Hãy kể tên một số hiện tượng không phải là thiên tai
Kể tên một số hiện tượng thiên tai và cho biết hậu quả của chúng.
Một số hiện tượng thiên tai: bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
Một số hiện tượng thiên tai | Hậu quả |
Bão | Gây mưa lớn, lũ lụt, úng ngập, nước biển dâng cao, gió mạnh, đôi khi còn kém theo tố lốc, vòi rồng làm đổ cây cối nhà cửa, hư hại tàu thuyền gây thiệt hại lớn cho mùa màng và đời sống con người. |
Lốc | Thiệt hại về người cũng như về cơ sở hạ tầng. |
Lũ lụt, lũ quét | - Gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước. Lượng nước lũ dâng cao bao phủ phần đất liền, mang theo cả bùn đất, chất thải công nghiệp lẫn sinh hoạt trong dòng nước lũ.... - Gây ra con số thương vong cao nhất, cùng lúc cướp đi sinh mạng của nhiều người và cuốn trôi nhiều tài sản như hoa màu, nhà cửa, gia súc,..phá hoại cơ sở vật chất, giao thông đường bộ. |
Sạt lở đất | Phá huỷ tài sản, nông sản, vật nuôi, gia súc, gia cầm các công trình kiến trúc và hơn hết là cả sinh mạng của con người. |
Xâm nhập mặn | - Gây ra sự thiếu hụt nước cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân. - Điều kiện vệ sinh yếu kém do thiếu nước sạch dẫn tới nguy cơ cao bùng phát dịch sốt xuất huyết và chân tay miệng. - Xâm nhập mặn khiến nhiều diện tích lúa, cây ăn quả, canh tác thuỷ sản bị thiệt hại. - Nước mặn phá huỷ cấu trúc đất, giảm khả năng phát triển của rễ cây, giảm khả năng thẩm thấu và thoát nước trong đất, gây thiếu khí cho sự phát triển của bộ rễ. - Sử dụng nước nhiễm mặn để tưới cho cây trồng khiến cây bị sốc mặn, gây rụng lá, hoa, trái hàng loạt, và có thể dẫn đến chết cây. |
Hạn hán | Là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, bệnh tật thậm chí là chiến tranh do xung đột nguồn nước. Hạn hán tác động đến môi trường như hủy hoại các loài thực vật, các loài động vật, quần cư hoang dã, làm giảm chất lượng không khí, nước, làm gia tăng nguy cơ cháy rừng, xói lở đất. |
Mưa đá | Trong cơn dông mưa đá thường kèm theo gió rất mạnh, có khi là gió lốc kèm theo mưa đá, sức tàn phá hết sức khủng khiếp do gió mạnh và xoáy gây ra. Ngoài gió rất mạnh ra thì bản thân những hòn mưa đá cũng có khi gây ra đổ nhà, tàn phá cây cối, thậm chí chết người. |
Động đất | - Phá vỡ, hư hỏng, suy sụp các công trình xây dựng, thay đổi cấu tạo địa chất, gây ra sóng thần, hỏa hoạn… - Khiến cho các sinh hoạt của con người bị gián đoạn, ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế, trực tiếp ảnh hưởng tới tính mạng con người, làm lây lan dịch bệnh… |
Kể tên một hiện tượng thiên tai xảy ra ở địa phương em.
Ví dụ: hiện tượng thiên tai xảy ra ở địa phương em là:
- bão
- lũ lụt
- hạn hán
-….
1.kể tên một số loại thiên tai mà em biết?
2.em hãy xác định những việc mình cần phải làm để bảo vệ bảo vệ bản thân khi có 1 trong các thiên tai đó xảy ra?
giúp mình với ạ
Nguyệt Thực là gì? Nguyện Thực có phải là hiện tượng phản xạ ánh sáng từ mặt trời không?
