Những câu hỏi liên quan
Thảo Phương
Xem chi tiết

- Văn bản Bài học đường đời đầu tiên và Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ thuộc thể loại truyện đồng thoại.

- Vì hai văn bản đều có những đặc điểm đặc trưng của truyện đồng thoại:

 

+ Nhân vật là các loài vật được nhân hoá.

+ Nhân vật mang những đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người.

 
Bình luận (0)
mondeptroai
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
7 tháng 12 2021 lúc 15:33

Tham khảo
Văn bản Bài học đường đời đầu tiên và Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ thuộc thể loại truyện đồng thoại. Vì hai văn bản đều có những đặc điểm đặc trưng của truyện đồng thoại:
+ Nhân vật mang những đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người.
+ Nhân vật là các loài vật được nhân hóa.

Bình luận (5)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
28 tháng 12 2023 lúc 21:42

Trong 4 văn bản trên, văn bản Lao xao ngày hè, Thương nhớ bầy ong, Một năm ở tiểu học là các văn bản hồi kí. Vì nó mang các đặc điểm:

- Văn bản kể lại chuỗi sự việc mà tác giả là người kể.

- Truyện là những sự việc có thật diễn ra tại quá khứ gắn với quãng đường thơ ấu của tác giả.

- Nhân vật xưng “tôi”, người kể chuyện ngôi thứ nhất, là hình ảnh của tác giả trong tác phẩm và là hình bóng của tác giả ngoài đời.

- Văn bản có sự kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả và biểu cảm.

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết

Văn bản nào trong các văn bản “Lao xao ngày hè”, “Thương nhớ bầy ong”, “Một năm ở Tiểu học” là các văn bản hồi kí. 

Dựa vào đặc điểm của thể loại em có thể khẳng định như vậy:

    + Văn bản kể lại chuỗi sự việc mà tác giả là người kể.

    + Truyện là những sự việc có thật diễn ra tại quá khứ gắn với quãng đường thơ ấu của tác giả.

    + Nhân vật xưng “tôi”, người kể chuyện ngôi thứ nhất, là hình ảnh của tác giả trong tác phẩm và là hình bóng của tác giả ngoài đời.

    + Văn bản có sự kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả và biểu cảm.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

a. Văn bản trên thuộc thể loại thơ ngụ ngôn. Dựa vào những dấu hiệu: 

+ Cách kể ngắn gọn, hàm súc.

+ Viết bằng văn vần

+ Nội dung là bài học về cách sống, cách sinh hoạt.

+ Nhân vật: là loài vật kiến, ve sầu,..

b. Tóm tắt: 

Mùa đông đến, ve sầu không có nơi trú rét, không có thức ăn phải đến nhà kiến xin vay. Kiến hỏi ve suốt mùa hè đã làm gì. Ve nói suốt mùa hè ve ca hát còn Kiến thì ve thử múa suốt tiếp đi.

c. Nhận xét: 

- Ve ỉ lại vào đam mê của bản thân mà là lười biếng, không chịu làm lụng.

- Kiến: là một người chăm chỉ, cần mẫn, khôn khéo.

d. 

Chủ đề: bài học sự làm việc chăm chỉ và biết cách tiết kiệm phòng cơ.

Thông điệp: Chúng ta phải biết tiết kiệm dành dụm cho tương lai, phòng khi gặp khó khăn, đau yếu.

Bình luận (0)
khongg
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
Xem chi tiết

A

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
3 tháng 1 lúc 11:18

- Chủ đề của văn bản trên: Nét đẹp đặc trưng của “sản vật” dẻ Trùng Khánh.

- Em xác định dựa vào: 

+ Nhan đề của văn bản

+ Từ ngữ, hình ảnh trong văn bản.

+ Các ý, các câu, các đoạn được triển khai trong văn bản.

Bình luận (0)
𝟸𝟿_𝟸𝟷
Xem chi tiết
bangtan soydean smile su...
8 tháng 9 2021 lúc 21:44

I. Đôi nét về tác giả Tô Hoài

- Tô Hoài (1920 - 2014), tên khai sinh là Nguyễn Sen.

- Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội).

- Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta.

- Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật đời thường.

- Các tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, truyện dài, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận…

- Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

- Một số tác phẩm tiêu biểu:

Dế Mèn phiêu lưu ký (truyện dài, 1941)O chuột (tập truyện ngắn, 1942)Cỏ dại (hồi ký, 1944)Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953)Tự truyện (1978)Quê nhà (tiểu thuyết, 1981)Cát bụi chân ai (hồi ký, 1992)Chiều chiều (tiểu thuyết, 1999)Chuyện cũ Hà Nội (ký sự, 2010)...

II. Giới thiệu về Bài học đường đời đầu tiên

1. Xuất xứ

- Bài học đường đời đầu tiên trích trong chương I của truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.

