6 Nêu đặc điểm lực tác dụng, công thức gia tốc, vận tốc, đường đi của chuyển động rơi tự do?
Sự rơi tự do là gì ? Nếu đặc điểm của chuyển động rơi tự do và viết công thức tính gia tốc rơi tự do ?
- Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
- Đặc điểm:
+ Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
+ Là chuyển động nhanh dần đều.
+ Tại một nơi nhất định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, mọi vật đều rơi tự do với cùng gia tốc g.
- Công thức tính gia tốc rơi tự do:
Trong đó: s : quãng đường đi được của vật rơi tự do (m).
t : thời gian vật rơi tự do (s).
1/ Chuyển động cơ học là gì? Nêu vd chứng tỏ 1 vật có thể chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác.
2/ Viết công thức tính vận tốc. Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động
3/ Chuyển động đều là gì? Chuyển động không đều là gì? Viết công thức tính vần tốc trung bình của chuyển động không đều.
4/ Lực là gì? Nêu các đặc điểm của lực. Người ta biểu diễn lực bằng mấy bước?
5/ Thế nào là 2 lực cân bằng? 2 lực cân bằng tác dụng vào 1 vật đứng yên hay chuyển động thì vật sẽ như thế nào?
6/ Lực ma sát xuất hiện khi nào? Hãy nêu cách làm tăng howjc giảm lực ma sát
7/ Áp lực là gì? Áp lực phụ thuộc vào yếu tố nào? Kết quả tác dụng của áp lực cho biết điều gì? Viết công thức tính áp suất đối với chất rắn, chất lỏng.
8/ 2 ô tô xuất phát từ 2 điểm A và B cách nhau 24km và đi cùng chiều. Xe đi từ A với vận tốc 45km/h, xe đi từ b với vận tốc 36km/h, hỏi 2 xe có gặp nhau không? Nếu gặp nhau thì sau mấy giờ? Xác định chỗ gặp nhau đó?
Câu 1:*) Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này theo thời gian so với vật khác.
*) Ví dụ cho vật có thể là chuyển động với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác:
+ Người không di chuyển so với chiếc xe chạy trên đường ray nhưng lại di chuyển so với cái cây bên đường.
Câu 2: *)Công thức tính vận tốc là: \(V=\frac{S}{t}\)
Trong đó: \(V\) là vận tốc.
\(S\) là quãng đường đi được.
\(t\) là thời gian đi được.
*) Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính nhanh hay chậm của chuyển động.
Câu 3: *) Chuyển động đều là chuyển động mà có độ lớn vận tốc không thay đổi theo thời gian.
*) Chuyển động không đều là chuyển động mà có độ lớn vận tốc thay đổi theo thời gian.
*) Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều là:
\(V_{TB}=\frac{S_1+S_2+S_3+...+S_n}{t_1+t_2+t_3+...+t_n}\)
Câu 4: *)Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
*) Đặc điểm của lực là: Lực có thể làm biến dạng, thay đổi chuyển động của vật (Cái này mình không chắc do mình nghĩ cần nói rõ là lực nào chứ)
*) Người ta biểu diễn lực bằng 3 bước:
+ Xác định gốc mũi tên chỉ điểm đặt của vật.
+ Xác định phương và chiều mũi tên chỉ phương và chiều của lực.
+ Xác định được độ dài của mũi tên vẽ theo một tỉ lệ xích cho trước chỉ cường độ của lực \(\overrightarrow{F}\)
Bài 5: *) Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt trên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
*) 2 lực cân bằng tác dụng vào 1 vật đứng yên thì nó sẽ tiếp tục đứng yên và đang chuyển động sec tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Bài 5: *)Lực ma sát xuất hiện khi xuất vật này chuyển động trên bề mặt vật khác và cản trở lại chuyển động.
*)Giảm lực ma sát:
- Làm nhẵn bề mặt của vật
- Giảm trọng lượng của vật lên bề mặt
- Chuyển lực MS trượt thành lực MS lăn
- Thay đổi vật liệu của mặt tiếp xúc
+ Muốn tăng lực ma sát thì:
- tăng độ nhám.
- tăng khối lượng vật
- tăng độ dốc.
Bài 7: *) Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
*) Áp lực phụ thuộc vào áp lực và diện tích mặt bị ép.
*) Kết quả tác dụng của áp lực cho biết:
+ Tác dụng của áp lực càng lớn và diện tích mặt bị ép càng nhỏ thì áp suất càng lớn
+ Tác dụng của áp suất càng nhỏ và diện tích mặt bị ép càng lớn thì áp suất càng nhỏ.