1. Nguyệt thực là gì?Nguyệt thực là tên gọi của một hiện tượng thiên văn hiếm gặp. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất thẳng hàng với nhau hoặc xấp xỉ thẳng hàng. Khi đó, Mặt Trăng sẽ bị che khuất bởi Trái Đất khỏi ánh sáng của Mặt trời một phần hoặc toàn phần.
Tuy nhiên do Trái Đất chỉ chắn được một phần của ánh sáng Mặt Trời do kích thước chênh lệch nên hiện tượng nguyệt thực chỉ có thể xảy ra vào những ngày trăng tròn và khi Mặt Trăng đi qua một phần hoặc toàn bộ bóng của Trái Đất.
Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn hiếm gặp mà nhiều người mong chờ. (Ảnh: Pinterest)
>>> Trăng máu có phải là hiện thực nguyệt thực không? Tìm hiểu chi tiết tại https://thiennhienkythu.org/nguyet-thuc-hien-tuong-sieu-nhien-thu-vi-trong-thien-van/
2. Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi nào?Theo số liệu phân tích từ các nhà nghiên cứu thì tính từ năm 2000 TCN cho đến nay đã có hơn 7700 lần xuất hiện nguyệt thực. Theo đó, một năm hiện tượng nguyệt thực có thể diễn ra từ 0 tới 3 lần. Hiện tượng nguyệt thực một phần sẽ xuất hiện nhiều hơn các dạng khác. Năm 1982 là lần cuối cùng có tới 3 lần hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra trong 1 năm.
3. Phân loại hiện tượng nguyệt thựcCũng theo các nhà nghiên cứu thiên văn học, hiện nay có tới 3 dạng hiện tượng nguyệt thực như: Nguyệt thực một phần, nguyệt thực toàn phần và nguyệt thực nửa tối. Cụ thể:
3.1. Nguyệt thực một phầnHiện tượng nguyệt thực một phần xảy ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm trên một đường gần thẳng hàng. Khi đó, Mặt Trăng bị che khuất đi một phần, ánh trăng bị mờ đi và khi đó chúng ta có thể thấy bóng của Trái Đất có màu đen hoặc đỏ sẫm che Mặt Trăng. Ngoài ra, trước khi xảy ra hiện tượng nguyệt thực toàn phần thì nguyệt thực một phần sẽ xuất hiện.
Hiện tượng nguyệt thực được chia thành 3 dạng khác nhau là một phần, toàn phần và nửa tối. (Ảnh: Pinterest)
3.2. Nguyệt thực toàn phầnNguyệt thực toàn phần là gì? Nguyệt thực toàn phần còn được gọi là mặt trăng máu. Nó là một trong những hiện tượng được mọi người mong chờ nhất bởi sự đặc biệt của nó. Nguyệt thực toàn phần thường diễn ra trong khoảng 104 phút. Vậy hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra khi nào?
Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng tối (Umbra) của Trái Đất. Khi xảy ra hiện tượng này, chỉ có các tia Mặt Trời có bước sóng đỏ và cam dài chiếu xuống Mặt Trăng còn bầu khí quyển của vùng rìa Trái Đất cản lại hết những tia sáng có bước sóng ngắn. Mặt Trăng phản xạ lại với ánh sáng màu đỏ, cam này nên khi chúng ta quan sát Mặt Trăng từ Trái Đất sẽ thấy nó có màu đỏ.
3.3. Nguyệt thực nửa tốiHiện tượng nguyệt thực nửa tối là khi Mặt Trăng đi vào vùng nửa tối của Trái Đất khiến cho ánh sáng bị mờ và tối dần đi. Riêng với hiện tượng này rất khó để quan sắt bằng mắt thường mà cần có hỗ trợ từ các thiết bị quan sát thiên văn.
4. Nguyệt thực và Nhật thực khác nhau thế nào?Nguyệt thực và Nhật thực là 2 hiện tượng thiên văn của vũ trụ, nhưng không phải ai cũng biết phân biệt sự giống và khác nhau giữa chúng. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Sự giống nhau
Hiện tượng nhật thực và nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng hoặc gần thẳng hàng với nhau. Hiện tượng nhật thực và nguyệt thực đều có 2 dạng là một phần và toàn phần.
