Phần kết đã thể hiện tư tưởng, khát vọng gì của dân tộc và với một cảm xúc nghệ thuật như thế nào?
Câu 9 (trang 17, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Phần kết đã thể hiện tư tưởng, khát vọng gì của dân tộc và với một cảm xúc nghệ thuật như thế nào?
Phần kết đã thể hiện bài học lịch sử vô cùng quý báu đối với dân tộc ta. Đó là quy luật bĩ, thái (khốn cùng, thông suốt) của trời đất, cũng là quy luật suy vong hưng thịnh tất yếu của mỗi quốc gia. Vì thế sự vững bền khi đã được xây dựng trên cơ sở phục hưng dân tộc, thì viễn cảnh của đất nước chắc chắn sẽ thật tươi sáng, huy hoàng phát họa sâu đậm niềm tin và quyết tâm xây dựng lại đất nước của nhân dân ta khi vận hội duy tân đã mở.
Bài chiếu dời đô đã thể hiện khát vọng gì của nhà vua và nhân dân ta? Qua đó, em thấy tác giả là người như thế nào ?
Bài chiếu dời đô đã thể hiện khát vọng đất nước được tự do, độc lập và đánh đuổi được quân xâm lược của nhà vua và nhân dân ta.
Qua đó, em thấy tác giả là người có tư tưởng to lớn cùng với sự thông minh và lòng nhân ái.
Lí tưởng và khát vọng của chủ thể trữ tình đã được thể hiện như thế nào trong hai câu cuối của bài thơ?
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu
(Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu)
- Chí "nam nhi": "Công danh trái" Món nợ công danh. Công danh và sự nghiệp được coi là món nợ đời phải trả của kẻ làm trai; nghĩa là phải lập công, lập danh, để lại sự nghiệp và tiếng thơm cho đời, cho dân cho nước.
- Trong hoàn cảnh XH phong kiến, chí làm trai trở thành lí tưởng tích cực có tác dụng to lớn đối với con người và xã hội.
- "Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu": Tác giả tự thấy hổ thẹn trước tấm gương tài – đức lớn lao của Khổng Minh vì chưa trả được nợ công danh cho nước, cho đời. à Đó là cái tâm chân thành và trong sáng của người anh hùng. Đó là nỗi hổ thẹn đầy khiêm tốn và cao cả, giống như nỗi thẹn của Nguyễn Khuyến sau này trong Thu Vịnh: Nhân hứng cũng vừa toan cất bút Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
Lý tưởng và khát vọng của chủ thể trữ tình đã được thể hiện như thế nào qua hai câu thơ cuối của bài thơ?
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu
(Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu)
- Chí "nam nhi": "Công danh trái" Món nợ công danh. Công danh và sự nghiệp được coi là món nợ đời phải trả của kẻ làm trai; nghĩa là phải lập công, lập danh, để lại sự nghiệp và tiếng thơm cho đời, cho dân cho nước.
- Trong hoàn cảnh XH phong kiến, chí làm trai trở thành lí tưởng tích cực có tác dụng to lớn đối với con người
và xã hội.
- "Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu": Tác giả tự thấy hổ thẹn trước tấm gương tài – đức lớn lao của Khổng Minh vì chưa trả được nợ công danh cho nước, cho đời. à Đó là cái tâm chân thành và trong sáng của người anh hùng. Đó là nỗi hổ thẹn đầy khiêm tốn và cao cả, giống như nỗi thẹn của Nguyễn Khuyến sau này trong Thu Vịnh: Nhân hứng cũng vừa toan cất bút Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
a/ Tình cảm, cảm xúc nổi bật được thể hiện qua bài ca dao là gì?
b/ Để thể hiện những nội dung và cảm xúc ấy, tác giả dân gian đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Hãy chỉ ra tác dụng của chúng.
a, Ca dao, dân ca thuộc loại trữ tình, phản ánh tâm tư tình cảm, thế giới tâm hồn của con người (trữ: phát ra, bày tỏ, thể hiện ; tình: tình cảm, cảm xúc). Nhân vật trữ tình phổ biến trong ca dao, dân ca là những người vợ, người chồng, người mẹ, người con,... trong quan hệ gia đình, những chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu, người nông dân, người phụ nữ,... trong quan hệ xã hội. Cũng có những bài ca dao châm biếm phê phán những thói hư tật xấu của những hạng người và những sự việc đáng cười trong xã hội. Ca dao châm biếm thể hiện khá tập trung những nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam.
b,Bên cạnh những đặc điểm chung với thơ trữ tình (có vần, nhịp, sử dụng nhiều biện pháp tu từ,...), ca dao, dân ca có những đặc thù riêng:
+ Ca dao, dân ca thường rất ngắn, đa số là những bài gồm hai hoặc bốn dòng thơ.