*) Công thức tính áp suất của chất rắn là: \(p=\frac{F}{S}\)
Trong đó: \(p\) là áp suất.
\(F\) là áp lực.
\(S\) là diện tích mặt bị ép
*) Công thức tính áp suất của chất lỏng là: \(p=d.h\)
Trong đó:
\(p\) là áp suất.
\(d\) là trọng lượng riêng của chất lỏng.
\(h\) là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất.
Bài 8: Tóm tắt
\(S_{AB}=24km\)
\(V_1=45km\)/\(h\)
\(V_2=36km\)/\(h\)
____________
a) 2 xe có gặp nhau không?
b) \(t=?\)
c) \(S_{AC}=?\)
Giải
a) 2 xe trên sẽ gặp nhau do người đi từ A có độ lớn vận tốc hơn người đi từ B.
b) Gọi C là điểm gặp nhau của 2 người.
t là thời gian 2 người sẽ gặp nhau.
Ta có: \(S_{AC}-S_{BC}=S_{AB}\Rightarrow V_1.t-V_2.t=24\Rightarrow t\left(45-36\right)=24\Rightarrow t=\frac{8}{3}\left(h\right)\)
c) Điểm 2 người gặp nhau cách điểm A là: \(S_{AB}=45.\frac{8}{3}=120\left(km\right)\)
ĐỀ 3: CÂU 1: Rơi tự do là gì? Ví dụ? Các công thức tính vận tốc rơi tự do? Công thức tính quãng đường rơi tự do? Chú thích? Đơn vị các đại lượng? vẽ vectơ gia tốc rơi tự do? Bài 1: Một đoàn tàu rời ga chuyển động thẳng nhanh dần đều .Sau 1 phút, tàu đạt đến vận tốc là 5m/s. a/ Tính gia tốc của đoàn tàu? b/ Quãng đường tàu đi trong 1 phút đó? Bài 2: Một vật rơi tự do trong giây cuối rơi được 35m, lấy g=10m/s2 .Tìm thới gian rơi của vật? ,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,Hết…………………………………..
ĐỀ 4: Câu 1: Các công thức tính gia tốc hướng tâm của chuyển động tròn đều? chú thích, đơn vị các đại lượng? vẽ vectơ vận tốc và vectơ gia tốc của chuyển động tròn đều? Bài 1: Một vật bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc ban đầu là 6m/s và gia tốc là 1m/s2 . a. Viết phương trình vận tốc của vật? b. Quãng đường vật đi được trong 10 phút đầu? Bài 2: Một vật rơi tự do trong 2 giây cuối rơi được 180m, lấy g=10m/s2 .Tìm thới gian rơi của vật? ……………………………..Hết…………………………………………….
1.Yếu tố nào ảnh hưởng tới sự rơi nhanh hay chậm của một vật trong không khí
2.Sự rơi tự do là gì?Nêu các đặc điểm của sự rơi tự do ?Viết các công thức của sự rơi tự do?
3.Nêu các đặc điểm của gia tốc rơi tự do?Trong trường hợp nào các vật rơi tự do với cùng gia tốc?
4.Tính khoảng thời gian rơi tự do t của một viên đá.Cho biết trong giây cuối cùng trước khi chạm đất, vật đã rơi được một đoạn 24,5m.Lấy gia tốc rơi tự do g=9,8m/s2
5.Tính quãng đường vật rơi tự do trong giây thứ 4.Trong khoảng thời gian đó vận tốc của vật đã tăng lên bao nhiêu?Lấy gia tốc rơi tự do g=9,8m/s2
6.Hai viên bi A và B được thả rơi tự do cùng một độ cao.Viên bi A rơi sau viên bi B một khoảng thời gian là 0,5s .Tính khoảng cách giữa hai viên bi sau khoảng thời gian 2s kể từ khi A bắt đầu rơi.Lấy gia tốc rơi tự do g=9,8m/s2
7.Để biết độ sâu của một cái hang,những người thám hiểm thả một hòn đá từ miệng hang và đo thời gian từ lúc thả đến lúc nghe thấy tiếng vọng của hòn đákhi chạm đất.Gỉa sử người ta đo được thời gian là 13,66s.Tính độ sâu của hang.Lấy g=10m/s2.Hỏi sau bao lâu thù vật chạm đất,nếu:
a,Khí cầu đứng yên
b,khi cầu đang hạ xuống theo phương thẳng đứng với vận tốc 4,9m/s
c,khí cầu bay lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 4,9m/s
9.Một thang máy chuyển động thẳng đứng lên cao với gia tốc 2m/s.Lúc thang máy có vận tốc 2,4m/s thì từ trần thang máy có một vật rơi xuống.Trần thang máy cách sàn là h=2,47m.Hãy tính trong hệ quy chiếu gắn với mặt đất.
