Những câu hỏi liên quan
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
3 tháng 3 2023 lúc 15:11

- Thơ văn Nguyễn Trãi thấm nhuần tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa vì dân, đề cao vai trò của người dân, cùng với niềm suy tư thế sự và tình yêu thiên nhiên, đất nước. Đó là một con người luôn gắn yêu nước với thương dân, biết ơn người dân.

- Thơ văn Nguyễn Trãi phản ánh bức chân dung con người Nguyễn Trãi với vẻ đẹp của sự kết hợp hài hoà giữa một vĩ nhân và một con người hết sức đời thường.

+ Một người gắn bó với quê hương, đất nước. Ông sống hết mình với lợi ích của dân tộc cả trong cuộc kháng chiến chống quân Minh và trong thời bình khi nhiệm vụ xây dựng đất nước được đặt ra cấp thiết.

+ Luôn nâng niu, giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên, yêu thiên nhiên, sống chan hoà cùng tạo vật.

- Nguyễn Trãi yêu tình yêu của con người và cũng đau nỗi đau của con người. Thơ ông chứa đựng nhiều chiêm nghiệm về thói đen bạc của lòng người.

Bình luận (0)
Mai Trung Hải Phong
29 tháng 8 2023 lúc 7:24

 Nội dung của thơ văn Nguyễn Trãi:

+ Thấm nhuần tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa

+ Niềm suy tư về thế sự và tình yêu thiên nhiên, đất nước

+ Khát vọng xây dựng một quốc gia độc lập, hưng thịnh thái bình.

+ Con người Nguyễn Trãi được hiện lên trong thơ văn

+ Là một người có tinh thần yêu nước mạnh mẽ và tấm lòng thương dân da diết

+ Là người con trí hiếu

+ Là con người coi trọng tình nghĩa, gắn bó với quê hương, yêu thiên nhiên.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 0:20

- Văn bản Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc của Phạm Văn Đồng giống như một con mắt khách quan, giúp người đọc có thêm được nhiều kiến thức bổ ích, mới lạ về con người, cuộc đời, sự nghiệp và thơ văn Nguyễn Trãi.

- Nhận xét về các tác phẩm của Nguyễn Trãi (nội dung và hình thức thể loại) được học trong bài này.

+ Về Bình Ngô đại cáo: ghi đậm giá trị văn chương ở sự sáng tạo hình tượng và hình ảnh trong tác phẩm, chính nhờ yếu tố này mà chủ nghĩa yêu nước, tinh thần nhân văn sâu sắc trong văn bản có sức lay động mạnh mẽ, sự trường tồn bất diệt theo thời gian và trong lòng người.

+ Về Bảo kính cảnh giới (Bài 43): Bài thơ không chỉ vẽ nên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè mà còn là tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả. Về nghệ thuật, bài thơ có từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, hình ảnh thơ gần gũi, bình dị. Đồng thời, bài thơ sử dụng câu thơ lục ngôn tạo nên sự thay đổi âm điệu, có hiệu quả to lớn trong việc thể hiện cảm xúc, mong ước của tác giả.

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
31 tháng 8 2023 lúc 20:44

Phương pháp giải:

- Đọc lại các văn bản được nêu ra trong đề bài.

- Chú ý những nét đặc sắc, nổi bật của từng bài.

Lời giải chi tiết:

a. Một số đặc điểm chính của văn chính luận Nguyễn Trãi qua Bình Ngô đại cáo, Thư lại dụ Vương Thông:

- Có mục đích và đối tượng hướng đến rõ ràng.

- Lí lẽ và bằng chứng chặt chẽ, thuyết phục.

- Sử dụng đan xen các yếu tố tự sự, biểu cảm.

- Thể hiện hiện tư tưởng nhân nghĩa.

- Vừa đảm bảo yếu tố về lí và tình, vừa có sức thuyết phục.

b. Một số nét đặc sắc của thơ Nguyễn Trãi qua Bảo kính cảnh giới - bài 43, Dục Thúy sơn:

- Có sáng tạo trong thể thơ Nôm Đường luật.

