Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Tân Vương
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thảo Vy
Xem chi tiết
Pham Quoc Hung
2 tháng 11 2023 lúc 11:17

1. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về thói quen đi học muộn và quan niệm của bản thân.

2. Thân bài:

a) Tác hại của việc đi học muộn:

Đi học muộn có thể khiến ta mất uy tín, khiến các bạn và thầy cô không tin bạn và không muốn giao lưu với bạn nữa.Đi học muộn cũng làm cắt ngang mạch dạy học của thầy cô cũng như ảnh hưởng đến việc học của các bạn trong lớp.Đi học muộn còn khiến bạn bị mất kiến thức bài học, mất thời gian ôn lại bài mà mọi người đã học. 

b) Nguyên nhân dẫn đến việc đi học muộn:

Khách quan: có thể là những nguyên nhân khách quan như tắc đường, hỏng xe,...Chủ quan: như ngủ quên hoặc đơn giản nó là một thói quen không thể bỏ.

c) Biện pháp giúp bỏ thói quen đi học muộn:

Sắp xếp thời gian hợp lý, cần dự tính thời gian cho những sự cố phát sinh thêm.Đặt đồng hồ báo thức hẹn giờ để tránh quên giờ và không lỡ mất thời gian.Rèn luyện bản thân nhiều hơn để không bị ỷ lại vào người khác.

3. Kết bài: khẳng định lại vấn đề:

Cần từ bỏ thói quen đi học muộn để không làm mất thời gian của bản thân cũng như không làm ảnh hưởng đến người khác

Bình luận (0)
Pham Quoc Hung
2 tháng 11 2023 lúc 11:18

cái này để tham khảo thôi

Bình luận (0)
Hoàng Thị Mơ
Xem chi tiết
Người Già
10 tháng 1 lúc 16:10

Mỗi người đều có một vẻ bề ngoài khác nhau, không ai là giống ai. Có người xinh đẹp, có người xấu xí, có người cao lớn, có người thấp bé, có người giàu có, có người nghèo khó. Vẻ bề ngoài là thứ đầu tiên đập vào mắt chúng ta nhưng nó không phải là tất cả. Đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài là một thói quen xấu cần được loại bỏ.

Thói quen đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực. Nó khiến chúng ta trở nên hẹp hòi, thiếu hiểu biết, đánh giá sai lầm về con người. Khi chúng ta chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài của một người, chúng ta chỉ thấy những gì họ thể hiện ra bên ngoài mà không biết được những gì họ có bên trong. Chúng ta có thể sẽ đánh giá họ là người kiêu ngạo, lạnh lùng, hoặc ngược lại, là người nghèo khó, hèn kém. Điều này có thể dẫn đến những hiểu lầm, mâu thuẫn, thậm chí là xa lánh nhau.

Ngoài ra, thói quen đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài cũng có thể khiến chúng ta bỏ lỡ những mối quan hệ tốt đẹp. Trong cuộc sống, có rất nhiều người có vẻ bề ngoài không được bắt mắt, nhưng họ lại có những phẩm chất tốt đẹp như thông minh, tài năng, tốt bụng, nhân hậu. Nếu chúng ta chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài của họ mà không tiếp xúc, tìm hiểu, chúng ta sẽ bỏ lỡ cơ hội được gặp gỡ những người bạn tốt. Vì vậy, chúng ta cần loại bỏ thói quen đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài. Để làm được điều đó, chúng ta cần học cách nhìn nhận con người một cách toàn diện, không chỉ dựa vào vẻ bề ngoài. Chúng ta cần dành thời gian để tìm hiểu, tiếp xúc với họ để có thể hiểu rõ họ hơn. Khi chúng ta hiểu rõ một người, chúng ta sẽ có thể đánh giá họ một cách khách quan và chính xác hơn.

Mình biết rằng bạn là một người tốt nhưng bạn lại có thói quen đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài. Điều này khiến bạn bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt đẹp trong cuộc sống. Mình mong rằng bạn sẽ thay đổi thói quen này. Hãy học cách nhìn nhận con người một cách toàn diện, không chỉ dựa vào vẻ bề ngoài. Khi bạn làm được điều đó, bạn sẽ thấy cuộc sống trở nên tươi đẹp và ý nghĩa hơn.