a.Thời gian rơi của vật
b.độ dịch chuyển của vật
c.quãng đường vật đã đi được
10.Từ trên cao ta thả hòn bi rơi,sau đó t giây người ta thả một thước dài cho rơi thẳng đứng(khi rơi thước luôn thẳng đứng).Ban đầu điểm cao nhất của thước thấp hơn độ cao ban đầu của viên bi 3,75m.Khi hòn bi đuổi kịp thước thì chênh lệch vận tốc giữa hai vật là 5m/s.Sau khi đuổi kịp thước 0,2s thì hòn bi vượt qua được thướt.Hãy tìm khoảng thời gian t;chiều dài của thước;quãng đường mà hòn bi đã đi được khi đuổi kịp thước và độ cao ban đầu tối thiểu phải thả hòn bi để nó vượt qua được thước.Lây g=10m/s2
Dùng khái niệm gia tốc để giải thích một số hiện tượng về chuyển động dưới tác dụng của lực. Ví dụ như chuyển động rơi của một vật là chuyển động có gia tốc vì vật rơi chịu tác dụng của lực hút của Trái Đất.
Chuyển động của xe máy khi chuẩn bị dừng đèn đỏ là chuyển động có gia tốc vì xe chịu tác dụng của lực ma sát, lực này làm cho xe chuyển động chậm dần tức là vận tốc giảm dần trong một khoảng thời gian.
Một xe ô tô có khối lượng 1000 kg, dưới tác dụng của lực kéo không đổi F=1200 N xe chuyển động thẳng nhanh dần đều trên đường nằm ngang. Biết gia tốc rơi tự do g = 10 m/s² và hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là µ = 0,02. a)Tính gia tốc của xe. b) Tính quãng đường xe đi được sau 5 phút.Mình cần gấp mong mn giúp
a)Theo định luật ll Niuton: \(\overrightarrow{F}+\overrightarrow{F_{ms}}=m.\overrightarrow{a}\)
\(\Rightarrow F-F_{ms}=m.a\)
\(\Rightarrow a=\dfrac{F-F_{ms}}{m}=\dfrac{F-\mu mg}{m}=\dfrac{1200-0,02\cdot1000\cdot10}{1000}=1m/s^2\)
b)Quãng đường xe đi được sau \(t=5min=300s\) là:
\(S=v_0t+\dfrac{1}{2}at^2=\dfrac{1}{2}\cdot1\cdot300^2=45000m=45km\)
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng tại một nơi có gia tốc rơi tự do g = 10 m / s 2 , có độ cứng k = 50 N/m. Khi vât dao động thì lực kéo cực đại và lực nén cực đại mà lò xo tác dụng lên điểm treo lần lượt là 6 N và 2 N. Vận tốc cực đại của vật là
A. 40π cm/s
B. 30π cm/s
C. 20π cm/s
D. 10π cm/s
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng tại một nơi có gia tốc rơi tự do g = 10 m/ s 2 , có độ cứng k = 50 N/m. Khi vật dao động thì lực kéo cực đại và lực nén cực đại mà lò xo tác dụng lên điểm treo lần lượt là 6 N và 2 N. Vận tốc cực đại của vật là:
A. 40π cm/s
B. 30π cm/s
C. 20π cm/s
D. 10π cm/s
Đáp án A
Trong quá trình dao động của vật điểm treo vừa bị kéo và ném
Ta có
Vận tốc cực đại của vật
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng tại một nơi có gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2, có độ cứng k = 50 N/m. Khi vật dao động thì lực kéo cực đại và lực nén cực đại mà lò xo tác dụng lên điểm treo lần lượt là 6 N và 2 N. Vận tốc cực đại của vật là:
A. 40π cm/s
B. 30π cm/s.
C. 20π cm/s
D. 10π cm/s
Đáp án A
Trong quá trình dao động của vật điểm treo vừa bị kéo và ném
=> A> ∆ l