Những yếu tố chính hình thành nên nhân cách,con người của Nguyễn Trãi ?
Văn chính luận của Nguyễn Trãi đã từng thể hiện sức tác động mạnh mẽ như thế nào? Những yếu tố nào đã làm nên sức mạnh đó?
- Văn chính luận của Nguyễn Trãi, đặc biệt là những thư từ bút chiến, văn kiện ngoại giao với nhà Minh luôn đạt đến trình độ mẫu mực.
- Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi được tạo nên từ các yếu tố:
+ Vận dụng một cách triệt để và sắc sảo các mệnh đề tư tưởng, đạo đức của Nho giáo và chân lí khách quan của đời sống để tạo dựng nền tảng chính nghĩa vững chắc cho những luận điểm lớn được nêu lên.
+ Khả năng bám sát từng đối tượng và tình hình thời sự, chiến sự, sự kết hợp giữa lí lẽ sắc bén với dẫn chứng xác đáng, cách lập luận và bố cục chặt chẽ, ngôn ngữ hàm súc, kết hợp nhiều phong cách ngôn ngữ và nhiều phương thức biểu đạt, giọng điệu truyền cảm.
Từ những hiểu biết về tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, hãy nêu các yếu tố cơ bản làm nên sức thuyết phục của một văn bản chính luận.
- Cách lập luận chặt chẽ, hùng hồn, thuyết phục
- Giọng điệu hào hùng hào sảng
- Nội dung mang ý nghĩa lớn lao, trọng đại
- Tình cảm của người viết chân thành
Nội dung chính của thơ văn Nguyễn Trãi được trình bày trong bài viết bao gồm những điểm gì? Qua thơ văn, Nguyễn Trãi hiện lên là một con người như thế nào?
- Thơ văn Nguyễn Trãi thấm nhuần tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa vì dân, đề cao vai trò của người dân, cùng với niềm suy tư thế sự và tình yêu thiên nhiên, đất nước. Đó là một con người luôn gắn yêu nước với thương dân, biết ơn người dân.
- Thơ văn Nguyễn Trãi phản ánh bức chân dung con người Nguyễn Trãi với vẻ đẹp của sự kết hợp hài hoà giữa một vĩ nhân và một con người hết sức đời thường.
+ Một người gắn bó với quê hương, đất nước. Ông sống hết mình với lợi ích của dân tộc cả trong cuộc kháng chiến chống quân Minh và trong thời bình khi nhiệm vụ xây dựng đất nước được đặt ra cấp thiết.
+ Luôn nâng niu, giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên, yêu thiên nhiên, sống chan hoà cùng tạo vật.
- Nguyễn Trãi yêu tình yêu của con người và cũng đau nỗi đau của con người. Thơ ông chứa đựng nhiều chiêm nghiệm về thói đen bạc của lòng người.
Nội dung của thơ văn Nguyễn Trãi:
+ Thấm nhuần tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa
+ Niềm suy tư về thế sự và tình yêu thiên nhiên, đất nước
+ Khát vọng xây dựng một quốc gia độc lập, hưng thịnh thái bình.
+ Con người Nguyễn Trãi được hiện lên trong thơ văn
+ Là một người có tinh thần yêu nước mạnh mẽ và tấm lòng thương dân da diết
+ Là người con trí hiếu
+ Là con người coi trọng tình nghĩa, gắn bó với quê hương, yêu thiên nhiên.
Nội dung chính của thơ văn Nguyễn Trãi được trình bày trong bài viết bao gồm những điểm gì? Qua thơ văn, Nguyễn Trãi hiện lên là một con người như thế nào?
- Nội dung chính của thơ văn Nguyễn Trãi:
+ Yêu nước, thương dân
+ Nhân nghĩa vì dân
+ Khát vọng xây dụng một quốc gia độc lập, hưng thịnh, thái bình, người dân được sống ấm no, hạnh phúc.
- Nguyễn Trãi là một con người hết lòng vì nước, vì dân, mang trong mình tầm tư tưởng cao đẹp.
1. Hãy chỉ ra những điểm mới trong tư tưởng về nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong câu: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo".
