Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Cam Ngoc Tu Minh
15 tháng 8 2023 lúc 21:01

 

C. Mác và Ph. Ăng-ghen có vai trò quan trọng trong phong trào công nhân và cộng sản quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Họ là những người sáng lập ra chủ nghĩa Mác, một hệ tư tưởng đã có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào công nhân và cách mạng thế giới.

Chủ nghĩa Mác đã giúp giai cấp công nhân hiểu được bản chất của xã hội tư bản chủ nghĩa, vai trò của giai cấp công nhân trong lịch sử và con đường đi tới giải phóng. Chủ nghĩa Mác đã cung cấp cho giai cấp công nhân một hệ thống lý luận khoa học để đấu tranh cho quyền lợi của mình.

C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã trực tiếp lãnh đạo phong trào công nhân và cộng sản quốc tế. Họ đã sáng lập ra nhiều tổ chức công nhân và cộng sản, như Liên đoàn những người cộng sản, Quốc tế thứ nhất, Quốc tế thứ hai,... Họ đã viết nhiều tác phẩm lý luận có giá trị, như Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Kinh tế chính trị học,...

Chủ nghĩa Mác và phong trào công nhân do C. Mác và Ph. Ăng-ghen lãnh đạo đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới. Chủ nghĩa Mác đã giúp giai cấp công nhân giành được những quyền lợi to lớn, như ngày làm việc 8 giờ, bảo hiểm xã hội,... Chủ nghĩa Mác đã góp phần lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa ở nhiều nước và thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa.

Chủ nghĩa Mác vẫn còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay. Nó là một hệ tư tưởng khoa học và cách mạng, có thể giúp giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới đấu tranh cho một xã hội công bằng, bình đẳng và tiến bộ.

Bình luận (0)

Tham khảo:

- Vai trò của C.Mác và Ph.Ăng-ghen trong phong trào công nhân và cộng sản quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

+ C.Mác và Ph.Ăng-ghen tham gia sáng lập tổ chức Quốc tế thứ nhất. C. Mác được bầu vào Ban lãnh đạo và trở thành “linh hồn” của tổ chức này.

+ C.Mác và Ph.Ăng-ghen soạn thảo nhiều văn kiện, tài liệu là lý luận soi đường cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân.

+ Ph.Ăng-ghen tham gia sáng lập tổ chức Quốc tế thứ hai và có nhiều đóng góp quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học, chống lại những tư tưởng lệch lạc trong phong trào công nhân,… => Ph. Ăng-ghen được xem là “linh hồn” của Quốc tế thứ hai.

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 21:01

Tham khảo

- Vai trò của C.Mác và Ph.Ăng-ghen trong phong trào công nhân và cộng sản quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:

+ C.Mác và Ph.Ăng-ghen tham gia sáng lập tổ chức Quốc tế thứ nhất. C. Mác được bầu vào Ban lãnh đạo và trở thành “linh hồn” của tổ chức này.

+ C.Mác và Ph.Ăng-ghen soạn thảo nhiều văn kiện, tài liệu là lý luận soi đường cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân.

+ Ph.Ăng-ghen tham gia sáng lập tổ chức Quốc tế thứ hai và có nhiều đóng góp quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học, chống lại những tư tưởng lệch lạc trong phong trào công nhân,… => Ph. Ăng-ghen được xem là “linh hồn” của Quốc tế thứ hai.

Bình luận (0)
My Lai
Xem chi tiết
nthv_.
1 tháng 10 2021 lúc 6:41

Tham khảo:

LENIN:

* Tham gia phong trào công nhân và thành lập chính đảng vô sản:

- Năm 1895, Lê-nin thống nhất các nhóm mácxít ở Xanh Pê-téc-bua thành một tổ chức chính trị, lấy tên là Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân. Đó là mầm mống của Đảng mácxít cách mạng.

- Năm 1898, tại Min-xco, Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga tuyên bố thành lập nhưng không hoạt động

- Năm 1903, Đại hội đảng công nhân xã hội dân chủ Nga được triệu tập ở Luân Đôn dưới sự chủ trì của Lê-nin để bàn về cương lĩnh và điều lệ Đảng.

* Đấu tranh bảo vệ học thuyết Mác:

- Năm 1900, Lê-nin cùng các đồng chí của mình xuất bản báo "Tia lửa" nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân Nga.

- Lê-nin viết nhiều tác phẩm quan trọng nhằm phê phán sâu sắc những quan điểm của chủ nghĩa cơ hội, đồng thời khẳng định vai trò của giai cấp công nhân và Đảng tiên phong của lực lượng này; nhấn mạnh tầm quan trọng của đấu tranh chính trị trong sự nghiệp giải phóng người lao động.

KARL MARX:

- Chuẩn bị tổ chức, văn kiện, lãnh đạo đại hội để thành lập Quốc tế thứ nhất.

- Đứng đầu ban lãnh đạo, đưa Quốc tế thứ nhất chống lại những tư tưởng sai lệch, thông qua các nghị quyết đúng đắn.

- Đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế.

⟹ Vì vậy, C.Mác được xem là “linh hồn của Quốc tế thứ nhất”.



 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
14 tháng 9 2023 lúc 19:33

* Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ nhất (1864 - 1876)

- Do sự lớn mạnh của phong trào công nhân, tháng 9/1864, C. Mác và Ph. Ăng-ghen thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế thứ nhất).

- Trong thời gian tồn tại, Quốc tế thứ nhất đã tổ chức 5 kì đại hội.

- Các hoạt động chính của Quốc tế thứ nhất:

+ Truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học, chống những tư tưởng lệch lạc trong phong trào công nhân quốc tế;

+ Thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng như: tiến hành bãi công, thành lập công đoàn, ngày làm 8 giờ,...

* Sự ra đời của các đảng công nhân:

- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản ngày càng sâu sắc. Giai cấp công nhân sử dụng nhiều hình thức đấu tranh khác nhau để chống lại giới chủ. Tiêu biểu là: cuộc tổng bãi công của hơn 40 vạn công nhân thành phố Chi-ca-gô ở Mĩ vào ngày 1/5/1886.

- Sự xâm nhập của chủ nghĩa Mác kết hợp với sự phát triển của phong trào công nhân đã dẫn tới sự ra đời của một số đảng và tổ chức cộng sản như: Đảng Xã hội Đức (1875), Đảng Công nhân Pháp (1879), nhóm Giải phóng lao động Nga (1883).

* Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ hai (1889 - 1914)

- Ngày 14/7/1889, Quốc tế thứ hai ra đời ở Pa-ri (Pháp) thay thế cho Quốc tế thứ nhất.

- Quốc tế thứ hai đã có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của phong trào công nhân thế giới cuối thế kỉ XIX.

- Tuy nhiên, sau khi Ph. Ăng-ghen mất, những phần tử cơ hội chủ nghĩa chống lại chủ nghĩa Mác dần chiếm ưu thế trong Quốc tế thứ hai.

- Kế tục sự nghiệp của C. Mác - Ph. Ăng-ghen là V. I. Lê-nin. Ông đã vạch trần những sai lầm và tác hại của chủ nghĩa xét lại, phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác - Lênin.

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 21:00

Tham khảo

* Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ nhất (1864 - 1876)

- Do sự lớn mạnh của phong trào công nhân, tháng 9/1864, C. Mác và Ph. Ăng-ghen thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế thứ nhất).

- Trong thời gian tồn tại, Quốc tế thứ nhất đã tổ chức 5 kì đại hội.

- Các hoạt động chính của Quốc tế thứ nhất:

+ Truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học, chống những tư tưởng lệch lạc trong phong trào công nhân quốc tế;

+ Thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng như: tiến hành bãi công, thành lập công đoàn, ngày làm 8 giờ,...

