Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thảo Phương
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
27 tháng 8 2023 lúc 20:14

Sóng là một hình tượng động, bất biến chính vì vậy mà sóng được các nhà thơ chọn làm thi liệu để biểu tượng cho tình yêu. Xuân Quỳnh đã mượn sóng để biểu tượng cho những cung bậc tình cảm của người phụ nữ trong tình yêu với thật nhiều những khát khao và biến động.

Trong khổ thơ:

Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên?

Nhìn thấy sóng, “em nghĩ về anh, em”. Bằng biện pháp lặp cấu trúc “em nghĩ về” đã càng nhấn mạnh nỗi suy tư của tác giả. Đúng là một tâm hồn đang khao khát tình yêu đẹp đẽ. Bởi đứng trước sự bao la của thiên nhiên, sóng bể, tác giả không nghĩ tới bản thân, gia đình mà nghĩ ngay tới “anh”. Và đến khi gặp sóng, nhìn thấy sóng dạt dào và dịu êm, em thấy như lòng mình. “Em”, “anh” và “sóng” có một sợi dây liên kết. Bởi hình ảnh sóng là nỗi lòng của tác giả, là của nhân vật trữ tình em, của người con gái đang yêu.

Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 0:16

a) 

- Một số biện pháp tu từ có trong Bài 6 là: bút pháp đối lập (Thu hứng – Bài 1), đảo ngữ (Tự tình – Bài 2), nhân hóa, đối lập (Thu điếu – Nguyễn Khuyến), ...

- Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ mà em thấy nổi bật trong các bài thơ đã học ở Bài 6: Biện pháp tu từ trong Tự tình – Bài 2 là đảo ngữ: 

“Xiên ngang, mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

Tác dụng: Góp phần miêu tả hình ảnh thiên nhiên như muốn vùng lên, phá ngang, phẫn uất với đất trời.

b) 

- Một ví dụ về biện pháp tu từ chêm xen chưa học trong sách giáo khoa (Bài 6) :

“Cô bé nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích!

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

 Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)”

- Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ấy: Góp phần bộc lộ sự xúc động, ngạc nhiên và tình cảm yêu mến của tác giả dành cho cô hàng xóm cũng là người đồng chí của mình.

Hà Quang Minh
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
13 tháng 9 2023 lúc 20:48

*Văn bản “Nếu mai em về Chiêm Hoá”

Khổ 2:

- Đá - ngồi, trông nhau.

- Non Thần - trẻ lại.

=> Tác dụng: Làm cho sự vật có hồn, bức tranh thiên nhiên mùa xuân trở nên sống động.

Khổ 4:

Mùa xuân - lạc đường.

=> Tác dụng: Gợi vẻ đẹp của các cô gái bản Tày, vẻ đẹp khiến cho mùa xuân mải mê say đắm đến mức lạc đường.

*Văn bản “Nắng mới”:

- Biện pháp nghệ thuật: nhân hoá (nắng mới reo ngoài nội).

=> Tác dụng: khiến bài thơ chợt chùng hẳn xuống, nặng trĩu một nỗi buồn, một nỗi buồn dịu nhẹ, một tâm trạng quạnh hiu xa vắng, gợi nỗi nhớ về người mẹ đã đi xa

Thanh An
13 tháng 9 2023 lúc 20:48

Tham khảo!

- *Văn bản “Nếu mai em về Chiêm Hoá”

Khổ 2:

- Đá - ngồi, trông nhau.

- Non Thần - trẻ lại.

=> Tác dụng: Làm cho sự vật có hồn, bức tranh thiên nhiên mùa xuân trở nên sống động.

Khổ 4:

Mùa xuân - lạc đường.

=> Tác dụng: Gợi vẻ đẹp của các cô gái bản Tày, vẻ đẹp khiến cho mùa xuân mải mê say đắm đến mức lạc đường.

*Văn bản “Nắng mới”:

- Biện pháp nghệ thuật: nhân hoá (nắng mới reo ngoài nội).

=> Tác dụng: khiến bài thơ chợt chùng hẳn xuống, nặng trĩu một nỗi buồn, một nỗi buồn dịu nhẹ, một tâm trạng quạnh hiu xa vắng, gợi nỗi nhớ về người mẹ đã đi xa.