Bình luận (0)
♌♋□ 📄&🖰
Xem chi tiết
Buddy
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
28 tháng 8 2023 lúc 20:32

Bình luận (0)
Mai Trung Hải Phong
29 tháng 8 2023 lúc 6:39

 

Bài luận thuyết phục người khác

Bài luận về bản thân

Mục đích

Đưa ra các nguyên nhân, hậu quả và cách để thay đổi thói quen xấu nhằm thuyết phục thay đổi họ theo chiều hướng đúng đắn

Thuyết phục người khác tin vào phẩm chất, năng lực thực hiện nhiệm vụ, công việc hoặc hoạt động nào đó của chính mình

Yêu cầu

- Tìm hiểu đề (Đọc kĩ đề bài; xác định đối tượng của bài viết, mục đích của bài viết thuyết phục từ bỏ thói quen hoặc quan niệm nào)

- Nêu lí do và phân tích các ảnh hưởng tiêu cực, tác hại của thói quen, quan niệm cần phải thay đổi, từ bỏ

- Có các dẫn chứng cụ thể, sinh động về những hình ảnh tiêu cực, tác hại của thói quen, quan niệm đó

- Dự đoán phản ứng và lập luận của người có thói quen, quan niệm mà em muốn thuyết phục để nêu ý kiến phản biện của em

- Xác định rõ mục đích, yêu cầu cần viết của bài luận

- Tìm hiểu về đối tượng cần thuyết phục (họ là ai, học có yêu cầu gì, họ cần gì ở mình ?)

- Suy nghĩ về chính mình: mong muốn, khả năng, điều kiện, điểm mạnh, điểm hạn chế, mức độ hoàn thành công việc

- Xác định những luận điểm và những lí lẽ, dẫn chứng sáng tỏ cho mỗi luận điểm trong bài viết

- Lựa chọn cách trình bày sao cho hiệu quả, hấp dẫn

- Nhờ những người có kinh nghiệm đọc, góp ý để hoàn thiện bài viết

Nội dung chính

Thuyết phục người có thói quen chưa tốt, quan niệm chưa đúng từ bỏ những thói quen và quan niệm ấy

Nhằm giải trình một cách trung thực những điểm nổi bật nhất về bản thân trong tương quan với mức độ yêu cầu của tổ chức cá nhân, hoạt động cần thực hiện

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
7 tháng 12 2023 lúc 22:19

     Sự ra đời của thuốc kháng sinh được coi là bước ngoặt lớn của nền y học, chúng giúp điều trị dứt điểm một số vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người chưa thực sự hiểu biết về loại dược phẩm này, họ có xu hướng lạm dụng thuốc. Mọi người cần từ bỏ việc lạm dụng thuốc kháng sinh bởi thói quen này dẫn đến nhiều nguy cơ mà con người phải đối mặt trong điều trị bệnh tật.