* Sự ra đời của các đảng công nhân:

- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản ngày càng sâu sắc. Giai cấp công nhân sử dụng nhiều hình thức đấu tranh khác nhau để chống lại giới chủ. Tiêu biểu là: cuộc tổng bãi công của hơn 40 vạn công nhân thành phố Chi-ca-gô ở Mĩ vào ngày 1/5/1886.

- Sự xâm nhập của chủ nghĩa Mác kết hợp với sự phát triển của phong trào công nhân đã dẫn tới sự ra đời của một số đảng và tổ chức cộng sản như: Đảng Xã hội Đức (1875), Đảng Công nhân Pháp (1879), nhóm Giải phóng lao động Nga (1883).

* Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ hai (1889 - 1914)

- Ngày 14/7/1889, Quốc tế thứ hai ra đời ở Pa-ri (Pháp) thay thế cho Quốc tế thứ nhất.

- Quốc tế thứ hai đã có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của phong trào công nhân thế giới cuối thế kỉ XIX.

- Tuy nhiên, sau khi Ph. Ăng-ghen mất, những phần tử cơ hội chủ nghĩa chống lại chủ nghĩa Mác dần chiếm ưu thế trong Quốc tế thứ hai.

- Kế tục sự nghiệp của C. Mác - Ph. Ăng-ghen là V. I. Lê-nin. Ông đã vạch trần những sai lầm và tác hại của chủ nghĩa xét lại, phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác - Lênin.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Toru
13 tháng 8 2023 lúc 11:07

 Bảng tóm tắt: Một số sự kiện tiêu biểu trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Thời gian

Sự kiện

Tháng 9/1864

Hội Liên hiệp công nhân quốc tế (Quốc tế thứ nhất) được thành lập.

1871

Công xã Pa-ri ra đời ở Pháp. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, Công xã đã thất bại sau 72 ngày tồn tại.

1875

Đảng xã hội Đức được thành lập

1879

Đảng Công nhân Pháp được thành lập

1883

Nhóm Giải phóng lao động Nga được thành lập.

1/5/1886

Cuộc tổng bãi công của hơn 40 vạn công nhân thành phố Chicagô

14/7/1889

Quốc tế thứ hai ra đời, thay thế cho Quốc tế thứ nhất.

1893

Đại biểu công nhân Pháp giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội.

Đầu thế kỉ XX

Chủ nghĩa Mác phát triển thành chủ nghĩa Mác - Lênin.


#Tham_khảo
Bình luận (0)
Tieen Ddat dax quay trow...
13 tháng 8 2023 lúc 11:13

Tham khảo

lập niên biểu phong trào tiêu biểu cuối thế kỉ 18- đầu thế kỉ 19 tên bài :  chủ đề phong trào công nhân từ cuối thế kỉ 18-đến nửa đầu thế

Bình luận (1)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
14 tháng 9 2023 lúc 19:33

STT

Thời gian

Địa bàn

Hoạt động tiêu biểu

1

1864

Luân Đôn (Anh)

C. Mác và Ph. Ăng-ghen thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế thứ nhất)

2

1875

Đức

Đảng xã hội Đức được thành lập

3

1879

Pháp

Đảng Công nhân Pháp được thành lập

4

1883

Nga

Nhóm Giải phóng lao động Nga được thành lập.

5

1/5/1886

Chi-ca-gô (Mĩ)

Cuộc tổng bãi công của hơn 40 vạn công nhân

6

14/7/1889

Pa-ri (Pháp)

Quốc tế thứ hai ra đời, thay thế cho Quốc tế thứ nhất.

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 21:00

Tham khảo

STT

Thời gian

Địa bàn

Hoạt động tiêu biểu

1

1864

Luân Đôn (Anh)

C. Mác và Ph. Ăng-ghen thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế thứ nhất)

2

1875

Đức

Đảng xã hội Đức được thành lập

3

1879

Pháp

Đảng Công nhân Pháp được thành lập

4

1883

Nga

Nhóm Giải phóng lao động Nga được thành lập.

