Những câu hỏi liên quan
Đinh Cẩm Tú
Xem chi tiết
Lê Phương Thúy
15 tháng 4 2021 lúc 18:19

 Câu 1:Nguyễn Trãi - một nhân vật lịch sử vĩ đại, nhà văn, nhà thơ kiệt xuất, danh nhân văn hóa dân tộc và có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của văn hóa văn học dân tộc. Tác phẩm "Đại cáo Bình Ngô" được ông thừa lệnh vua Lê Lợi viết để tuyên cáo về chiến thắng giặc Ngô năm 1428, mang ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc, một áng "thiên cổ hùng văn" của dân tộc. Nội dung bài cáo không chỉ tố cáo tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mà còn mang tư tưởng nhân nghĩa sâu sắc.

Có thể nói, tư tưởng nhân nghĩa trong "Bình Ngô đại cáo" là tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt toàn bộ bài cáo, đây là một tư tưởng nhân văn cao đẹp và đề cao giá trị nhân đạo của dân tộc Việt Nam ta. Theo quan niệm Nho giáo, nhân nghĩa chính là tình nghĩa con người, là mối quan hệ giữa con người với nhau dựa trên tinh thần yêu thương, đùm bọc và bảo vệ lẫn nhau. Với Nguyễn Trãi, tư tưởng nhân nghĩa được quan niệm theo cách cụ thể và cơ bản nhất, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử dân tộc lúc bấy giờ:

"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo"

Nhân nghĩa đối với Nguyễn Trãi cốt nhất hai việc là "trừ bạo" và "yên dân", nghĩa là diệt trừ các thế lực tàn bạo đày đọa nhân dân, làm cho cuộc sống người dân được yên ổn, ấm no và hạnh phúc đó mới là nhân nghĩa. Trong tác phẩm, tác giả đã đề cập tới tư tưởng nhân nghĩa trên những khía cạnh khác nhau, tuy nhiên ở khía cạnh nào, tư tưởng này vẫn hết sức đúng đắn và mang ý nghĩa sâu sắc.

Trước hết, nhân nghĩa được gắn với việc khẳng định chủ quyền, độc lập của dân tộc:

"Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác..."

Với những dẫn chứng đầy thuyết phục về chủ quyền dân tộc từ nền văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán và các triều đại lịch sử..., tác giả đã khẳng định nền chủ quyền độc lập dân tộc là điều không thể chối cãi. Chỉ khi khẳng định chủ quyền của dân tộc thì mọi hành động của ta mới có cơ sở và đúng với nhân nghĩa. Trên lập trường tư tưởng nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã lên án tố cáo tội ác man rợ của quân xâm lược:

"Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm."

Có thể nói, tội ác của giặc Minh là không còn tính người, vô nhân đạo, từ khủng bố, bóc lột sức lao động, tàn sát người dân vô tội đến hách dịch đủ loại thuế khóa, vừa vơ vét cạn kiệt nguồn tài nguyên lại ra tay phá hoại sản xuất, hủy hoại môi trường sống của nhân dân ta. Tác giả không chỉ bộc lộ niềm phẫn uất và sự căm thù tận xương tủy của nhân dân trước tội ác của giặc, mà còn bộc lộ niềm thương xót, đau đớn cùng với nỗi đau của nhân dân. Chính nhân nghĩa đã gắn kết lòng dân, lòng dân chính là sức mạnh lớn nhất để đánh thắng kẻ thù, không có sức mạnh nào có thể vượt qua được sự đoàn kết đồng lòng và quyết tâm của một dân tộc:

"Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo"

Mặc dù giai đoạn đầu của cuộc chiến ta gặp vô vàn khó khăn, thiếu thốn cả về lương thực lẫn quân đội nhưng chính nhờ vào lòng dân, sức dân mà ta bước đầu giành thắng lợi, sau đó nghĩa quân như được tiếp thêm sức mạnh nhờ sự khiếp vía của kẻ thù mà đánh đâu thắng đấy. Đây chính là quả ngọt của việc hành động nhân nghĩa dựa trên tư tưởng nhân nghĩa. Sau khi đã giành được thắng lợi hoàn toàn, tinh thần nhân nghĩa của nhân dân ta còn được bộc lộ qua cách ứng xử với kẻ thù thua trận:

"Mã Kì, Phương Chính cấp cho năm trăm chiếc thuyền,
ra đến bể mà vẫn hồn bay phách lạc.
Vương Thông, Mã Anh phát cho vài nghìn cỗ ngựa,
về đến nước mà vẫn tim đập chân run."