     Vậy thế nào là thuốc kháng sinh, là lạm dụng thuốc kháng sinh? Thuốc kháng sinh là các loại thuốc có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây nên các bệnh lý nhiễm trùng hay được kết hợp trong việc điều trị một số loại bệnh khác. Lạm dụng thuốc kháng sinh là sử dụng bừa bãi, bất kì bị bệnh, ôm, ho hay như thế nào cũng dùng thuốc kháng sinh mà không đúng liều lượng. Hiện nay tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh của nhiều nhiều rất phố biến cụ thể như: “Tỷ lệ kháng erythromycin ở Việt Nam là 92,1%”, “Theo số liệu báo cáo của 15 bệnh viện trực thuộc Bộ, bệnh viện đa khoa tỉnh ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh,… về sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh giai đoạn 2008 – 2009 cho thấy: năm 2009, 30 – 70% vi khuẩn gram âm đã kháng với kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3 và thế hệ 4, gần 40 – 60% kháng với nhóm aminoglycosid và fluoroquinolon”, “ Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), kết quả khảo sát việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nông thôn và thành thị cho thấy, nhận thức về kháng sinh và kháng thuốc của người bán thuốc lẫn người dân đều rất thấp. Có đến 88% số dân ở thành thị, 91% số dân ở nông thôn sử dụng kháng sinh không có đơn của bác sĩ”,....  Vậy lí do gì mà người dân lại sử dụng thuốc kháng sinh nhiều như vậy? Đầu tiên phải nói đến do bệnh nhân: Nhiều người tưởng rằng kháng sinh chữa được bách bệnh, nên hễ bị bệnh là dùng kháng sinh, vì ở ta việc mua bán kháng sinh còn dễ dàng. Khuynh hướng tự mua thuốc, tự chữa bệnh ngày càng phổ biến - đó là lý do dễ lạm dụng kháng sinh. Tiếp đến là do thầy thuốc: Trong thực tế hằng ngày, việc sử dụng kháng sinh cũng rộng rãi. Ví dụ, khi chưa xác định được loại vi khuẩn nào và nên dùng loại kháng sinh nào là thích hợp, nhưng theo yêu cầu của bệnh nhân, một số thầy thuốc cũng dễ chỉ định sử dụng kháng sinh. Biết là chưa thật xác đáng, nhưng một số thầy thuốc vẫn kê đơn kháng sinh. Đó cũng là một cách lạm dụng kháng sinh. Lạm dụng thuốc kháng sinh không chỉ lãng phí mà còn gây tổn hại đến sức khỏe, các bệnh do virut không chữa được bằng kháng sinh mà vẫn dùng kháng sinh. Gây khó khăn cho chẩn đoán: bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp mà dùng kháng sinh sẽ làm cho lu mờ các triệu chứng gây khó chẩn đoán. Có khi có tác dụng chữa nhưng lại dễ gây ra phản ứng dị ứng, mẫn cảm thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Sử dụng nhiều kháng sinh và liều cao có khả năng gây suy tủy, nhất là trường hợp sử dụng chloramphenicol nhiều. Một số kháng sinh như streptomycine, kanamycine dùng liều cao có thể gây điếc và suy thận. Lạm dụng kháng sinh làm cho vi khuẩn nhờn thuốc, kháng thuốc ngày càng nhiều, từ đó việc chữa trị bệnh càng khó khăn. Ngày nay các tụ cầu trùng kháng thuốc cephalosporin càng nhiều. Một số vi khuẩn khác cũng kháng thuốc do đó tác dụng chữa trị của kháng sinh ngày càng hạn chế. Nhiều người khi dùng thuốc kháng sinh chỉ cho rằng nó thuận tiện, giá thành cũng không quá đắt nhưng người dân lại đâu biết  rằng tác hại của nó vô cùng nghiêm trọng. Vậy nên mọi người cần làm gì để hạn chế hay bỏ tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh? Nguyên tắc bạn cần biết khi dùng thuốc kháng sinh đó là chỉ điều trị bệnh do vi khuẩn gây ra và dùng chúng khi thực sự cần thiết, được bác sĩ đồng ý. Đúng liều: khi được bác sĩ kê đơn có thuốc kháng sinh, luôn uống đủ liều lượng đã được kê, không bỏ dở nửa chừng, ngay cả khi cảm thấy bệnh đã đỡ nhiều. Đúng chỉ dẫn: Không dùng thuốc kháng sinh thừa từ lần sử dụng trước; không chia sẻ thuốc kháng sinh trong toa thuốc đang dùng cho người khác uống, ngay cả khi đó là người thân của mình. Vì khi chia sẻ, sẽ thiếu liều thuốc cần uống và vô tình tạo cơ hội cho vi khuẩn mạnh mẽ lên và kháng lại các thuốc điều trị. Điều này gây nguy hiểm cho chính bản thân, cho gia đình và cộng đồng.

     Nâng cao nhận thức ngay từ mỗi cá nhân bằng cách bắt đầu bằng thói quen tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ, không tự ý mua kháng sinh về dùng cho bất cứ ai hoặc dùng trong chăn nuôi. Nhắc nhở những người quen nếu thấy họ dùng kháng sinh bừa bãi.

     Có thể nói thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng mà chúng ta không nên chủ quan. Tốt nhất, mỗi người cần có ý thức sử dụng thuốc phù hợp, theo chỉ định của bác sĩ. Nếu sau một thời gian điều trị bạn không thấy hiệu quả, hãy đi tái khám và nhận tư vấn từ bác sĩ “hãy dùng kháng sinh đúng cách vì tương lai của chính chúng ta”.

Bình luận (0)
Bao Phan
Xem chi tiết
...¿
Xem chi tiết
Nguyễn Ngân
Xem chi tiết