Chú ý hình thức lời văn được tác giả sử dụng để thể hiện tâm trạng bà cụ Tứ trong tình huống này.
a)
Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì? Những chi tiết này có đặc điểm chung nào?( Chú ý các từ láy: lom khom, lác đác; các từ láy tượng thanh: quốc quốc, gia gia; các từ chỉ thời gian: xế tà; các đọng từ: nhớ thương,...)Nhận xét về cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.b)
Trước cảnh quan thiên nhiên buổi chiều ở Đèo Ngang, tác giả bộc lộ tâm trạng gì?Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi Qua Đèo Ngang được thể hiện qua phương thức nào?( Mượn cảnh để thể hiện tình cảm hay trực tiếp bộc lộ tình cảm).
a)
1.
- Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà”, đây là thời điểm cuối của một ngày. Thời điểm này, thường gợi lên trong lòng người một nỗi buồn man mác.
- Đặc biệt, với tác giả vừa là một thi sĩ vừa là người lữ khách đang trên đường đi qua đèo Ngang - một địa điểm khá hoang sơ.
- Cách miêu tả đó dễ gợi buồn, gợi nhớ qua đó giúp cho tác giả dễ dàng bộc bạch những tâm sự sâu kín của người khách tha hương.
2.
Bức tranh Đèo Ngang được tác giả thông qua các chi tiết:
- Không gian: Đèo Ngang
- Thời gian: bóng xế tà.
- Cảnh vật: cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
- Âm thanh: tiếng quốc kêu, tiếng chim đa đa khắc khoải, mệt mỏi.
- Hình ảnh cuộc sống con người: tiều vài chú, chợ mấy nhà.
- Các từ láy: lác đác, lom khom tô đậm thêm vẻ heo hút, thưa thớt, văng vẻ của Đèo Ngang.
- Các từ tượng thanh: quốc quôc, gia gia gợi lên nỗi nhớ nước thương nhà da diết.
3.
Thông qua các chi tiết trên, Bà Huyện Thanh Quan đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên giữa núi đèo bát ngát, hoang sơ. Bức tranh đó dù có sự xuất hiện của bóng dáng con người và hình ảnh của cuộc sông nhưng vẫn heo hút, vắng lặng, hoang vu đồng thời xoáy sâu thêm tâm trạng buồn bã, cô đơn của tác giả với nỗi nhớ da diết.
b)
Câu hỏi của nguyễn khánh linh - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến
Bạn nhấn vô đây nhé
những chi tiết này có đặc điểm chung nào??????
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này
- Khi đọc truyện Người ở bến sông Châu, các em cần chú ý.
+ Nhân vật chính trong truyện là ai? Có số phận như thế nào? Tình cách của nhân vật được thể hiện qua những tình huống nào?
+ Thông điệp tư tưởng mà tác giả muốn nhắn gửi qua truyện ngắn này là gì? Người kể chuyện có thái độ như thế nào đối với các nhân vật trong truyện? Dựa vào đâu để biết được điều đó?
+ Em biết gì về hậu quả của chiến tranh? Hãy chuẩn bị để chia sẻ những hiểu biết ấy.
- Tìm hiểu thêm về tác giả Sương Nguyệt Minh và truyện Người ở bến sông Châu lựa chọn những thông tin liên quan giúp em hiểu thêm truyện ngắn này.
- Khi đọc truyện Người ở bến sông Châu, các em cần chú ý.
+ Nhân vật chính trong truyện là dì Mây. Có số phận bất hạnh phải chịu nhiều đắng cay, thiệt thòi, dì chính là đại diện cho những người phụ nữ, những người nữ thanh niên xung phong bước ra từ chiến tranh trở về với cuộc sống hằng ngày với đầy tiếc nuối, tổn thương. Tình cách của nhân vật được thể hiện qua những tình huống khi chứng kiến chú San đi lấy vợ, khi đỡ đẻ cho cô Thanh vợ của chú San.
+ Thông điệp tư tưởng mà tác giả muốn nhắn gửi qua truyện ngắn này là hậu quả của chiến tranh tàn ác đã mang tới rất nhiều những thiệt thòi, chia li, mất mát, nó là những vết cứa sâu khiến cho người ta thật khó có thể nguôi ngoai. Người kể chuyện có thái độ cảm thông, chia sẻ với các nhân vật trong truyện. Dựa vào những lời thoại lời bình của người kể nhẹ nhàng, sâu lắng đầy cảm thông, giường như trong câu chuyện không có người sai người đúng mà tất cả chỉ do hoàn cảnh cay nghiệt khó khăn đã đẩy con người tới những bi kịch đau đớn.