5

1/5/1886

Chi-ca-gô (Mĩ)

Cuộc tổng bãi công của hơn 40 vạn công nhân

6

14/7/1889

Pa-ri (Pháp)

Quốc tế thứ hai ra đời, thay thế cho Quốc tế thứ nhất.

Bình luận (0)

Tham khảo:

loading...

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
5 tháng 1 2019 lúc 11:35

- Thống nhất các nhóm Mac-xit ở Xanh Pê-tec-bua thành một tổ chức chính trị lấy tên là Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhan. Đó là mầm mống của Đảng Mác-xít.

- Cùng các đồng chí của mình xuất bản báo Tia lửa nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân.

- Triệu tập và chủ trì Đại hội Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga để bàn về cương lĩnh và Điều lệ Đảng.

- Viết nhiều tác phẩm quan trọng phê phán những quan điểm của chủ nghĩa cơ hội, đồng thời khẳng định vai trò của giai cấp công nhân và Đảng tiên phong của lực lượng này, nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc đấu tranh chính trị trong sự nghiệp giải phóng người lao động.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
LY VÂN VÂN
12 tháng 4 2017 lúc 11:20

- Mùa thu năm 1895, Lênin thống nhất các nhóm Mác-xít ở Pê-téc-bua lấy tên là Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân - mầm mống của Đảng Mác-xit; Năm 1898 tại Minxcơ, Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga tuyên bố thành lập nhưng không hoạt động vì các Đảng viên bị bắt.

- Năm 1900, Lênin cùng với các đồng chí của mình xuất bản báo "Tia lửa" nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân Nga.

- Năm 1903, đại hội Đảng công nhân xã hội Nga được triệu tập ở Luân Đôn dưới sự chủ trì của Lênin để bàn về cương lĩnh điều lệ Đảng. Tại Đại hội đa số đại biểu (Phái Bôn-sê-vich) tán thành đường lối Cách mạng của Lênin, còn thiểu số (phái Men-se-vích) theo khuynh hướng cơ hội chống lại Lênin.

- Lênin viết hàng loạt tác phẩm của mình phê phán những quan điểm của chủ nghĩa cơ hội, khẳng định vai trò của giai cấp công nhân và Đảng tiên phong.

Bình luận (0)
Quỳnh
12 tháng 4 2017 lúc 20:46

Tham gia phong trào công nhân và thành lập chính đảng vô sản :
+ Lê-nin sinh ra trong một gia đình nhà giáo tiến bộ, giác ngộ cách mạng sớm và tham gia hoạt động từ khi còn ở trường trung học. Năm 1893, Lê-nin tới Xanh Pê-téc-bua và trở thành người đứng đầu một nhóm mácxít ở đây.
+ Năm 1895, Lê-nin thống nhất các nhóm mácxít ở Xanh Pê-téc-bua thành một tổ chức chính trị, lấy tên là Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân. Đó là mầm mống của Đảng mácxít cách mạng.
+ Năm 1898, Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga tuyên bố thành lập.
+ Năm 1903, Đại hội đảng công nhân xã hội dân chủ Nga được triệu tập ở Luân Đôn dưới sự chủ trì của Lê-nin để bàn về cương lĩnh và điều lệ Đảng.
- Đấu tranh bảo vệ học thuyết Mác :
+ Năm 1900, Lê-nin cùng các đồng chí của mình xuất bản báo "Tia lửa" nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân Nga.
+ Lê-nin viết nhiều tác phẩm quan trọng nhằm phê phán sâu sắc những quan điểm của chủ nghĩa cơ hội, đồng thời khẳng định vai trò của giai cấp công nhân và Đảng tiên phong của lực lượng này ; nhấn mạnh tầm quan trọng của đấu tranh chính trị trong sự nghiệp giải phóng người lao động.

