Em có thể tưởng tượng, hình dung những hình ảnh gì khi đọc ba dòng thơ đầu?
1. Em có thể tưởng tượng, hình dung những hình ảnh gì khi đọc ba dòng thơ đầu?
Tưởng tượng, hình dung của em về những hình ảnh khi đọc ba dòng thơ đầu: Hình ảnh chú chim chào mào với những chiếc lông có đốm trắng, cái mào màu đỏ rực đang say sưa hót líu lo trên cành cao. Tác giả đồng thời đặt định vị trí “Hót trên cây cao chót vót” của “nhân vật” này. Ba câu thơ đã mở ra một khung cảnh thanh bình, có thể đó là ban mai trong suốt hoặc hoàng hôn ráng vàng, thanh tịnh. Nó mang đến cho bạn đọc cảm giác yên bình về một khoảng không thiên nhiên thanh sạch, mướt xanh. Đến câu thơ thứ ba của khổ thơ này là một bản ký xướng âm giọng chim đầy thú vị: “triu… uýt… huýt… tu hìu…”.
Đây không chỉ đơn thuần là tiếng hót huyền diệu của con chào mào, mà là tiếng vọng của thiên nhiên trong khoảng không kỳ vĩ, bí ẩn. Sự vang vọng của câu thơ thứ ba này được phát ra từ hình ảnh “đốm trắng mũ đỏ” và “cây cao chót vót” ở trên.
Tưởng tượng: Em hình dung thấy điều gì khi đọc đoạn thơ này?
Em hình dung về một em bé đang ngồi thấp thỏm, mong ngóng, chờ đợi người mẹ vẫn đang làm ngoài đồng chưa về.
Trong bài thơ Mây và sóng, “mây” và “sóng” là những hình ảnh ẩn dụ. Hai hình ảnh ấy có thể làm cho em liên tưởng tới những đối tượng nào.
Các bạn giúp mk với nhé!!!❤
1. Trong bài thơ Mây và sóng", "mây' và "sóng" là những hình ảnh ẩn dụ.
“Mây”, “sóng” vốn đã là những hình ảnh thiên nhiên thơ mộng dùng để chỉ cuộc sống rộn rã với nhiều điều cuốn hút con người.
Hình ảnh mây và sóng làm em liên tưởng đến những người sống trên mây, sống trong sóng, là những nhân vật thần kì của cổ tích… rất gần gũi thân thuộc với tuổi thơ mỗi người.
Trước khi đọc tiếp văn bản của Chu Văn Sơn, hãy dừng lại đọc bài thơ của Lưu Trọng Lưu và liệt kê những yếu tố hình thức ở bài thơ có thể gây ấn tượng và liên tưởng mạnh ở người đọc.
- Hình thức viết hoa ở chữ đầu của câu thơ: Viết hoa 3 trên 9 câu thơ
- Khổ thơ không đồng đều: khổ 5 câu; khổ 4 câu
Dòng thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại mấy lần trong bài thơ? “Tiếng gà trưa” đã khơi gợi ở người cháu những hình ảnh và kỉ niệm gì của tuổi thơ? Em ấn tượng với hình ảnh hoặc kỉ niệm nào nhất? Vì sao?
Tham khảo!
- Dòng thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại 3 lần trong bài thơ.
- “Tiếng gà trưa” đã khơi gợi ở người cháu những hình ảnh: ổ rơm, trứng hồng, gà mái mơ, gà mái vàng, hình ảnh bà soi trứng và kỉ niệm: bà bán trứng và mua cho quần áo mới: quần chéo go ống rộng, cái áo trúc bâu.
- Em ấn tượng nhất với hình ảnh con gà mái mơ/ khắp mình hoa đốm trắng, con gà mái vàng/ lông óng như màu nắng bởi vì đó là hình ảnh đẹp, gần gũi với em, và gợi cho em về tuổi thơ vui chơi bên bạn bè quanh xóm nhỏ.
Từ láy chờn vờn trong dòng thơ đầu giúp em hình dung gì về hình ảnh bếp lửa mà tác giả nhắc tới?
BN THAM KHẢO
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa! -"chờn vờn" gợi ra cho em về một hình ảnh bếp lửa thoáng ẩn thoáng hiện trong làn sương sớm hay cũng chính là lúc tỏ lúc mờ trong trí óc người cháu. Bếp lửa, ngọn lửa đã trở thành một kỉ niệm sâu sắc, một kỉ niệm gắn liền với tuổi ấu thơ bên bà của cháu.
Từ hình ảnh về chái bếp ở dòng thơ đầu tiên, hồi ức của tác giả mở rộng sang những hình ảnh nào? Điều đó thể hiện nét đặc biệt gì trong bố cục của bài thơ?
- Tác giả đã mở rộng sang những hình ảnh: Ngọn khói, nồi cám, cánh nỏ, quá giang, than củi, máng
- Việc mở rộng hình ảnh là mở rộng hồi ức của tác giả, mạch cảm xúc từ hồi tưởng, nhớ thương đến khao khát trở về.
+ Phần 1 (Khổ 1): Hình ảnh “chái bếp” hiện ra trong tâm tưởng của tác giả
+ Phần 2 (Khổ 2,3,4): Nhắc nhớ hình ảnh quê nhà với hình ảnh thân thuộc, gắn bó
+ Phần 3 (Khổ 5): Khao khát trở về nơi “chái bếp” những người thân yêu.
Không gian của "những ngày thu đã xa" được tái hiện qua những hình ảnh nào trong văn bản trên? Hãy ghi lại những hình dung, tưởng tượng mà các hình ảnh thơ ấy gợi ra cho bạn.
- Không gian của "những ngày thu đã xa" được tái hiện qua các hình ảnh: sáng mát trong, hương cốm mới, những phố dài xao xác hơi may, người ra đi đầu không ngoảnh lại, thềm nắng lá rơi đầy,…