+ Một số hậu quả do chiến tranh gây ra:
. Cướp đi tính mạng của rất nhiều những chiến sĩ, những người dân vô tôị
. Khiến cho biết bao gia đình phải chịu cảnh ly tán, chia lìa, đáng thương, tội nghiệp.
. Thảm họa chất độc màu da cam ảnh hưởng đến cả tương lai.
. Gây nên những nội đau vật chất và nỗi đau tinh thần với rất nhiều con người đáng thương, tội nghiệp
Tác giả Sương Nguyệt Minh
- Nhà văn Sương Nguyệt Minh tên thật là Nguyễn Ngọc Sơn, quê ở Yên Mỹ, Yên Mô, Ninh Bình. Ông là nhà văn quân đội, đến với nghiệp văn chương khá muộn màng, năm 1992, lần đầu tiên có truyện ngắn đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Trước khi đến với nghiệp văn, ông từng làm nhiều nghề sinh nhai: từ buôn thuốc lá, trứng vịt, pháo; làm nghề khoan giếng, cho đến cắt dán phong bì.
- Hiện tại, nhà văn Sương Nguyệt Minh đang công tác tại Ban Sáng tác - Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
* Giải thưởng:
- Giải thưởng cuộc thi bút ký báo Giáo dục thời đại năm 2004 với tác phẩm "Nhọc nhằn gieo chữ vùng cao".
- Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn cuộc thi Nhà xuất bản Giáo dục với tác phẩm "Những bước đi vào đời", năm 2004.
* Các tác phẩm tiêu biểu:
- Đêm Thánh Vô Cùng
- Lửa cháy trong rừng hoang
- Người về bến sông Châu,
- Nỗi đau dòng họ
-Trước quang cảnh thiên nhiên buổi chiều ở Đèo Ngang, tác giả bộc lộ tâm trạng gì?
-Tâm trạng của Bà Huyện thanh Quan đi qua Đèo Ngang được thể hiện qua cách thức nào (mượn cảnh để thể hiện tình cảm hay trực tiếp bộc lộ tình cảm)?
Mọi người giúp mình vs nha
Câu 1:+Cảnh:đó là cảnh tượng của một vùng non nước bát ngát tuy có thấp thoáng sự sống của con người nhưng vẫn hoang sơ,hiu hắt,quạnh vắng
+Tình:Nõi buồn bâng khuâng,man mác,hiu hắt,quặng vắng
+Tâm trạng:nhớ gia dình,quê hương,nhớ về những gì thân thuộc trong quá vãng,không loại trừ cả một không gian lịch sử-văn hóa cũ
Cau2:Tâm trang của Bà Huyện Thanh Quan đi qua Đèo Ngang được thể hiện qua cách thức:Mượn cảnh để thể hiện tình cảm
-tâm trạng cô đơn thầm lặng, nổi niềm hoài cổ củ nhà thơ trước cảnh vật.
-tâm....qua đèo ngang.....bộc lộ tình cảm)?
+không gian buồn.
+thời gian cũng buồn.
+cuộc sống con người thưa thớt buồn.
+âm thanh của quốc2 buồn.
+tâm trạng nhà thơ buồn.
+nhà thơ nhớ quá khứ của đất nước buồn.
+thống nhất chung :buồn.
Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy anh Tràng đi cùng với một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của dân làng, của bà cụ Tứ, và của chính Tràng nữa cho thấy tác giả đã sáng tạo được một tình huống truyện độc đáo như thế nào? Tình huống truyện đó có tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của tác phẩm.
Tràng là một người nông dân nghèo xấu xí, đến người yêu chẳng có huống chi đùng một cái lấy vợ.
Vợ của Tràng là một người từ xứ khác đến
Giữa lúc nạn đói hoành hành khủng khiếp, không ai nghĩ đến việc lấy vợ lấy chồng.
Sự ngạc nhiên của bà cụ Tú, của dân làng, của chính Tràng cho thấy tác giả đã sáng tạo được một tình huoongw truyện rất độc đáo. Ông kể về lúc Tràng đưa vợ về rồi mới kể đến quá trình hai người gặp gỡ quen nhau như thế nào. Tình huống truyện rất hấp dẫn, tạo sự bất ngờ và lôi cuốn người đọc. Cách xây dựng tình huống truyện như trên càng làm cho ý nghĩa truyện thêm sâu sắc, càng nhấn mạnh thêm vào cuộc “nhặt vợ” đầy hóm hỉnh mà cũng đầy éo le của Tràng. Qua đó thể hiện một cách chân thực về thảm hại của nạn đói.Tràng là một người nông dân nghèo xấu xí, đến người yêu chẳng có huống chi đùng một cái lấy vợ.