Cấp phát thuyền và ngựa cho tướng lĩnh cùng binh lính kẻ thù trở về chính là thể hiện lòng nhân ái, chính sách nhân nghĩa của nhân dân ta, ta không đánh đuổi đến cùng mà để lui cho họ con đường hiếu sinh, vừa để cho quân ta nghỉ ngơi lại vừa giữ được lòng nhân đạo. Đường lối ấy một lần nữa đã khẳng định tính chính nghĩa trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, tô đậm thêm truyền thống nhân đạo, yêu chuộng hòa bình của dân tộc ta.

Câu 2:Qua hai câu "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân -Quân điếu phạt trước lo trừ bạo" đã thể hiện tư tưởng : Yên dân làm cho dân ta được thái bình, hạnh phúc. Mà muốn như vậy thì trước tiên ta phải diệt trừ bọn tàn bạo

TICK ĐÚNG CHO MK NHÉ

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
17 tháng 1 2019 lúc 11:17

Truyện được kể theo lời của nhân vật bác Ba – đồng đội, bạn thân của ông Sáu

Cách chọn vai kể này, có tác dụng làm người chứng kiến khách quan có tác dụng rõ rệt trong việc vừa kể vừa bày tỏ sự đồng cảm với các nhân vật, thể hiện nội dung tư tưởng truyện

Bình luận (0)
Hà Phương
Xem chi tiết

Là truyện nào vậy em nhỉ?

Bình luận (1)
Nguyễn Phan  Thùy Anh
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
18 tháng 9 2016 lúc 19:15

Những nguyên nhân có thể xem là chính dẫn đến sự xuất hiện của phong trào văn hóa Phục Hưng: 
-  Trong thời hậu kỳ trung đại, bộ mặt kinh tế Tây Âu có nhiều thay đổi, quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa hình thành cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật. 
 

Câu 1a-  Những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến, hệ tư tưởng khắt khe của Giáo hội Thiên chúa đã kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản. 
-  Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế, song chưa có địa vị về mặt xã hội tương ứng và muốn xoá bỏ chướng ngại phong kiến. 
-  Trong khi đó phong trào cải cách tôn giáo, cuộc đấu tranh của nông dân diễn ra sôi nổi cũng là hậu thuẫn cho giai cấp tư sản chống lại phong kiến.

Câu 1b

+Phê phán xã hội phong kiến và giáo hội.
+Đề cao giá trị con người.
+Đòi tự do cá nhân

Câu 2:

Phong trào Cải cách tôn giáo dã có tác độna trực tiếp đến xã hội châu Âu thời bấy giờ :

- Thúc đẩy, châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân, tiêu biểu là cuộc chiến tranh nông dân ở Đức.

- Tôn giáo lúc này bị phân hoá thành hai phái: đạo Tin Lành và Ki-tô giáo.


 

Bình luận (0)
Chi Trần
Xem chi tiết
Sự sống hay cái chết
17 tháng 11 2017 lúc 17:51

Tham khảo đây bạn nhé !

Sự du nhập và ảnh hưởng của Nho giáo đến giá trị truyền thống ...

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
24 tháng 5 2018 lúc 6:56

Lời giải:

- Tư tưởng  “Đại hán” của các triều đại phong kiến Trung Quốc  đã đưa đến chính sách đối ngoại nhất quán là đẩy mạnh xâm lược để mở rộng lãnh thổ, khẳng định vị trí của thiên triều đối với các nước chư hầu.

- Với vị trí là một khu vực liền kề với Trung Quốc, Việt Nam luôn trở thành đối tượng triều đại phong kiến Trung Quốc nhòm ngó, xâm lược: cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Tần, Triều, 1000 năm Bắc thuộc, 2 lần xâm lược của nhà Tống, 3 lần xâm lược của nhà Mông- Nguyên, chiến tranh xâm lược của Minh và Thanh

Đáp án cần chọn là: A

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 2:27

- Theo tôi, tư tưởng của tác phẩm Giang là: Kí ức về chiến tranh.

- Hai đoạn văn cuối có vai trò trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm là: Những con người đời thường, những câu chuyện vụn vặt, những kỉ niệm nhỏ bé tưởng chừng như không quan trọng nhưng lại trở thành chất liệu thêu dệt nên tư tưởng tác phẩm.

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
28 tháng 5 2023 lúc 9:47

- Theo tôi, tư tưởng của tác phẩm Giang là: Kí ức về chiến tranh.

- Hai đoạn văn cuối có vai trò trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm là: Những con người đời thường, những câu chuyện vụn vặt, những kỉ niệm nhỏ bé tưởng chừng như không quan trọng nhưng lại trở thành chất liệu thêu dệt nên tư tưởng tác phẩm.

Bình luận (0)