- Tên của đoạn trích do người biên soạn SGK đặt.

- Dế Mèn phiêu lưu kí được in lần đầu năm 1941, là tác phẩm đặc sắc nhất và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Truyện gồm mười chương, kể về cuộc phiêu lưu của nhân vật chính là chú Dế Mèn.

2. Bố cục

Gồm 4 phần:

Phần 1. Từ đầu đến “cũng không thể làm lại được”: Dế Mèn giới thiệu về bản thân.Phần 2. Tiếp theo đến “Tôi về, không chút bận tâm”. Câu chuyện về người bạn hàng xóm là Dế Choắt.Phần 3. Tiếp theo đến “cảnh đau khổ vừa gây ra”. Dế Mèn trêu chị Cốc khiến Dế Choắt phải chịu oan.Phần 4. Còn lại. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

3. Tóm tắt

Dế Mèn là một chú dế cường tráng bởi biết ăn uống điều độ. Tuy nhiên, cậu chàng lại có tính kiêu căng, luôn nghĩ mình “có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Dế Mèn luôn coi thường những người xung quanh, đặc biệt là Dế Choắt - người bạn hàng xóm gầy gò và yếu ớt. Một lần, Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc khiến cho Dế Choắt phải chịu oan. Choắt bị chị Cốc mổ đến kiệt sức. Trước khi chết, Choắt khuyên Dế Mèn bỏ thói kiêu căng của mình. Dế Mèn vô cùng ân hận và nhận ra bài học đường đời đầu tiên của mình.

Xem thêm tại Tóm tắt Bài học đường đời đầu tiên

Tổng kết:

Nội dung: Qua đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, tác muốn gửi gắm bài học ý nghĩa: “ Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có đầu óc mà không biết nghĩa sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân mình”.Nghệ thuật: nghệ thuật miêu tả nhân vật, sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa…
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

1.Tô Hoài (1920-2014) tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê nội ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), lớn lên ở quê ngoại - làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội

-

Sự nghiệp sáng tác

- Tô Hoài viết văn từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

- Ông có khối lượng tác phẩm phong phú và đa dạng, gồm nhiều thể loại

- Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật

2.Bài học đường đời đầu tiên trích trong chương I của truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.Năm 1941

Thể loại:tiểu thuyết đồng thoại- loại truyện dành cho thiếu nhi.

Tốm tắt:Dế Mèn là chàng dế thanh niên cường tráng biết ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực. Tuy nhiên Dế Mèn tính tình kiêu căng, tự phụ luôn nghĩ mình “là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Bởi thế mà Dế Mèn không chịu giúp đỡ Dế Choắt- người hàng xóm trạc tuổi Dế Mèn với vẻ ngoài ốm yếu, gầy gò như gã nghiện thuốc phiện. Dế Mèn vì thiếu suy nghĩ, lại thêm tính xốc nổi đã bày trò nghịch dại trêu chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan. Trước khi chết, Dế Choắt tha lỗi và khuyên Dế Mèn bỏ thói hung hăng, bậy bạ. Dế Mèn sau khi chôn cất Dế Choắt vô cùng ân hận và suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

3.Có vì truyện đồng thoại là một thể loại văn học dành cho thiếu nhi, lấy loài vật làm nhân vật, lúc nào cũng thích hợp. Nhân vật trong truyện đồng thoại được nhân cách hóa trên cơ sở đảm bảo “không thoát li sinh hoạt thật có của loài vật”

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ga
9 tháng 9 2021 lúc 13:05

1.

1. Xuất xứ

- “Bài học đường đời đầu tiên”(tên do người biên soạn đặt) trích từ chương I của “Dế Mèn phiêu lưu kí”

- “Dế Mèn phiêu lưu kí” được in lần đầu năm 1941, là tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi

2. Tóm tắt

Dế Mèn là chàng dế thanh niên cường tráng biết ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực. Tuy nhiên Dế Mèn tính tình kiêu căng, tự phụ luôn nghĩ mình “là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Bởi thế mà Dế Mèn không chịu giúp đỡ Dế Choắt- người hàng xóm trạc tuổi Dế Mèn với vẻ ngoài ốm yếu, gầy gò như gã nghiện thuốc phiện. Dế Mèn vì thiếu suy nghĩ, lại thêm tính xốc nổi đã bày trò nghịch dại trêu chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan. Trước khi chết, Dế Choắt tha lỗi và khuyên Dế Mèn bỏ thói hung hăng, bậy bạ. Dế Mèn sau khi chôn cất Dế Choắt vô cùng ân hận và suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

3. Bố cục (2 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “sắp đứng đầu thiên hạ rồi”): Vẻ ngoài và tính tình của Dế Mèn

- Phần 2 (còn lại): Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa