Hình ảnh sông Hương ở thượng nguồn được thể hiện như thế nào?
Sông Hương vùng thượng lưu được tác giả diễn tả như thế nào? Qua những hình ảnh, chi tiết, liên tưởng và thủ pháp nghệ thuật, hãy chứng minh nét riêng trong lối viết kí của tác giả?
a, Vẻ đẹp của thượng lưu được tác giả miêu tả:
- Mang vẻ đẹp sức sống mãnh liệt, hoang dại, bí ẩn, sâu thẳm, có lúc dịu dàng, say đắm
+ Sự mãnh liệt hoang dại của con sông được thể hiện qua biện pháp so sánh: bản trường ca rừng già, hình ảnh đầy ấn tượng, sự mãnh liệt thể hiện qua ghềnh thác, cuộc sóng như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn
- Vẻ đẹp dịu dàng, say đắm: màu sắc rực rỡ
- Dòng sông được nhân hóa, cô gái di-gan phóng khoáng, man dại, rừng già hun đúc cho cô gái bản lĩnh dan dạ, tâm hồn tư do và trong sáng
b, Đầu bài viết người đọc cảm nhận sự tài hoa từ ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường: liên tưởng, kì thú, xác đáng, ngôn từ gợi cảm… hấp dẫn về con sông mang nét thơ mộng
- Kết thúc tác giả thể hiện trọn vẹn con sông, tâm hồn sâu thẳm của nó, dẫn dắt, mở sang đoạn tiếp
Sông Hương vùng thượng lưu được tác giả miêu tả như thế nào? Những hình ảnh, chi tiết, những liên tưởng và thủ pháp nghệ thuật nào cho thấy nét riêng trong lối viết kí của tác giả?
2. Hãy khái quát đặc điểm hình tượng sông Hương trong văn bản trên theo bảng hướng dẫn sau:
Góc nhìn | Đặc điểm | Vẻ đẹp | |
Địa lí | Sông Hương ở thượng nguồn |
|
|
Sông Hương trước khi chảy qua thành phố Huế. |
|
| |
Sông Hương giữa lòng thành phố Huế |
|
| |
Sông Hương trước khi từ biệt thành phố Huế |
|
| |
Lịch sử |
|
| |
Thơ ca |
|
|
Góc nhìn | Đặc điểm | Vẻ đẹp | |
Địa lí | Sông Hương ở thượng nguồn | Mang vẻ đẹp hùng vĩ và rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn. Sông Hương lúc mãnh liệt qua những ghềnh thác, lúc trở nên dịu dàng giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. | Sông Hương vùng thượng nguồn mang vẻ đẹp mãnh liệt, hoang dại và bí ẩn nhưng cũng có lúc dịu dàng và say đắm. |
Sông Hương trước khi chảy qua thành phố Huế | Sông Hương vẫn còn dư vang của Trường Sơn với sắc nước xanh thẳm, mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. | Sông Hương mang vẻ đẹp thơ mộng và trữ tình. | |
Sông Hương giữa lòng thành phố Huế | chuyển dòng một cách liên tục, uốn mình theo những đường cong thật mềm. Sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Đã nhiều lần tôi thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa ban ngày hoặc trên sân khấu nhà hát. | Sông Hương mang vẻ đẹp tình tứ, duyên dáng, vui tươi. | |
Sông Hương trước khi từ biệt thành phố Huế | Đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ. | Vẫn mang trong mình vẻ đẹp duyên dáng, dịu dàng. | |
Lịch sử |
| Là chứng nhân lịch sử, chứng kiến mọi biến cố của Huế. | |
Thơ ca |
| Sông Hương là cái nôi của âm nhạc Huế. |
Nhan đề Ai đã đặt tên cho dòng sông là một câu hỏi, đây là một nét độc đáo rất riêng của nhà văn, nhằm hướng người đọc biết về nội dung tác phẩm đó là “đi tìm nguồn gỗ của dòng sông Hương”. Qua đó nhấn mạnh đến vẻ đẹp huyền thoại của dòng sông Hương, thể hiện lòng biết ơn đến những con người khai phá vùng đất ấy. Vậy dưới đây là 8 bài văn về ý nghĩa nhan đề Ai đã đặt tên cho dòng sông, mời các bạn cùng đón đọc. Ngoài ra các bạn xem thêm bài văn mẫu: mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông, Phân tích vẻ đẹp của dòng sông Hương khi ở thượng nguồn
Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện như thế nào trong văn bản? Hãy chỉ ra một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện trực tiếp tình cảm ấy.