3. Trong đoạn 1 của "Đại cáo bình Ngô", Nguyễn Trãi đã dựa vào những yếu tố nào để khẳng định sự tồn tại có độc lập chủ quyền của nước Đại Việt ta?
C1:để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào những yếu tố nào? Yếu tố nào được kế thừa ở bài sông núi nước Nam, yếu tố nào mới được bổ sung?
C2: Qua bài Hịch Tướng Sỹ, viết đoạn văn 5-7 cảm nghĩ của em về nhân vật Trần Quốc Tuấn?
C3: trong bài bàn luận về phép học, Nguyễn Thiết đã phê phán lối học lệch lạc, sai trái nào và tác hại của lối học ấy là gì?E thấy học sinh hiện nay có những lối học lệch lạc sai trái nào và hậu quả để lại là gì?
C4:Nguyễn Thiết đã nêu ra những phép học nào? E tâm đắc với phép học nào nhất vì sao?
Giup mik với ạ, mai kt rồi
C1:
Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng.
So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bài thơ Sông núi nước Nam, thì ở Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài.
Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng.
C2:
Có thể viết theo những gợi ý dưới đây:
- Là vị dũng tướng có lòng yêu nước thiết tha và lòng căm thù giặc sâu sắc.
+ Sinh ra vào thời loạn lạc, thấy sứ giặc nghênh ngang ngoài đường..., Trần Quốc Tuấn căm thù, khinh bỉ kẻ thù (thú vật hóa hình ảnh kẻ thù); đồng thời đau xót trước thực tại đất nước lâm nguy, nhân dân khốn cùng khổ hạnh.
+ Lòng căm thù giặc sục sôi như muốn biến thành hành động cụ thể. “Ta thường tới bữa quên ăn...ta cũng vui lòng” => lời nguyện thề thiêng liêng vì đất nước. thể hiện quyết tâm sắt đá và khí phách anh hùng.
+ Hình tượng người dũng tướng rõ ràng, gần gũi, nêu cao tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc.
+ Hình tượng tiêu biểu của lòng yêu nước và căm thù giặc nói chung của quân dân nhà Trần và nhân dân Đại Việt.
C3:
Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái:
- Lối học chuộng hình thức (lối học thuộc lòng từng chữ mà không hiểu nội dung)
- Học vì mục đích thực dụng, cầu danh lợi (học để có danh tiếng, để được trọng vọng, được nhàn nhã, nhiều lợi lộc) chứ không vì mục đích chân chính của việc học.
Để lại hậu quả: Học sinh sẽ:
+ Có danh mà không thực chất
+ Những người học hình thức sẽ không bao giờ có được sự thành công lâu dài
+ Kéo theo hệ lụy như gian dối, không trung thực.
C4:
Nguyễn Thiết đã đưa ra một số phép học đó là:
- Học theo trình tự, từ thấp đến cao để có một cái nền kiến thức rộng
- Học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn tức là phải nắm chắc, hiểu sâu vấn đề
- Đặc biệt là phải học đi đôi với hành, biến lý thuyết trên sách vở thành hành động trong thực tiễn, có như thế, kiến thức học được mới không phải là kiến thức chết.
Từ thực tế việc học của bản thân, em thấy phương pháp học tập học đi đôi với hành là hiệu quả nhất. Vì phương pháp ấy có thể giúp em biến kiến thức học được trên lớp một cách thụ động thành bài thực hành trong cuộc sống một cách chủ động.
1. Làm nên sức hấp dẫn của truyện truyền kì là những yếu tố kì ảo. Nêu những yếu tố kì ảo trong “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ)? Những yếu tố kì ảo đó có ý nghĩa như thế nào đối với tác phẩm?
2. Viết tiếp câu mở đoạn sau để hoàn chỉnh một đoạn văn (10 đến 12 câu): “Nhà văn đã đặt nhân vật Vũ Nương vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp của nàng.” Đoạn văn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp và một câu nghi vấn (chỉ rõ).
3. Kể ra 2 tác phẩm viết về đề tài người phụ nữ dưới chế độ phong kiến trong chương trình Ngữ văn THCS và ghi rõ tên tác giả.
1. Hãy khái quát:
a. Một số đặc điểm chính của văn chính luận Nguyễn Trãi qua Bình Ngô đại cáo, Thư lại dụ Vương Thông.
b. Một số nét đặc sắc của thơ Nguyễn Trãi qua Bảo kính cảnh giới - bài 43, Dục Thúy sơn.
c. Những nét nổi bật về tư tưởng, con người Nguyễn Trãi qua văn thơ của ông.
Phương pháp giải:
- Đọc lại các văn bản được nêu ra trong đề bài.
- Chú ý những nét đặc sắc, nổi bật của từng bài.
Lời giải chi tiết:
a. Một số đặc điểm chính của văn chính luận Nguyễn Trãi qua Bình Ngô đại cáo, Thư lại dụ Vương Thông:
- Có mục đích và đối tượng hướng đến rõ ràng.
- Lí lẽ và bằng chứng chặt chẽ, thuyết phục.
- Sử dụng đan xen các yếu tố tự sự, biểu cảm.
- Thể hiện hiện tư tưởng nhân nghĩa.
- Vừa đảm bảo yếu tố về lí và tình, vừa có sức thuyết phục.
b. Một số nét đặc sắc của thơ Nguyễn Trãi qua Bảo kính cảnh giới - bài 43, Dục Thúy sơn:
- Có sáng tạo trong thể thơ Nôm Đường luật.
- Đặt nền móng và mở đường cho sự phát triển của thơ tiếng Việt.
- Hình ảnh thiên nhiên nên thơ, giàu màu sắc, đường nét, âm thanh, mang tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Trãi.
c. Những nét nổi bật về tư tưởng, con người Nguyễn Trãi qua văn thơ của ông.
- Không thể tách bạch các yếu tố nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà nho.
- Hết lòng nâng niu năng lực sáng tạo của nhân dân.
- Mang nặng tư tưởng nhân nghĩa.
- Sống liêm khiết.
Hãy khái quát:
a. Một số đặc điểm chính của văn chính luận Nguyễn Trãi qua Bình Ngô đại cáo, Thư lại dụ Vương Thông.
b. Một số nét đặc sắc của thơ Nguyễn Trãi qua Bảo kính cảnh giới - bài 43, Dục Thúy sơn.
c. Những nét nổi bật về tư tưởng, con người Nguyễn Trãi qua văn thơ của ông.
a. Một số đặc điểm chính của văn chính luận Nguyễn Trãi qua Bình Ngô đại cáo, Thư lại dụ Vương Thông:
- Hệ thống luận điểm rõ ràng, kết nối chặt chẽ, lô-gic.
- Lí lẽ đanh thép kèm theo dẫn chứng cụ thể, thuyết phục.
- Sử dụng thích hợp các biện pháp tu từ tạo sức biểu cảm cao và làm tăng hiệu quả biểu đạt.
- Giọng văn phù hợp với từng hoàn cảnh, mục đích viết, đối tượng hướng tới và thay đổi linh hoạt trong từng luận điểm khác nhau.
b. Một số nét đặc sắc trong thơ Nguyễn Trãi qua Bảo Kính cảnh giới - bài 43, Dục Thúy Sơn
-Các quan sát, miêu tả thiên nhiên tinh tế, độc đáo, mới lạ.
- Cảnh vật thường được nhân hoá, sinh động, hữu tình, mang hơi thở, tâm hồn, tình cảm con người.
- Trong cảnh luôn có tình, từ cảnh đi đến bộc lộ tình.
c. Những nét nổi bật về tư tưởng, con người Nguyễn Trãi qua văn thơ ông.
- Yêu nước thương dân là tư tưởng xuyên suốt thơ văn Nguyễn Trãi. Nó thể hiện ở tinh thần nhân nghĩa, trừ bạo để yên dân, ở tấm lòng ưu ái luôn mong dân được no ấm, yên vui, ở tình cảm gắn bó thiết tha với quê hương, xóm làng.