Nhật thực và nguyệt thực thực xảy ra khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng. (Ảnh: Pinterest)
Sự khác nhau
Hiện tượng nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng ở giữa Trái Đất và Mặt Trời. Vì nằm ở vị trí đó nên Mặt Trăng che phủ một phần hoặc toàn bộ phần ánh sáng của Mặt trời chiếu lên Trái Đất khiến cho trời tối sầm vào giữa ban ngày.
Hiện tượng nhật thực còn có thêm một dạng là nhật thực hình khuyên, là do Mặt Trăng ở xa Trái Đất nên không thể che khuất được hết Mặt Trời nên tạo thành hình tròn với màu đen ở giữa. Ngoài ra, số lần xảy ra nhật thực thường từ 2 đến 5 lần trong 1 năm nhưng chỉ diễn ra ở phạm vi hẹp nên hiếm khi được chứng kiến.
Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng. Lúc này Trái Đất che hết hoàn toàn ánh sáng của Mặt Trời chiếu lên Mặt Trăng. Nguyệt thực ít khi xuất hiện hơn, thường xảy ra từ 1 đến 2 lần trong 1 năm và trong 5 năm sẽ có 1 năm không diễn ra hiện tượng này. Mỗi khi nguyệt thực xảy ra, có tới một nửa Trái Đất có thể quan sát thấy.
5. Nguyệt thực có ảnh hưởng gì không?Theo các chuyên gia, xung quanh hiện tượng nguyệt thực có rất nhiều tin đồn, đặc biệt là "Nguyệt thực có ảnh hưởng gì không?". Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, hiện tượng này không hẳn là không ảnh hưởng tới đời sống của con người.
Nguyệt thực có thể ảnh hưởng tới Trái Đất và con người. (Ảnh: Pinterest)
Cụ thể, do Trái Đất phải chịu lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời nên ở thời điểm bình thường chúng không cùng tác động mà bị lệch một góc nhất định. Tuy nhiên ở những ngày trăng tròn, lực hấp dẫn của chúng lên Trái Đất gần như trùng với nhau nên tổng lực là rất lớn. Cộng thêm xảy ra hiện tượng nguyệt thực, 3 thiên thể nằm thẳng hàng khiến cho lực này chuyển thành cực đại.
Điều này khiến cho khi xảy ra nguyệt thực, các đợt thuỷ triều mạnh và cao hơn. Người Nhật xưa còn tin rằng nguyệt thực là dấu hiệu báo trước các trận động đất và sóng thần. Nguyên nhân là do lực hấp dẫn tác động và phát sinh ra các dao động địa chất.
Ảnh hưởng của nguyệt thực đối với con người thường là khiến cho melatonin và hormone liên quan tới chu kì ngủ và thức bị suy giảm. Vì thế vào những ngày trăng tròn kèm nguyệt thực con người sẽ cảm thấy khó ngủ và dễ bị ức chế thần kinh. Ngoài ra cũng có thống kê chỉ ra nguyệt thực có thể khiến tỷ lệ sinh nở ở phụ nữ tăng. Nhưng những ảnh hưởng này không quá nghiêm trọng đối với sức khoẻ của con người.
Trên đây là những thông tin về nguyệt thực toàn phần mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hi vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn, khi muốn cập nhật những kiến thức về thiên văn học hãy truy cập vào https://thiennhienkythu.org/ nhé.
Kể tên một số thiên tai?
Một số loại thiên tai mà em biết: sóng thần, bão, lũ lụt, hạn hán, động đất…
Tham khảo
Tuyết lở
Động đất.
Lahars.
Lở đất và các dòng bùn.
Phun trào núi lửa.
Lũ lụt.
Phun trào Limnic.
Sóng thần.