Tình cảm của tác giả trong văn bản :
+ Sự tự hào về đất nước, quê hương qua những khung cảnh thiên nhiên và văn hoá, con người như (mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn, Quê hương biết mấy thân yêu).
+ Sự đồng cảm với những vất vả, hi sinh của người dân (bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương, mặt người vất vả in sâu).
=> Qua đó thể hiện tình cảm yêu mến, quý trọng và tự hào đối với dân tộc và những gì mà cha ông đã dựng xây cho Tổ quốc.
5. Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện như thế nào trong văn bản? Hãy chỉ ra một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện trực tiếp tình cảm ấy.
Tham khảo!
Tác giả đã thể hiện sự tự hào về đất nước, quê hương qua những khung cảnh thiên nhiên và văn hoá, con người như (mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn, Quê hương biết mấy thân yêu), sự đồng cảm với những vất vả, hi sinh của người dân (bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương, mặt người vất vả in sâu). Qua đó thể hiện tình cảm yêu mến, quý trọng với dân tộc.
- Tác giả đã thể hiện sự tự hào về đất nước, quê hương qua những khung cảnh thiên nhiên và văn hoá, con người như
(“Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”, “Quê hương biết mấy thân yêu”),
Đồng thời, thể hiện sự đồng cảm với những vất vả, hi sinh của người dân
(“Bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương, “Mặt người vất vả in sâu”).
Qua đó thể hiện tình cảm yêu mến, quý trọng với dân tộc.
Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm nước ta được thể hiện như thế nào? Tính chất đó ảnh hưởng như thế nào đến sông ngòi nước ta
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta được thể hiện qua tất cả các thành phần của tự nhiên: khí hậu, địa hình, sông ngòi, sinh vật. Trong đó, khí hậu là thành phần chi phối tính chất của các thành phần khác
1. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
a. Tính chất nhiệt đới
Tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam được thể hiện qua:
- Nhiệt độ không khí trung bình năm trên cả nước đều lớn hơn 20oC (trừ vùng núi cao) và tăng dần từ Bắc vào Nam.
- Số giờ nắng đạt từ 1 400 - 3 000 giờ/năm, cán cân bức xạ từ 70 - 100 kcal/cm2/năm.
b. Tính chất ẩm
- Nước ta có độ ẩm không khí cao, trung bình trên 80%.
- Lượng mưa lớn, trung bình dao động từ 1 500 - 2 000 mm/năm.
c. Tính chất gió mùa
- Việt Nam nằm trong phạm vi hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc. Mặt khác, nước ta còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa.
- Nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa đông và gió mùa hạ.
2. Địa hình mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
- Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, đá bị phong hoá mạnh mẽ nên bề mặt địa hình được che phủ bởi một lớp vỏ phong hoá dày.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa lớn và tập trung theo mùa làm cho địa hình bị xâm thực, xói mòn mạnh, càng khiến địa hình bị chia cắt. Bề mặt địa hình dễ bị biến đổi do hiện tượng trượt lở đất đá khi mưa lớn theo mùa.
- Lượng mưa lớn làm quá trình hoà tan đá vôi mạnh mẽ, tạo nên các dạng địa hình các-xtơ độc đáo, nước ngầm xâm thực sâu vào lòng núi đá hình thành những hang động lớn.