Vợ của Tràng là một người từ xứ khác đến
Giữa lúc nạn đói hoành hành khủng khiếp, không ai nghĩ đến việc lấy vợ lấy chồng.
Sự ngạc nhiên của bà cụ Tú, của dân làng, của chính Tràng cho thấy tác giả đã sáng tạo được một tình huoongw truyện rất độc đáo. Ông kể về lúc Tràng đưa vợ về rồi mới kể đến quá trình hai người gặp gỡ quen nhau như thế nào. Tình huống truyện rất hấp dẫn, tạo sự bất ngờ và lôi cuốn người đọc. Cách xây dựng tình huống truyện như trên càng làm cho ý nghĩa truyện thêm sâu sắc, càng nhấn mạnh thêm vào cuộc “nhặt vợ” đầy hóm hỉnh mà cũng đầy éo le của Tràng. Qua đó thể hiện một cách chân thực về thảm hại của nạn đói.Nghệ thuật đặc sắc mà tác giả thể hiện thông qua văn bản “Tức nước vỡ bờ” là:
A.Sử dụng những hình ảnh so sánh, liên tưởng táo bạo.
B.Cảm xúc, tâm trạng nồng nàn, mãnh liệt.
C.Xây dựng tình huống truyện bất ngờ, có cao trào.
D.Hình ảnh so sánh mới mẻ.
Trong các lớp kịch này, tác giả đã xây dựng được một tình huống bất ngờ, gay cấn. Đó là tình huống nào? Tình huống ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện xung đột và phát triển của hành động kịch?
Tình huống đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong vở kịch. Nó thúc đẩy nhanh diễn biến sự việc, buộc nhân vật phải hành động, bộc lộ tính cách, phẩm chất, tư tưởng, quan điểm…
Xung đột kịch: Ngọc (chồng Thơm) dẫn lính đi lùng bắt cán bộ, du kích. Thái và Cửu chạy đúng vào nhà Ngọc. Tình huống ấy buộc Thơm phải có sự lựa khoát: hoặc là để cho Ngọc bắt cán bộ sẽ được yên, hoặc che giấu họ ngay trong nhà mình, vô cùng nguy hiểm. Thơm quyết định che dấu cán bộ, chiến sĩ và đứng hẳn về phía cách mạng
- Sự xuất hiện của Thái, Cửu đẩy mâu thuẫn kịch phát triển theo hướng khác: Trong hoàn cảnh nguy kịch, lòng tin của người cán bộ với nhân dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định tới thành bại của cách mạng
Tình cảm của tác giả với Sài Gòn đã được thể hiện như thế nào trong văn bản “Sài Gòn tôi yêu”? Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng để biểu hiện tình cảm của tác giả?
- Tình cảm của tác giả với Sài Gòn được thể hiện là một tình yêu nồng nhiệt, sâu sắc, yêu từ những gì gần gũi, thân quen, từ thiên nhiên đến con người, đến cả những “trái chứng giở trời” của thời tiết trong tâm trí tác giả cũng trở nên thành những cái đáng nhớ, đáng yêu.
- Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc và điệp từ. Điệp từ Yêu được lặp lại tới 6 lần, đứng đầu câu mở ra sau động từ yêu ấy là mở ra một không gian, cảnh vật, nét riêng của thành phố. Cụm từ “Tôi yêu...” được lặp lại 4 lần.
- Qua đó tác giả đã thể hiện được tình yêu tha thiết của mình với một thành phố trẻ, phát triển vô cùng năng động của cả nước.
mik cũng ho nhớ lắm mong bạn thông cảm nhá
Nhân vật người em thường được tái hiện qua hành động, còn nhân vật người anh thường được tác giả chú ý miêu tả tâm trạng. Hãy chỉ ra các chi tiết cụ thể để làm sáng tỏ điều đó. Ngôi kể có liên quan gì đến cách miêu tả hai nhân vật đó?
- Nhân vật người em thường được tái hiện qua hành động:
+ Sau khi có vẻ đã hài lòng, nó lôi trong túi ra ba bốn lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục,... đều do nó tự chế.
+ Nó đưa mắt canh chừng rồi lại nhét tất cả vào túi sau khi cho màu đen nhọ nồi vào trong một cái lọ còn bỏ không.
+ Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: "Em muốn cả anh cùng đi nhận giải".
- Nhân vật người anh thường được tái hiện qua tâm trạng:
+ Tôi luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài.
+ Những lúc ngồi bên bàn học tôi chỉ muốn gục đầu xuống khóc.
+ Tôi giật sững người.
+ Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.
+ Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá.
- Ngôi kể: rất thích hợp với chủ đề, hơn nữa để cho sự hối hận được bày tỏ một cách chân thành hơn, đáng tin cậy hơn.