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy kể tên một số thiên tai thường xảy ra ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
lũ, lũ quét, sạt lở đất, rét hại, sương muối, hạn hán, mưa lớn,...
- Kể tên một số loại thiên tai mà em biết
- Quan sát các hình ảnh sau, gọi tên và nêu dấu hiệu đặc trưng của các loại thiên đó.
- Chia sẻ kết quả tìm hiểu của một số loại thiên tai và nghe các bạn góp ý, bổ sung.
Một số loại thiên tai mà em biết: sóng thần, bão, lũ lụt, hạn hán, động đất…
Quan sát các hình ảnh dưới đây, gọi tên và nêu dấu hiệu đặc trưng của các loại thiên tai đó:
1. Bão => Gió mạnh
2. Lũ lut => Nước từ thượng nguồn đổ về
3. Lũ lụt => Nước dâng ngập
4. Hạn hán => Khô nước, nắng gắt
5. Lốc xoáy => Gió mạnh, tạo lốc, sấm sét
6. Cháy rừng => cây cối bốc lửa cháy
7. Sạt lở => Sạt lở đất
8. Sóng thần => Nước biển dâng cao
Chia sẻ kết quả tìm hiểu dấu hiệu của một số loại thiên tai và nghe các bạn góp ý bổ sung
- Lốc xoáy => Gió mạnh, tạo lốc, sấm sét
- Cháy rừng => cây cối bốc lửa cháy
- Sạt lở => Sạt lở đất
- Sóng thần => Nước biển dâng cao
- Bão => Gió mạnh
- Lũ lut => Nước từ thượng nguồn đổ về
- Lũ lụt => Nước dâng ngập
- Hạn hán => Khô nước, nắng gắt
Em hãy đọc thông tin sau và kể tên các thiên tai đã xảy ra ở nước ta.
Tổng cục Thống kê cho biết, thiên tai xảy ra trong tháng 8 năm 2019 ở nước ta chủ yếu là do bão, mưa lớn, lũ quét, ngập lụt, lốc xoáy và sạt lở đất tại một số địa phương làm 41 người chết và mất tích, 30 người bị thương; hàng trăm ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi và rất nhiều ngôi nhà bị hư hỏng; nhiều cánh đồng lứa và hoa màu bị phá hủy,...
(Nguồn: thời báo tài chính Việt Nam ngày 5 tháng 1 năm 2020)
Bão, mưa lớn, lũ quét, ngập lụt, lốc xoáy, sạt lở đất
- Kể tên 1 số hiện tượng thuộc lĩnh vực sinh học, hóa học, vật lí và khoa học nghiên cứu trên trái đất, thiên văn học.
- Kể tên một số nhà khoa học nổi tiếng trong lĩnh vực sinh học, hóa học, vật lí.
Một số hiện tượng thuộc lĩnh vực sinh học, hóa học, vật lí và khoa học nghiên cứu trên trái đất bao gồm:
Sinh học: Quá trình trao đổi chất trong các hệ sinh thái, Quá trình phân giải và tổ hợp gen, Quá trình tiến hóa của các loài.
Hóa học: Phản ứng hóa học, Độ oxi hóa và khử, Quá trình phân tách hợp chất hóa học.
Vật lí: Quang phổ điện từ, Lực hấp dẫn giữa các vật thể, Quá trình truyền nhiệt.
Khoa học nghiên cứu trên trái đất: Núi lửa, động đất, Bão và cơn lốc, Hiện tượng thay đổi khí hậu.
Một số nhà khoa học nổi tiếng trong các lĩnh vực này bao gồm:
Sinh học: Charles Darwin, Rosalind Franklin, Jane Goodall.
Hóa học: Marie Curie, Linus Pauling, Dmitri Mendeleev.
Vật lí: Albert Einstein, Isaac Newton, Marie Skłodowska-Curie.
Khoa học nghiên cứu trên trái đất: Neil Armstrong, Galileo Galilei, Edwin Hubble.