3. Sông ngòi mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa (do ảnh hưởng của khí hậu và địa hình chi phối)
- Khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới, mưa nhiều => Sông nhiều nước, hơn 800 tỉ m3/năm.
- Địa hình bị xâm thực, xói mòn mạnh => Sông nhiều phù sa, tổng lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn/năm.
- Địa hình phân hoá đa dạng, trải qua thời kì Tân kiến tạo bị nâng lên hạ xuống thành nhiều bậc khác nhau => Mạng lưới sông ngòi dày đặc, sông nhiều thác ghềnh.
- Khí hậu có hai mùa: mùa mưa và mùa khô => Chế độ nước sông có hai mùa: màu lũ và mùa cạn.
Tính chất nhiệt đới gió mùa nóng ẩm: Sự tương tác giữa gió mùa Đông Nam và Tây Bắc. Mang theo nhiều hơi nước, mưa dồn dập, kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9. Gió mùa ẩm cung cấp nước cho cây trồng và đất đai, làm phong phú nguồn nước cho sông và hồ. Tuy vậy, nó cũng có thể gây lũ lụt, ảnh hưởng tới cuộc sống và sản xuất. Nó cũng có vai trò quan trọng trong điều chỉnh khí hậu và duy trì đa dạng sinh thái!
Nhà thơ đã thể hiện nổi nhớ của mình đối với quê hương thông qua những hình ảnh nào trong khổ thơ cuối?
Em hiểu như thế nào về cụm từ "Mùi nồng mặn" ?
cảnh dân chài đi đánh cá trở về được miêu tả như thế nào qua khổ thơ thứ 3 Enter
Nhà thơ thể hiện nỗi nhớ của mình qua hình ảnh " màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi" và "con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi"
Cảnh dân chài đi đánh cá trở về được miêu tả : Họ trở về với mẻ cá bội thu, trong niềm hân hoan chào đón của mọi người, cảm ơn mẹ Biển bao la đã cho họ nhận được thành quả lao động xứng đáng
Hình ảnh quê hương, đất nước hiện lên như thế nào trong ca dao?
Hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà trong ca dao, dân ca. Đọc ca dao, dân ca, ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đọc những bài ca ấy, chúng ta như vừa được đi tham quan một số danh lam thắng cảnh đặc sắc của đất nước từ Bắc vào Nam.
Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết, yêu thương. Quê hương là mái nhà, luỹ tre, cái ao tắm mát, là sân đình, cây đa, giếng nước, con đò, là cánh đồng xanh, con cò trắng, cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương, tự hào của nhân dân ta từ bao đời nay.
Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông như gấm như hoa; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp.
Lên ải Bắc đến thăm Chi Lăng, núi trập trùng cao vút tầng mây, nơi Liễu Thăng bỏ mạng. Ta đến thăm thành Lạng, soi mình xuống dòng sông xanh Tam Cờ, thăm chùa Tam Thanh, đến với nàng Tô Thị trong huyền thoại:
Ai ai, đứng lại mà trông
Kia núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ
Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Hai tiếng ai ơi mời gọi vang lên. Chữ "kìa", chữ "có" được nhấn đi nhấn lại biểu thị niềm tự hào của bà con xứ Lạng đang say sưa ngắm nhìn và đưa tay chỉ về từng ngọn núi, con sông, ngôi chùa, dấu tích của bức thành cố...
Các tên núi tên sông được nhắc đến, biểu lộ niềm tự hào của nhân dân ta về một chiến công, một vùng đất được coi là linh địa (vùng đất thiêng) gắn liền với một anh hùng dân tộc, với một huyền tích kì diệu:
Nhất cao là núi Ba Vì,
Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn.
Sâu nhất là sông Bạch Đằng,
Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan.
Cao nhất là núi Lam Sơn
Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.
