Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thảo Phương
Xem chi tiết
Trịnh Hoàng Duy Khánh
31 tháng 8 2023 lúc 11:02

Tham Khảo

- Tác giả: 

+ Lưu Quang Vũ (1948 – 1988), sinh tại Phú Thọ, quê gốc ở Đà Nẵng

+ Tuổi thơ ông gắn liền với mảnh đất Phú Thọ, đến năm 1954 ông và sống và học tập tại Hà.

+ Từ năm 1965 đến 1970 ông vào bộ đội phục vụ trong quân chủng phòng không không quân, một thời gian sau ông xuất ngũ, làm nhiều nghề để mưu sinh.

+ Từ năm 1978 đến khi mất, ông là biên tập viên Tạp chí sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch.

+ Sự nghiệp sáng tác

Các tác phẩm chính: Lời nói dối cuối cùng, Nàng Si-ta, Tôi và chúng ta, Hồn trương ba da hàng thịt...

Là một tròn những nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học Việt Nam hiện đại.

Là một nghệ sĩ đa tài làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc...

+ Ông được nhân giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 2000.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 3 2019 lúc 16:40

Giá trị nội dung:

- Qua đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc thông điệp: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục, để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

Đáp án cần chọn là: D

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 2 2019 lúc 6:30

Đáp án cần chọn là: C

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
3 tháng 12 2023 lúc 22:28

Về tác giả Tạ Duy Anh:

- Tạ Duy Anh sinh năm 1959, quê ở Chương Mĩ, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Ông từng làm cán bộ giám sát chất lượng bê tông ở Nhà máy thủy điện Hòa Bình, trung sĩ bộ binh ở Lào Cai. Sau đó Tạ Duy Anh tham gia học ở Trường viết văn Nguyễn Du. Trải qua 4 năm học, ông đỗ đầu và được giữ lại làm giảng viên. Là cây bút trẻ trong thời kì đổi mới.

- Hiện ông là biên tập viên tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Tạ Duy Anh trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1993.

- Trong 20 năm cầm bút, Tạ Duy Anh đã xuất bản sáu tiểu thuyết và hàng chục tập truyện ngắn, tản văn, truyện thiếu nhi…

- Tạ Duy Anh được đánh giá là một cây bút sung sức, trung thực với nhiều tìm tòi đổi mới. “Tạ Duy Anh không lúc nào không nghĩ về sự “thay đổi”, thay đổi để tiếp tục sáng tạo, dù có gặp những sự bài xích đi chăng nữa, để rồi mỗi cuốn sách lại có một cuộc đời riêng có với cách cấu trúc và ngôn ngữ của mình”.

Thảo Phương
Xem chi tiết
Trịnh Hoàng Duy Khánh
31 tháng 8 2023 lúc 11:11

Tham Khảo

Lưu Quang Vũ là một trong các nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Một trong những vở kịch tiêu biểu nhất trong con đường sự nghiệp của ông là Tôi muốn được là tôi toàn vẹn. Tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn trong lòng độc giả đồng thời gửi gắm rất nhiều bài học, tư tưởng nhân văn ý nghĩa và sâu sắc.

       Trương Ba có tài đánh cờ rất giỏi nhưng bị chết oan do trong lúc làm việc không chú ý, Nam Tào đã nhầm lẫn và gây ra sự việc ngoài ý muốn làm cho Trương Ba phải chết. Vì muốn sửa sai, chuộc lại lỗi lầm nên Nam Tào và Đế Thích đã bàn nhau cho hồn Trương Ba sống lại và nhập vào thân xác của anh hàng thịt mới chết không lâu. Tưởng chừng như mọi việc đã êm xuôi, nhưng không. Trong thời gian trú nhờ xác anh hàng thịt, Trương Ba đã không ít lần gặp phải nhiều việc phiền toái như lí trưởng sách nhiễu, vợ anh hàng thịt đòi chồng, hay ngay đến cả gia đình– những người thương yêu và quý trọng nhất giờ đây cũng làm cho ông cảm thấy thật xa lạ... Bản thân Trương Ba cũng dằn vặt và đau khổ rất nhiều vì phải sống trái với quy luật tự nhiên. Đặc biệt là khi mà xác anh hàng thịt đã gây ảnh hưởng, làm cho hồn Trương Ba nhiễm một vài thói quen xấu. Đoạn trích trong sách giáo khao kể về cuộc đối thoại giữa Trương Ba cùng với các nhân vật.

