạn một lễ hội về cây lúa mà em biết.
- Người H'rê ở làng Vi Ô Lắc (xã Pờ Ê, huyện Kon Plông) có truyền thống làm lúa nước nên các sinh hoạt tín ngưỡng đa phần gắn liền với chu kỳ vòng đời của cây lúa. Hằng năm, người dân làng Vi Ô Lắc thường tổ chức nhiều lễ hội liên quan đến cây lúa.
- Với đồng bào H’rê ở làng Vi Ô Lắc, cây lúa nước có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống của người dân, bởi đây không chỉ là nguồn lương thực chủ yếu nuôi sống mọi người mà còn là nguồn thu nhập chính của mỗi gia đình. Vì thế, những nghi lễ liên quan đến vòng đời cây lúa luôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của người dân nơi đây.
Hãy chia sẻ với các bạn một lễ hội về cây lúa mà em biết.
Lễ xuống đồng là nghi thức bộc lộ trực tiếp, rõ nhất trong lễ nghi nông nghiệp và cũng lại rất thực tiễn, tập trung vào một người là “Mẹ lúa”. Ở làng Cổ Tích (xã Hy Cương, thành phố Việt Trì), Lễ hạ điền được tổ chức vào ngày 25 tháng 5 âm lịch. Lễ vật gồm ván xôi gà và ba bó mạ. Ông chúa đồng là người được dân làng chọn cử, chít khăn đỏ, áo đỏ xuống đồng cấy lúa. Khi Chúa đồng cấy xong, dân làng lấy bùn nhão tung vào Chúa đồng làm cho Chúa đồng ướt hết, với ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa. Như vậy, ở lễ xuống đồng này người ta thực hiện luôn cả tục cầu nước.
- Tập làm phóng viên phỏng vấn thầy cô, bạn bè để thu thập thông tin về một lễ hội hoặc phong tục của quê em.
Gợi ý: Phiếu thu thập thông tin về lễ hội truyền thống
- Viết bài giới thiệu về lễ hội hoặc phong tục tốt đẹp của quê em:
Em cùng các bạn trong nhóm viết bài giới thiệu về một lễ hội hoặc phong tục tốt đẹp của quê hương và nêu những việc các em có thể làm để bảo tồn, phát huy lễ hội hoặc phong tục đó.
Phiếu thu thập thông tin
- Tên lễ hội: Ném còn (Tung Còn)
- Lễ hội được tổ chức vào dịp Tết nguyên đán – khoảng mùng 10 tháng Giêng
- Lễ hội gồm 2 phần: Phần lễ và phần hội
- Ý nghĩa: Lễ hội như một lời cầu nguyện mong rằng sẽ có một năm mới tràn đầy niềm vui, những điều may mắn và an lành.
- Điều khiến tôi ấn tượng là lễ hội rất vui và thật nhiều ý nghĩa
- Mong rằng lễ hội sẽ bố trí thêm những chỗ nghỉ ngơi, uống nước cho người dân khi đi tham gia lễ hội.
Bài viết tham khảo – giới thiệu lễ hội đấu vật
Đấu vật vốn là một trò vui rất phổ biến trong các lễ hội đầu xuân ở quê tôi. Sân đấu thường là những bãi đất rộng, bằng phẳng, có thể là sân đình làng. Trên đó người ta trải một tấm bạt lớn có vẽ hai vòng tròn đồng tâm, một to một nhỏ để làm ranh giới thi đấu. Người tham gia đấu vật thường là những người đàn ông trai tráng to lớn, có sức vóc đến từ các làng xã, khác nhau. Vào ngày diễn ra hội thi cả làng đông vui lắm, già trẻ lớn bé, ai cũng gác lại hết công việc dắt nhau ra đình làng xem vật, quây kín cả sân đấu. Các đô vật cởi trần, chỉ mặc mỗi một chiếc quần đùi ngắn, có màu sắc khác nhau để phân biệt. Khi trọng tài ra hiệu bắt đầu trận vật, hai đô vật cơ bắp lực lưỡng lập tức lao vào, ra sức vật ngã đối phương trong tiếng hò hét cổ vũ của người xem. Trên sân lúc này, hai đô vật không ai nhường ai. Người nào người nấy, mắt long sòng sọc, hàm nghiến chặt, mồ hôi đổ như suối, tay nắm lấy thắt lưng đối phương giằng co trên sân. Sau mười lăm phút thi đấu, cuối cùng cũng nghe thấy tiếng còi của trọng tài, một đô vật đã xuất sắc quật ngã đối phương để tiến vào vòng tiếp theo. Người đi xem hét vang trời, không khí rộn ràng với tiếng trống, tiếng vỗ tay, tiếng huýt sáo, ôi, vui thật là vui. Buổi đấu vật còn diễn ra cho tới hết buổi chiều mới kết thúc, trận nào cũng vô cùng gay cấn và hấp dẫn. Em hy vọng rằng, vào những mùa xuân sau nữa hội thi đấu vật vẫn sẽ tiếp tục được tổ chức, vì đã thể hiện được tinh thần thượng võ của dân tộc ta.