Ai đã từng đến thăm Bắc Cạn, ngồi thuyền độc mộc du ngoạn trên hồ Ba Bể, ngắm thác nước trắng xoá vắt ngang sườn núi, nghe vượn hót trong ánh tà dương, gặp cô nàng áo xanh đi hái măng trở về...Câu ca như mời gọi với bao tình thân thương:
Bắc Cạn có suối đãi vàng,
Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh
Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội là trái tim của đất nước ta, nơi ngàn năm văn vật. Kinh thành xưa nổi tiếng phồn hoa:
Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.
Cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Tháp Bút, Đài Nghiên, hồ Hoàn Kiếm... mỗi thắng cảnh là một di tích gợi nhớ về cội nguồn hoặc nói lên một nét đẹp của nền văn hiến Đại Việt, để ta yêu quý, tự hào về Kinh thành xưa:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai xây dựng nên non nước này?
Qua xứ Nghệ vào miền Trung, ta vô cùng tự hào về đất nước đẹp tươi hùng vĩ. Non xanh nước biếc một màu trải dài mở rộng bát ngát như vẫy gọi:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
Hãy đến với Huế đẹp và thơ, ngắm sông Hương, núi Ngự Bình, nghe giọng hò dịu ngọt, đến chơi hồ Tĩnh Tâm, tham quan lăng tẩm vua chúa nhà Nguyễn, và những ngôi chùa cổ kinh, uy nghiêm:
Đông Ba, Gia Hội hai cầu
Ngó lên Diệu Đế bốn lần hai chuông.
Vượt qua đèo Hải Vân đến thăm khu Năm, đến với Đồng Nai, Nam Bộ mến yêu. Đất nước ta bao la một dải:
Hải Vân bát ngát nghìn trùng
Hòn Hồng ở đấy là trong Vịnh Hàn.
Nhà Bè nước chảy phân hai,
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về
Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh.
Nước tháp mười lóng lánh cá tôm.
Ca dao dân ca nói lên lên bao nỗi nhớ đất nước quê hương. Càng yêu quê hương nhiều , thì mỗi khi đi xa lại nhớ quê nhiều lắm. Nhớ Phong Châu là nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba. Nhớ Đồ Sơn là nhớ lễ hội dân gian Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về. Quê hương sầu nặng nghĩa tình.
Anh về Bình Định thăm cha,
Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hoà thăm em.
Ca dao nói về tình yêu quê hương đất nước vô cùng phong phú và gợi cảm. Mỗi chôn quê là một bức tranh đẹp nên thơ. Mến thương, tự hào, thương nhớ là những tình cảm sâu nặng của nhân dân ta gửi gắm qua những vần ca dao ngọt ngào sâu lắng về đất nước quê hương.
Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết:
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu...?
Hình ảnh quê hương đất nước trong ca dao dân ca đã giúp ta hiểu sâu ý thơ trên. Ca dao dân ca như dòng sữa ngọt nuôi dưỡng tâm hồn ta. Ta cảm thấy tâm hồn mình lớn lên cùng đất nước quê hương, cùng ca dao dân ca.
p/s: ngắn thôi bạn
1.Hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ được miêu tả ra sao? bài thơ còn goi lên hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa như thế nào (vẻ đẹp phẩm chất Thân Phận)
Trong hai hình ảnh trên hình ảnh nào quyết định ý nghĩa và giá trị của bài thơ?
Tình cảm thái độ của Hồ Xuân Hương đối với thân phận người phụ nữ như thế nào ?chi tiết nào trong bài thơ thể hiện điều đó?
(Bài Bánh Trôi Nước Sách Ngữ Văn Vnen trang 65 Ngắn ngọn đúng dễ hiểu nha)
* Dàn ý:
. Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Hồ Xuân Hương là nữ thi sĩ nổi tiếng của nước ta cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Bà đã gửi gắm vào thơ những điều suy tư trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội phong kiến.
- Giới thiệu tác phẩm, ấn tượng cảm xúc chung về bài thơ: Bánh trôi nước là một trong những bài thơ vịnh vật xuất sắc của Hồ Xuân Hương, mượn hình ảnh bánh trôi tác giả kín đáo phản ánh thân phận phụ thuộc và phẩm giá cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
b. Thân bài:
- Bài thơ miêu tả quá trình làm bánh trôi nước, bánh hình tròn, làm bằng bột nếp, nhân bằng đường đỏ luộc trong nước sôi, chìm nổi vài lần là chín
- Mượn đặc điểm trên bài thơ miêu tả vẻ đẹp, số phận của người phụ nữ Việt Nam
+ Vẻ đẹp hình thể: Đẹp trong trắng, dịu dàng, thuỳ mị “Thân em...tròn”.
+ Số phận long đong chìm nổi của người phụ nư VN, sống phụ thuộc, không có quyền quyết định cuộc đời mình “Bảy nổi ...non”.
+ Vẻ đẹp tâm hồn: sự trong trắng, Thuỷ chung, son sát “Rắn nát mặc ...son”
- Ngôn ngữ thơ bình dị, bài thơ mang nhiều lớp nghĩa, sử dụng thành ngữ, biện pháp tu từ như lời khẳng định phẩm chất trong sach, cao quí của người phụ nữ, lời thách thức đối với thế lực tàn bạo đang chà đạp lên quyền sống và nhâ phẩm của người phụ nữ.
c. Kết bài
Bài thơ thể hiện sự trân trọng vẻ đẹp phẩm chất cao quí, sự cảm thương sâu sắc của tác giả đối với người phụ nữ VN ngày xưa.
1)Phụ nữ sống trong thời kì phong kiến luôn lép vế, phải cam chịu và đầu hàng số phận. kệ người ta xô, mặc người ta đẩy mà không dám ké răng nửa lời. Họ không dám đấu tranh, không dám đòi công bằng. Từ “mặc” trong câu thơ như khẳng định một sự phó mặc đến não nề, và còn thấp thoáng sự bất cần. Vậy nhưng đọc câu thơ này, chúng ta vẫn nhận ra được một chút chống cự qua từ “mặc” nhưng nó không quá nổi bật. Chỉ là Hồ Xuân Hương là người phụ nữ không chịu khuất phục nên thơ bà cũng không chịu khuất phục như vậy.
2)
Mặc dù bị chà đẹp, bóc lột nhưng tâm hồn người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn son sắt
Mà em vẫn giữ tâm lòng son
Dẫu cho cuộc đời nghiệt ngã, bạc bẽo và bất công như thế nào thì sự son sắt và thủy chung của người phụ nữ vẫn luôn là phẩm chât cao đẹp, đáng trân trọng. Hồ Xuân hương đã khám phá ra một nét đẹp hiếm thấy của phụ nữ Việt Nam. Tâm hồn thanh khiết, tấm lòng son không hề bị vướng bận.
3)Hồ Xuân Hương với sự tài tình trong ngôn ngữ và đặc biệt lối nói ẩn dụ độc đáo đã vén màn cho người đọc thấy xã hội phong kiến nhiều bất công, thối nát. Người phụ nữ phải chịu sự đè nén nhưng vẫn giữ được trái tim thủy chung, son sắt.
Miêu tả bánh trôi nước:
Hình dạng, màu sắc: trắng và tròn -> hình dạng ng phụ nữ: xinh đẹp
Cách làm bánh: bảy nổi ba chìm -> Số phận: Lênh đênh, vô định
Cách nặn bánh: rắn, nát tuỳ vào tay ng nặn -> Thân phận: bị phụ thuộc
Nhân bánh : ''lòng son'', mật ở giữa -> Phẩm chất: thuỷ chung, son sắt.
Hình ảnh quyết định: ''tấm lòng son''
T/cảm của t/giả vs ng PN: Đồng cảm, ngợi ca vẻ đẹp hình thức và nội dung của ng PN. Chi tiết: ''Thân em....tròn'', ''Mà em...lòng son''