Bình luận (0)
Nguyễn Thế Sơn
13 tháng 4 2017 lúc 20:32

Tham gia phong trào công nhân và thành lập chính đảng vô sản :
+ Lê-nin sinh ra trong một gia đình nhà giáo tiến bộ, giác ngộ cách mạng sớm và tham gia hoạt động từ khi còn ở trường trung học. Năm 1893, Lê-nin tới Xanh Pê-téc-bua và trở thành người đứng đầu một nhóm mácxít ở đây.
+ Năm 1895, Lê-nin thống nhất các nhóm mácxít ở Xanh Pê-téc-bua thành một tổ chức chính trị, lấy tên là Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân. Đó là mầm mống của Đảng mácxít cách mạng.
+ Năm 1898, Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga tuyên bố thành lập.
+ Năm 1903, Đại hội đảng công nhân xã hội dân chủ Nga được triệu tập ở Luân Đôn dưới sự chủ trì của Lê-nin để bàn về cương lĩnh và điều lệ Đảng.
- Đấu tranh bảo vệ học thuyết Mác :
+ Năm 1900, Lê-nin cùng các đồng chí của mình xuất bản báo "Tia lửa" nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân Nga.
+ Lê-nin viết nhiều tác phẩm quan trọng nhằm phê phán sâu sắc những quan điểm của chủ nghĩa cơ hội, đồng thời khẳng định vai trò của giai cấp công nhân và Đảng tiên phong của lực lượng này ; nhấn mạnh tầm quan trọng của đấu tranh chính trị trong sự nghiệp giải phóng người lao động.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
16 tháng 3 2019 lúc 4:45

- Ở Anh, có cuộc đấu tranh của công nhân khuân vác Luân Đôn, buộc giới chủ phải tăng lương (1899).

- Ở Pháp, công nhân giành thắng lợi trong cuộc bầu cử (1893).

- Ở Mĩ, ngày 1-5-1886 có hơn 350.000 công nhân đình công biểu tình đòi ngày làm 8 giờ, đặc biệt là cuộc biểu tình của công nhân Si-ca-gô.

- Những tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ra đời như Đảng xã hội dân chủ Đức, Đảng công nhân Pháp (1879), nhóm giải phóng lao động Nga (1883).

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Lê Thiên Anh
7 tháng 4 2017 lúc 19:18

- Ở Anh. có cuộc đấu tranh của công nhân khuân vác Luân Đôn. buộc giới chủ phải tăng lương (1899).
- Ở Pháp, công nhân giành thắng lợi trong bầu cử Quốc hội.
- Ở Mĩ, ngày 1-5-1886 có hơn 350 000 công nhân đình công biểu tình đòi ngày làm 8 giờ. Đặc biệt là cuộc biểu tình của công nhân Si-ca-gô...
- Nhiều tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ra đời như Đảng Xã hội dân chủ Đức năm 1875. Đáng Công nhân Pháp năm 1879. Nhóm giải phóng lao động Nga năm 1883.

Bình luận (0)
Nguyễn Diệu
17 tháng 9 2017 lúc 16:50

Phong trào công nhân thế giới vẫn tiếp tục phát triển trong những năm cuối thế kỉ XIX bằng việc các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ở mỗi nước được thành lập

- Năm 1875. Đảng Xã hội dân chủ Đức ra đời.
- Năm 1379, Đảng Công nhân Pháp được thành lập.
- Năm 1883, Nhóm Giải phóng lao động Nga hình thành.



Bình luận (0)
Nguyễn Diệu
22 tháng 9 2017 lúc 13:40

Phong trào công nhân thế giới vẫn tiếp tục phát triển trong những năm cuối thế kỉ XIX bằng việc các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ở mỗi nước được thành lập

- Năm 1875. Đảng Xã hội dân chủ Đức ra đời.
- Năm 1379, Đảng Công nhân Pháp được thành lập.
- Năm 1883, Nhóm Giải phóng lao động Nga hình thành.



Bình luận (0)