Buddy
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
28 tháng 8 2023 lúc 19:06

Nữ Oa có hình dáng đầu người và thân con rắn, một ngày nọ, bà tưởng nhớ Bàn Cổ khai thiên tích địa, tạo ra những ngọn núi và hồ nước, động vật, thay đổi sự tĩnh lặng của thế giới. Tuy nhiên, Nữ Oa luôn luôn cảm thấy rằng thế giới này vẫn còn thiếu một cái gì đó, nhưng không thể nhớ những gì. Trong khi Nữ Oa suy niệm, nhìn xuống dưới nước Hoàng Hà, lúc đó, nước trong xanh, mặt nước tựa như gương, in bóng hình của bà. Khi đó đã ngộ ra thế giới thiếu một "người" như bà. Nữ Oa đã tham chiếu tướng mạo bản thân sử dụng bùn của Hoàng Hà tạo ra một thân hình con người sau đó sử dụng pháp thuật để cho bùn đất sét đó có sự sống thành con người thực thụ.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
6 tháng 12 2023 lúc 21:52

Nữ Oa là vị thần sinh ra loài người. Con cháu bà đang sống trong cõi thế gian bình yên vô sự thì bỗng một hôm Thủy Thần, Cung Công và Hỏa Thần, Chúc Dung gây sự đánh nhau rất dữ dội. Hậu quả khiến cây cột chống Trời gẫy gập xuống, một góc trời bị sụt lở gây ra tai họa khủng khiếp cho loài người. Nữ Oa đau lòng khi thấy con cháu sống trong cảnh tối tăm khổ ải đã không quản khó khăn, vất vả, ngày đêm một mình hì hục khuôn đất, đội đá ở khắp nơi về để vá trời cho bằng được, kịp cứu đàn con. Bà chọn đá ngũ sắc, chất lên thành núi, đốt lửa luyện đá thành keo rồi lần lượt vá hết các vết thủng trên vòm trời. Từ đó, con người sống dưới vòm trời trong xanh, điểm mây ngũ sắc, không còn lo trời sập, không sợ nước lũ và các loài ác thú, chăm lo làm ăn, bốn mùa no đủ, vui tươi.

Rafiya
Xem chi tiết
Rafiya
24 tháng 11 2023 lúc 10:46

giúp mình với !!!

bucminh

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
21 tháng 12 2023 lúc 10:34

a. Một số biện pháp tu từ trong bài 6: Tiểu thuyết và truyện ngắn

- Biện pháp chêm xen:

“Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Ông và dì, một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật tựa đỡ vào nhau.” (Người ở bến sông Châu)

=> Biện pháp chêm xen nhằm bổ sung ý nghĩa cho cụm từ “ông và dì”, làm nổi bật được số phận của 2 con người.

- Biện pháp so sánh

“Cứ thế lên lên xuống xuống y như người ta giỡ quả cầu hoặc pho tượng Phật” (Kiêu binh nổi loạn)

=> Biện pháp so sánh làm nổi bật thái độ coi thương của kiêu binh đối với vị vua bù nhìn

b. Biện pháp chêm xen

“Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Ông và dì, một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật tựa đỡ vào nhau.” (Người ở bến sông Châu)

=> Biện pháp chêm xen nhằm bổ sung

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
15 tháng 9 2023 lúc 0:51

- Một số biện pháp tu từ: ẩn dụ, đảo ngữ, câu hỏi tu từ.

Ví dụ: Ẩn dụ trong bài thơ Mời trầu

- "Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi": khác với miếng trầu têm cánh phượng khéo léo trang trọng, câu thơ cho thấy sự giản dị, bình thường nhất.

- "Có phải duyên nhau thì thắm lại/ Đừng xanh như lá bạc như vôi": ý nói nếu giữa cô gái và chàng trai có tình cảm với nhau thì hãy như sự xúc tác giữa miếng trầu và vôi, khi nhai sẽ tạo ra màu đỏ.

datcoder
Xem chi tiết
datcoder
30 tháng 11 2023 lúc 1:18

    Trong các truyền thuyết đã được đọc em thích nhất là truyền thuyết Thánh Gióng và đặc biệt em ấn tượng với nhân vật Gióng. Ấn tượng từ sự ra đời của cậu, ấn tượng khi cậu lớn nhanh như thổi cha mẹ không nuôi nổi cậu và phải nhờ tới sự giúp đỡ của dân làng. Và đặc biệt em rất ấn tượng khi Gióng vươn vai trở thành một tráng sĩ lên ngựa sắt xông pha ra trận, lúc ấy trông Gióng như một tượng đài của một tướng lĩnh tài ba, gan dạ. Hình ảnh ấy cứ đọng lại mãi khiến em không thể nào quên.