       Đầu tiên là cuộc đối thoại gay gắt, nảy lửa giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt. Bản thân Trương Ba, ông cho rằng từ trước tới giờ, kể cả khi đã chết thì bản thân mình vẫn có một đời sống trong sạch, nguyên vẹn, thẳng thắn. Ông coi thường và cho rằng xác anh hàng thịt chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài với sự âm u, đui mù, “không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc” nếu có thì cũng chỉ là “những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được: Thèm ăn ngon, thèm rượu thút”. Nhưng xác hàng thịt thì lại khác, cái xác cho rằng hồn Trương Ba sẽ không thể tách khỏi xác anh hàng thịt, đồng nghĩa với mọi việc làm, mọi hành động của hồn Trương Ba sẽ đều chịu sự chi phối của cái xác anh hàng thịt. Đây chính là một cuộc đấu tranh khốc liệt giữa phần con và phần người cũng giống như giữa khát vọng và dục vọng, giữa đạo đức và tội lỗi. Qua cuộc đối thoại này, nhà văn đã gửi gắm tới độc giả thông điệp: Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người chúng ta được sống một cách tự nhiên với sự hài hòa giữa phần xác và phần hồn.

Tiếp đến, hồn Trương Ba đã có cuộc trò chuyện và giãi bày những tâm sự cùng với người thân trong gia đình. Trước tình cảnh éo le mà Trương Ba gặp phải, mỗi một thành viên lại có một thái độ khác nhau. Trước sự thay đổi đột ngột của chồng mình, vợ Trương Ba đau đớn mà thốt lên : “Ông đâu còn là ông”, bà cho rằng ông một mực muốn rời khỏi gia đình này để đi cày thuê làm mướn để được tự do với vợ anh hàng thịt. Còn cái Gái, đứa cháu thương ông nhất nhưng giờ đây nó cũng chẳng chịu nhận ông, và cho rằng ông nội của mình đã chết thay vào đó là một người vô cùng thô lỗ, vụng về “Từ nay ông không được động vào cây cối trong vườn của ông tôi nữa!... chân ông to bè như cái xẻng, giẫm nát lên cả cây sâm quý mới ươm”. Duy nhất trong nhà chỉ có chị con dâu là cảm thông, chia sẻ và yêu thương với người ba chồng đáng thương này Trương Ba, nhưng dù vậy chị ấy vẫn không nhận ra ông Trương Ba của ngày. Ở một vị trí khác nhau, một thái độ, cảm nhận khác nhau nhưng họ đều có một điểm chung là thấy sự thay đổi rõ rệt của Trương Ba, ông đã chẳng còn nguyên vẹn, trong sạch hay thẳng thắn. Để rồi, từ đó Trương Ba mới vỡ lẽ, mới nhận ra sự thay đổi của bản thân đồng thời cũng là sự lấn át của phần xác đối đối với phần hồn trong ông. Vậy nên ông đã đươc ra quyết định, Trương Ba sẽ trả lại xác cho anh hàng thịt.

       Chính cái quyết định đó đã dẫn đến cuộc đối thoại của Trương Ba với Đế Thích. Trương Ba đã chỉ rõ ràng cái sai mà Đế Thích đã gây ra: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết”. Trương Ba bày tỏ mong ước của mình: “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” và “Không thể sống với bất cứ giá nào được. Có những cái giá quá đắt, không thể trả được tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa”. Nhưng Đế Thích lại chẳng cho là vậy mà đáp: “Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi dây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu!” Và mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn khi nghe tin cu Tị chết, Đế Thích đã đề nghị cho hồn Trương Ba được nhập vào cu Tị, nhưng trải qua bao sự việc, Trương Ba đã thẳng thừng từ chối. Ông đã nhận ra sẽ có một loạt những rắc rối tồi tệ đằng sau việc này: phải giải thích cho chị Lụa và những người thân trong gia đình mình biết đầu đuôi câu chuyện và đặc biệt là cái Gái – dù là cháu gái của mình nhưng với nó, cu Tị là người bạn thân nhất. Hoặc có khi sẽ phải sang nhà chị Lụa ở, tạo ra cơ hội để bọn lý trưởng sách nhiễu, thu lợi về mình… Cuối cùng, Trương Ba đã từ chối ý tốt ấy và yêu cầu Đế Thích để cho cu Tị được sống lại còn bản thân mình sẽ chết cùng phần xác. Đây quả thật là một cái kết rất hợp lí và có hậu,  nếu ta xét theo ý nghĩa đó thì đó chính kết quả của cuộc đấu tranh giữa khát khao được sống, nhưng lại không chấp nhận một cuộc sống giả tạo, không được là chính mình.