+ Sử dụng thủ pháp lặp (lặp kết cấu, lặp dòng thơ mở đầu, lặp hình ảnh, lặp ngôn ngữ,...) như là một thủ pháp chủ yếu để tổ chức hình tượng.
Tư duy mới mẻ, táo bạo và khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước được biểu lộ như thế nào?
Dựa trên cảm xúc của tác giả và những hình ảnh nghệ thuật trong bài thơ, chú ý tìm hiểu các vấn đề sau:
-Quan niệm mới về chí làm trai và tư thế, tầm vóc của con người trong vũ trụ.
-Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc.
-Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ
-Khát vọng hành động và tư thế buổi lên đường.
Cho đoạn văn sau:
Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương tuyệt vời là Truyện Kiều. Đọc Truyện Kiều ta thấy xã hội, thấy đồng tiền và thấy một Nguyễn Du hàm ẩn trong từng chữ, từng ý. Một Nguyễn Du thâm thuý, trải đời, một Nguyễn Du chan chứa nhân ái, hiểu mình, hiểu đời, một Nguyễn Du nóng bỏng khát khao cuộc sống bình yên cho dân tộc, cho nhân dân.
Đoạn văn thuộc phần nào trong văn bản thuyết minh về tác giả Nguyễn Du?
A. Mở bài
B. Thân bài
C. Kết bài
D. Cả A, B và C đều sai.
Giữa thế kỉ XX, các dân tộc ở Đông Nam Á đã anh dũng đứng lên đấu tranh giành lại nền độc lập dân tộc. Đông Nam Á ngày nay đang "Gắn kết với nhau bởi một khát vọng chung và ý chí tập thể được sống trong một khu vực hòa bình, an ninh và ổn định lâu dài, kinh tế tăng trưởng bền vững, tiến bộ xã hội và thịnh vượng chung và nhằm thúc đẩy các lợi ích, nguyện vọng và lí tưởng quan trọng" (Trích Lời Mở đầu, Hiến chương của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á). Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á như thế nào? Qúa trình tái thiết và phát triển ở Đông Nam Á ra sao?
♦ Hành trình giành độc lập của các nước Đông Nam Á: Từ cuối thế kỉ XIX, sau khi chủ nghĩa thực dân áp đặt được ách cai trị đối với các nước Đông Nam Á, cuộc đấu tranh của nhân dân các nước này chuyển sang một thời kì mới - thời kì đấu tranh giành lại độc lập dân tộc và trải qua ba giai đoạn phát triển chính.
- Giai đoạn 1: từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920:
+ Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ đấu tranh tự vệ sang đấu tranh giành độc lập dân tộc. Phong trào đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến được thay thế bằng phong trào theo khuynh hướng tư sản.
+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự ra đời và phát triển của giai cấp vô sản ở các nước Đông Nam Á đã tạo nền tảng cho sự hình thành khuynh hướng mới trong phong trào đấu tranh.
- Giai đoạn 2: từ năm 1920 - 1945:
+ Giai cấp vô sản bắt đầu bước lên vũ đài chính trị trong khu vực.
+ Các đảng cộng sản được thành lập ở một số nước, mở ra khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Giai đoạn 3: từ năm 1945 - 1975:
+ Thắng lợi của lực lượng Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo thời cơ thuận lợi cho phong trào.
+ Trong 10 năm đầu sau chiến tranh (1945 - 1954), làn sóng đấu tranh dâng cao. Nhiều nước đã giành được độc lập.
+ Trong hơn 20 năm sau (1954 - 1975), các nước Đông Nam Á đã lần lượt hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (riêng Brunây được trao trả độc lập năm 1984).
♦ Quá trình tái thiết và phát triển ở Đông Nam Á
- Để thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á như Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo tiến hành chiến lược công nghiệp hoá từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, sớm hơn so với các nước còn lại trong khu vực.
- Các nước Việt Nam, Lào, Campuchia từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, tiến hành công nghiệp hoá từ cuối thập kỉ 80 - 90 của thế kỉ XX.
- Sau khi giành độc lập năm 1984, Brunây tiến hành điều chỉnh chính sách nhằm đa dạng hoá nền kinh tế. Mianma bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế từ cuối năm 1998.
Trong đoạn kết của văn bản, tác giả đã bộc lộ ước mơ gì? Hình ảnh “tự do ngân vang từ những đỉnh đồi, […] ngọn núi” có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện ý tưởng và cảm xúc của tác giả?
- Trong đoạn kết của văn bản, tác giả đã bộc lộ ước mơ về sự tự do và bình đẳng.
- Hình ảnh “tự do ngân vang từ những đỉnh đồi, […] ngọn núi” có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện ý tưởng và cảm xúc của tác giả. Tác giả tin rằng nước Mỹ luôn tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người, bất kể xuất thân, hoàn cảnh, địa vị xã hội,...