- Đặt nền móng và mở đường cho sự phát triển của thơ tiếng Việt.

- Hình ảnh thiên nhiên nên thơ, giàu màu sắc, đường nét, âm thanh, mang tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Trãi.

c. Những nét nổi bật về tư tưởng, con người Nguyễn Trãi qua văn thơ của ông.

- Không thể tách bạch các yếu tố nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà nho.

- Hết lòng nâng niu năng lực sáng tạo của nhân dân.

- Mang nặng tư tưởng nhân nghĩa.

- Sống liêm khiết.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 2:22

a. Một số đặc điểm chính của văn chính luận Nguyễn Trãi qua Bình Ngô đại cáo, Thư lại dụ Vương Thông:

- Hệ thống luận điểm rõ ràng, kết nối chặt chẽ, lô-gic.

- Lí lẽ đanh thép kèm theo dẫn chứng cụ thể, thuyết phục.

- Sử dụng thích hợp các biện pháp tu từ tạo sức biểu cảm cao và làm tăng hiệu quả biểu đạt.

- Giọng văn phù hợp với từng hoàn cảnh, mục đích viết, đối tượng hướng tới và thay đổi linh hoạt trong từng luận điểm khác nhau.

b. Một số nét đặc sắc trong thơ Nguyễn Trãi qua Bảo Kính cảnh giới - bài 43Dục Thúy Sơn

-Các quan sát, miêu tả thiên nhiên tinh tế, độc đáo, mới lạ.

- Cảnh vật thường được nhân hoá, sinh động, hữu tình, mang hơi thở, tâm hồn, tình cảm con người.

- Trong cảnh luôn có tình, từ cảnh đi đến bộc lộ tình.

c. Những nét nổi bật về tư tưởng, con người Nguyễn Trãi qua văn thơ ông.

- Yêu nước thương dân là tư tưởng xuyên suốt thơ văn Nguyễn Trãi. Nó thể hiện ở tinh thần nhân nghĩa, trừ bạo để yên dân, ở tấm lòng ưu ái luôn mong dân được no ấm, yên vui, ở tình cảm gắn bó thiết tha với quê hương, xóm làng.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
3 tháng 3 2023 lúc 14:34

Bài thơ đã thể hiện tâm trạng và mong ước của Nguyễn Trãi về người dân đất nước ta có cuộc sống no đủ sum vầy hạnh phúc, ấm êm. Nhờ vào hai câu thơ cuối:

Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

Hai câu thơ cuối cho ta hiểu tấm lòng của Nguyễn Trãi muốn có cây đàn của vua Thuấn để gảy lên khúc ca sự no ấm, thái bình của người dân. Qua đó, ta thấy được ông là người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo cho dân, cho đất nước, nhìn thấy dân làng chài trong cảnh yên vui cũng đủ khiến ông yên lòng

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
23 tháng 11 2023 lúc 20:59

Bài viết mẫu

     Nguyễn Trãi người anh hùng đại tài không chỉ thể hiện tài năng quân sự mà còn yêu nước hết lòng tận trung ái quốc, yêu mến quê hương đất nước. Ông thể hiện trình độ trong quân sự, đồn thời còn là bậc anh hùng. Khi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Nguyễn Trãi, tôi cảm thấy khâm phục, kính trọng ông, Nguyễn Trãi con người văn võ song toàn của dân tộc. Tuy ông đã trải qua nhiều bất hạnh oan uổng và trở thành thảm kịch trong lịch sử nước ta nhưng những đóng góp của ông cho nền văn học nước nhà vẫn còn mãi đến bây giờ.

     Nguyễn Trãi có tên hiệu là Ức Trai, quê gốc nằm ở tỉnh Hải Dương. Ông trưởng thành trong gia đình mà cha và mẹ đều nổi tiếng. Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống văn hóa, văn học và yêu nước. Nhưng từ nhỏ ông đã chịu nhiều đau thương 5 tuổi mất mẹ, 10 tuổi mất ông ngoại. Năm 1400, khi nhà Hồ tổ chức kỳ thi, ông đỗ Thái học sinh, cha với con đều cùng nhau làm quan nhà Hồ. Sau khi quân Minh sang xâm lược, nhà Hồ thất thủ, cha ông bị bắt sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi tham gia nghĩa quân Lam Sơn kháng chiến chống giặc Minh góp sức mình cho cuộc kháng chiến chống quân Minh.

     Vào thời gian năm 1428, khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh thành công, Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo – được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta. Sau một thời gian làm quan, trước cảnh triều đình có nhiều biến chuyển khi gian thần lộng hành khắp nơi, Nguyễn Trãi đã xin vua quay về ở ẩn. Về sau khi quay lại triều đình giúp vua Lê Thái Tông, ông và gia đình bị dính vào oan án Lệ Chi Viên hãm hại vua, bị tru di tam tộc, trở thành vụ án thảm khốc nhất trong lịch sử nước nhà.

     Cuộc đời của ông là cuộc đời của một đại anh hùng dân tộc, một nhân vật lịch sử toàn tài hiếm có và cũng là cuộc đời của một con người chịu oan khiên thảm khốc. Nguyễn Trãi là một nhà chính trị, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất. Trong suốt cuộc đời mình, ông đã đóng góp nhiều cho nước nhà, đặc biệt ông đã để lại nhiều tác phẩm chữ Nôm và chữ Hán, văn chính luận, thơ trữ tình kiệt xuất và được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

      Các tác phẩm xuất sắc như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo và nhiều chiếu, biểu, có giá trị khác. Các tác phẩm ông có tư tưởng chính đó là sự nhân nghĩa, yêu nước thương dân. Hai tập thơ Ức Trai thi tập (chữ Hán) và Quốc âm thi tập (chữ Nôm) nằm trong số các tác phẩm vô cùng giá trị. Thơ trữ tình của ông giản dị, giàu hình ảnh có tính ước lệ. Nguyễn Trãi thiên tài văn học nổi tiếng có sự kết tinh của tinh thần Văn học Lí – Trần. Khi đọc các sáng tác của ông ta có thể thấy nội dung, thơ Nguyễn Trãi có sự kết hợp giữa lòng yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc. Qua đó, ta thấy được những nỗi ưu tư trăn trở về dân về nước, thấy được khí tiết thanh cao, lòng yêu thiên nhiên cây cỏ của ông.

     Không chỉ thơ mà các tác phẩm chính luận cũng có tư tưởng chủ đạo là tư tưởng nhân nghĩa, mệnh trời, tư tưởng nhân dân, sống theo tư tưởng đạo Nho nhưng không gò bó, câu nệ tiểu tiết mà vô cùng khoáng đạt, rộng rãi. Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất của văn học trung đại Việt Nam. Tác phẩm Bình Ngô đại cáo được đánh giá là “thiên cổ hùng văn”, bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc. Quân trung từ mệnh tập được đánh giá là “có sức mạnh bằng 10 vạn quân”. Các tác phẩm chính luận của ông đều có luận điểm vững chắc, lập luận sắc bén, giọng điệu linh hoạt khiến người đọc phải cảm thán về tính thuyết phục của nó.

      Thơ văn Nguyễn Trãi là đỉnh cao chói lọi trong nền văn học dân tộc, ông là nhà văn có nhiều cống hiến to lớn cho văn học đất nước, cùng với các bài chiếu, biểu, lục, ông đã xây đắp nền móng văn hóa tư tưởng cho dân tộc. Không thể phủ định được Nguyễn Trãi là một nhân vật tài đức có đủ, trí dũng song toàn trong lịch sự Việt Nam thời phong kiến, là một nhân vật không ai không thán phục và kính ngưỡng. Nguyễn Trãi không chỉ góp phần viết nên các trang hào hùng trong lịch sử giữ nước mà còn có công xây đắp nền móng vững chãi cho nền văn học dân tộc. Nguyễn Trãi nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân, gắn bó thiết tha với cảnh vật thiên nhiên đất nước, thể hiện tình yêu ngôn từ Việt nồng thắm. Tên tuổi ông sẽ mãi mãi sáng như ánh sao khuê, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
21 tháng 11 2023 lúc 22:02

- Nguyễn Trãi là một người luôn mang trong mình nỗi suy tư trước thế sự đen bạc. Thế nhưng dù cuộc đời vần vũ, ông vẫn luôn hiên ngang, tự trọng, giữ trọn cốt cách. Qua đó, ta thấy Nguyễn Trãi là một người yêu nước thương dân, sống thanh cao, cứng cỏi, kiêu hãnh và luôn theo đuổi lí tưởng cao cả. 

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
28 tháng 8 2023 lúc 20:36

Cách thể hiện khí thế chiến thắng của quân ta và thất bại của quân Minh ở đây có khác với đoạn trước là: Nghệ thuật đối lập đã thể hiện rõ những nét đối cực trong cuộc chiến giữa ta và địch, từ tính chất cuộc chiến cho đến khí thế, sức mạnh, những chiến công và cách ứng xử: “Chẳng đánh mà người chịu khuất, ta đây mưu phạt tâm công”.

Bình luận (0)
Thảo Nguyễn
Xem chi tiết
Thảo Phương
11 tháng 10 2016 lúc 12:12

Ý1 . Thiên nhiên đã đặt tên cho dòng sông:
- Đó là một thiên nhiên “phóng khoáng và man dại”, “ rầm rộ”, “ một bản trường ca của rừng già”.
- Đó còn là một thiên nhiên “dịu dàng và trí tuệ”
- Là thiên nhiên với vẻ đẹp biến ảo như phản quang nhiều màu sắc của nền trời tây nam thành phố, với vẻ đẹp trầm mặc khi lặng lẽ chảy dưới chân những rừng thông u tịch, với vẻ đẹp mang màu sắc triết lí, cổ thi khi đi trong âm hưởng ngân nga của tiếng chuông chùa Thiên Mụ, với vẻ đẹp mơ màng trong sương khói khi xa dần thành phố đi qua những bờ tre trúc và hàng cau thôn Vĩ...
-> Tất cả đã góp phần đặt tên cho dòng sông.
Ý1. Lịch sử, văn hóa đã đặt tên cho dòng sông:
- Đó là dòng sông của biên thùy Tổ quốc thời Đại Việt, từng soi bóng kinh thành Phú Xuân của Nguyễn Huệ; từng chứng kiến bao cuộc khởi nghĩa, cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, chiến dịch mậu Thân 1968...
- Đó là nền văn hóa với âm nhạc cổ điển Huế, liên tưởng đền Nguyễn Du và Truyện Kiều, là dòng sông của thi ca....
-> Tất cả đã góp phần đặt tên cho dòng sông.
Ý 3: Nghệ thuật
- Bài kí đầy chất trí tuệ và tình yêu
- Đẫm chất sử thi và cảm hứng trữ tình, lãng mạn.
-> Tất cả cũng đã góp phần đặt tên cho dòng sông

Bình luận (0)
Erika Alexandra
29 tháng 9 2017 lúc 16:17

Đến với câu thơ cuôi, ta bắt gặp nhân vật trữ tình (ta) ngâm thơ nhàm dưới màu xanh mát của trúc bóng râm. Đó là một hình ảnh thư thái thanh thản, ông đến với thiên nhiên bằng tất cả niềm giao hoà, con người như hoà vào thiên nhiên là một. Đế hình dung được tâm trạng của Nguyễn Trãi ở thời điểm này, chúng ta tìm đến lí do vì sao ông lại đến Côn Sơn? Chắc chắn không chỉ vì Côn Sơn có cảnh trí đẹp mà bởi lẽ tác giả về đây là để ở ẩn, để tránh xa chốn quan trường đầy rẫy những xu nịnh, bất công.v.v... Từ đó, chúng ta cũng nhận ra nhân cách thanh cao của tâm hồn thi sĩ. Ồng đã đến với thiên nhiên bằng tất cả niềm giao hoà, tìm được cảm giác thư thái để sông trọn vẹn với hồn thơ tinh tế bao la của mình.

Bình luận (0)