          Qua tác phẩm Tôi muốn được là tôi toàn vẹn, Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm tới độc giả thông điệp: Được sống được là người là một điều thật quý giá nhưng chỉ khi ta được là chính mình, sống một cách trọn vẹn với theo đuổi và phát huy những giá trị tốt đẹp của bản thân còn là một điều quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi mà con người được sống đúng với quy luật của tự nhiên với sự hài hòa, đồng điệu giữa thể xác và tâm hồn.

Thảo Phương
Xem chi tiết
Toru
31 tháng 8 2023 lúc 10:21

- Tác giả: 

+ Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng ở Việt Nam. Ông là cha đẻ của những vở kịch nổi tiếng như: Vũ Như Tô, Bắc Sơn, Sống mãi với Thủ đô,…

+ Nguyễn Huy Tưởng được sinh ra trong một nhà Nho ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc xã Dục Tú huyện Đông Anh, Hà Nội.

+ Nguyễn Huy Tưởng là người sáng lập và giám đốc đầu tiên của nhà xuất bản Kim Đồng.

+ Mặc dù đến với văn chương khá muộn, không có được yếu tố thiên bẩm thế nhưng với sự cố gắng không ngừng nghỉ cùng đam mê của bản thân Nguyễn Huy Tưởng đã gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp văn chương. Văn của ông luôn mộc mạc, giản dị và gần gũi với cuộc sống con người.

+ Trong những trang văn của Nguyễn Huy Tưởng luôn chất chứa đầy chất thơ của cuộc sống cùng với đó là những bài ca về tình yêu thương con người, đồng loại. Nguồn cảm hứng lớn nhất trong các tác phẩm của ông thiên về khai thác lịch sử. Ông viết văn để thể hiện tinh thần yêu nước.

Thảo Phương
Xem chi tiết
mori
31 tháng 8 2023 lúc 11:24

Thông tin về tác giả Uy-li-am Sếch-xpia (William Shakespeare)

- Uy-li-am Sếch-xpia (William Shakespeare, 1564-1616), nhà soạn kịch thiên tài của người Anh và là kịch gia số một của nhân loại. Ông sinh tại Xtrát-phớt, một thị trấn trung tâm nước Anh.

- Là bậc thầy của văn học phục hưng, Sếch-xpia sáng tác với nguồn cảm hứng dồi dào, say mê về cuộc đời. Ở những vở kịch ban đầu, cái nhìn của Sếchxpia đầy trong sáng, chan chứa niềm tin vào con người và cuộc đời. Con người và những nỗi buồn vui trần thế là trung tâm trong tác phẩm của ông.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Buddy
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
20 tháng 12 2023 lúc 16:35

Tác giả La Quán Trung

1. Tiểu sử

- La Quán Trung (1330 – 1400), tên La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân.

- Người vùng Thái Nguyên, thuộc tỉnh Sơn Tây cũ.

- La Quán Trung sinh ra trong một gia đình quý tộc, tuổi thanh niên ông nuôi chí phò vua giúp nước nhưng đúng khi nhà Nguyên đang suy tàn. Chí lớn không thành, ông bỏ đi phiêu lãng nên có biệt hiệu là Hồ Hải tản nhân.

- Tính tình: cô độc, lẻ loi, thích một mình ngao du đây đó.

- Người có chí lớn, ôm mộng “mưu đồ sự nghiệp bá vương” nhưng không thành.

2. Sự nghiệp văn học

a. Phong cách nghệ thuật

- La Quán Trung nổi tiếng có tài văn chương, giỏi từ khúc, câu đối và kịch nhưng thể hiện rõ nhất ở tiểu thuyết.

- Ông chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử.

b. Tác phẩm chính

- Những tác phẩm nổi bật : “Tam quốc diễn nghĩa”, “Tùy Đường lưỡng triều chí truyện”, “Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa”, “Bình yêu truyện”,…

→ Là người đầu tiên có đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử Minh – Thanh.