đọc bài "tiếng gà trưa" và trả lời:
1. Tiếng gà vọng vào tâm trí tác giả trong thời điểm cụ thể nào?
2. tại sao âm thanh tiếng gà trưa lạ có thể gợi những cảm xúc đó của con người?
3. Chi tiết bà mắng cháu gợi cho ta những cảm nghĩ về tình bà cháu?
4. trong kỉ niệm tuổi thơ của cháu, hình ảnh bà hiện lên với những đức tính cao quý nào?
5. sau khi học xong bài tiếng gà trưa thì ở văn bản này tình cảm sâu sắc nào được bộc lộ?
1.Tiếng gà vọng vào tâm trí tác giả trong thời điểm: buổi trưa, trong xóm nhỏ, trên đường hành quân.
2. Vì:
+ buổi trưa ở làng quê là thời điểm rất yên tĩnh, do đó tiếng gà có thể khua động cả không gian.
+ tiếng gà đem lạ niềm vui cho con người, giúp con người vơi đi nỗi vất vả cực nhọc.
+ tiếng gà gợi về những kỉ niệm tốt lành thưở ấu thơ: " những quả trứng hồng, bộ quần áo mới và tình bà cháu thân thương, ...."
3. Chi tiết bà mắng cháu gợi lên:
+ lời mắng yêu, vì bà muốn cháu mình sau này được xinh đẹp, có hạnh phúc.
+ thể hiện chân thật tình cảm giản dị mà sâu sắc trong tình yêu bà dành cho cháu.
+ cháu nhớ kỉ niệm này vì cháu cảm nhận được tình yêu thương ấy của bà dành cho cháu.
4. trong kỉ niệm tuổi thơ của cháu, hình ảnh bà hiện lên với những đức tính cao quý là :
+ nghèo nhưng hiền thảo
+ hết lòng thương yêu con cháu
+ kiên trì, tần tảo, nhẫn nại, chắt chiu trong hoàn cảnh nghèo
+ hi sinh, chịu đựng
5. sau khi học xong bài tiếng gà trưa thì ở văn bản này tình cảm sâu sắc được bộc lộ là:
+ tình yêu loài vật, yêu bà
+ tình yêu gia đình, yêu quê hương, yêu đất nước
Câu 1.
-Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.
-Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.
Câu 2.
a.Những hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ :
-Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.
-Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.
-Hình ảnh người bà soi từng quả trứng cho gà ấp.
b.Tiếng gà trưa gợi nhớ những kỉ niệm dấu yêu thời thơ ấu.Những kỉ niệm đó không phai mờ trong tâm hồn người cháy, bởi đó là tình cảm gia đình, ruột thịt, tình cảm quê hương, cội nguồn không thể thiếu được trong mỗi con người.
Câu 3.
-Hình ảnh người bà :
+Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.
+Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ
+Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.
=>Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.
-Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.
Câu 4.
-Mỗi khổ trong bài thơ ngũ ngôn thường có 4 câu, trong bài này chỉ có khổ 3,5,6 là 4 câu, còn các khổ khác thường nhiều câu hơn ( 5 -6 câu, khổ 1 tới 7 câu).
-Cách gieo vần : phần lớn là vần cách, không nhất thiết gieo đúng vần mà chỉ cần đúng âm điệu. Câu cuối khổ trước cũng không vần với câu đầu khổ sau.
-Câu thơ “ tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần, dùng để mở đầu khổ thơ thứ 2,3,4,7. =>Tác dụng :
+việc bắt đầu khổ thơ bằng câu thơ 3 tiếng góp phần tạo nên điểm nhấn cảm xúc.
+Sau tiếng gà trưa là kỉ niệm => câu thơ khiến cho mạch cảm xúc trong bài được liên mạch, kết nối các khổ thơ với nhau, mạch cảm xúc xuyên suốt cả bài thơ => Tình cảm chân thật, da diết, nồng nàn.
1.tiếng gà vọng vào tâm chí tác giả vào lúc trên đường hành quân ,tạm nghỉ ở một xóm nhỏ ven đường,bỗng nghe thấy tiếng gà nhảy ổ.
2,Vì âm thanh ấy đã đưa con người sống lại những năm tháng hồn nhiên ,tươi đẹp nhất của đời mình.
3,Tình cảm bà cháu sâu nặng , thắm thiết .Bà tần tảo,chắt chiu chăm lo cho cháu ,cháu yêu thương quý trọng bà .
4,hình ảnh bà hiện lên với đức tính cao quý là chịu thương chịu khó,nhẫn nại ,chăm lo và thương cháu hết mực.
5,tình cảm yêu đất nước vô cùng sắc gắn liền với tình cảm gia đình của người cháu .