Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Midoriya Izuku
18 tháng 9 2023 lúc 15:23

Ca Huế khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cùng vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật, theo thời gian đã dần được dân gian hóa để có điều kiện đến với nhiều tầng lớp công chúng. Môi trường diễn xướng của ca Huế thường trong không gian hẹp. Số lượng người trình diễn khoảng từ 8 đến 10 người, trong đó số lượng nhạc công từ 5 đến 6 người. Số lượng nhạc cụ sử dụng đạt chuẩn 4 hoặc 5 nhạc trong dàn ngũ tuyệt, tứ tuyệt cổ điển. Ca Huế biểu diễn bằng hai phong cách: biểu diễn truyền thống và biểu diễn cho du khách. Ca Huế là một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam đuợc Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn họa phi vật thể quốc gia năm 2015.

Bình luận (0)
nguyen thanh van
Xem chi tiết
_LinhFurry_
Xem chi tiết
nthv_.
2 tháng 8 2021 lúc 22:02

Tham khảo:

Sau khi học xong văn bản “ca huế trên sông hương” em thấy cố đô huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thám cảnh đẹp và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu đan ca và âm nhạc cung đình như: Hò, lí…mỗi câu hò dù ngắn hay dài nhưng cũng gửi gắm được một ít ý tình trọn vẹn. Nó được hình thành từ nhạc dân ca và nhạc cung đình, nhã nhạc, trang trọng uy nghi nên có thần thái của nhạc thính phòng. Thú nghe ca huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. âm thanh của dân hòa tấu bởi bốn bản nhạc: Khúc lưu thủy, kim tuyền, xuân phong, long hổ nghe du dương, trần bổng, réo rắt, các nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như: Nhấn, mổ, vồ, vả, bấm, day, chớp, búng, phi, vãi. Ca huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữu và phát huy

Bình luận (0)
Chanhh
2 tháng 8 2021 lúc 22:03

Sau khi đọc bài văn, người đọc biết Huế không chỉ nổi tiếng bởi danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử, Huế không chỉ nổi tiếng bởi nón bài thơ, các món ăn tinh tế, mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Nghe ca Huế trong thuyền rồng trên sông Hương là một thú tao nhã, đầy quyến rũ. mỗi câu hò dù ngắn hay dài nhưng cũng gửi gắm được một ít ý tình trọn vẹn. Nó được hình thành từ nhạc dân ca và nhạc cung đình, nhã nhạc, trang trọng uy nghi nên có thần thái của nhạc thính phòng. Thú nghe ca huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. âm thanh của dân hòa tấu bởi bốn bản nhạc: Khúc lưu thủy, kim tuyền, xuân phong, long hổ nghe du dương, trần bổng, réo rắt, các nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như: Nhấn, mổ, vồ, vả, bấm, day, chớp, búng, phi, vãi. Ca huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữu và phát huy.

Bình luận (1)
Bùi Minh Đức
Xem chi tiết
Thảo Phương
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
27 tháng 8 2023 lúc 21:04

Tạ Quang Bửu (1910–1986) là giáo sư, nhà khoa học Việt Nam, người đặt nền móng cho lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự Việt Nam. Giáo sư Tạ Quang Bửu là một trong những nhà trí thức tài giỏi của Việt Nam từ khi giành độc lập năm 1945. Ông đã cống hiến rất nhiều cho sự nghiệp cách mạng và giải phóng dân tộc cũng như nền khoa học nước nhà và góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển giáo dục Việt Nam. Ông là một con người có nhiều tài năng, từ khả năng toán học đến nghệ thuật, khả năng ngoài ngữ đánh nể. Ông có tinh thần tự học cao và đáng nể phục. Ông yêu sách và đọc, viết khá nhiều sách. Dù công việc có bận rộn đến đâu, ông vẫn luôn dành thời gian để đọc sách. Tài năng, những cống hiến và nỗ lực của ông được mọi người công nhận và kính trọng. Sự ra đi của ông để lại nhiều nỗi tiếc thương nho người dân đất Việt. 

Bình luận (0)
Âu Minh Anh
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
31 tháng 1 lúc 2:31

Giáo sư Tạ Quang Bửu (1910 - 1986), ông là nhà khoa học lừng lẫy của Việt Nam, là người đặt nền móng đầu tiên cho ngành khoa học - kỹ thuật và công nghệ quân sự Việt Nam. Năm 1945, khi nước Việt Nam giành độc lập, giáo sư Tạ Quang Bửu là một trong những nhà tri thức tai ba nhất thời đó. Sự nghiệp cách mạng cũng như sự nghiệp phát triển nền giáo dục nước nhà không thể không nhắc đến tên ông. Ông đã dành cả cuộc đời của mình để nghiên cứu và cống hiến, góp phần lớn lao tạo nên nền kinh tế - văn hóa - xã hội vững mạnh như bây giờ. Không chỉ là một chính trị tài ba, ông còn được biết đến là con người đa tài từ khả năng toán học đến nghệ thuật, đặc biệt ông có tài năng ngoại ngữ vượt trội. Để trở thành nhà trí thức uyên bác như vậy, sở dĩ ông là người có tính kỉ luật, tinh thần tự học cao. Ông luôn biết cách làm cho mình phát triển hơn từng ngày nhờ vào việc tự học, không ngừng tìm tòi lĩnh hội kiến thức bằng việc yêu những cuốn sách và luôn sẵn sàng dành thời gian cho chúng. Bởi thế mà tài năng, nỗ lực của ông đều được mọi người ghi nhận, tôn vinh và kính trọng. Sự ra đi của ông để lại muôn vàn tiếc thương cho con em đất Việt.

Bình luận (0)
Hoàng Lê Minh
Xem chi tiết
Huan
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
3 tháng 5 2022 lúc 19:40

2. Về nội dung:

a. Mở đoạn:

- Bút kí Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh đã giới thiệu cho người đọc biết một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch, tao nhã của xứ Huế.

- Đoạn văn được giới thiệu là đoạn kết của văn bản, đem đến cho người đọc một cảm nhận thật diệu kì về vẻ đẹp của Ca Huế trên sông Hương.

b. Thân đoạn:

Để thưởng thức một bản ca Huế đúng chất Huế, người nghe sẽ được ngồi trên thuyền rồng, lênh đênh trên dòng sông Hương thơ mộng trong không gian yên tĩnh của màn đêm.

Trên khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị...Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sánh để gõ nhịp. Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp; nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Khi trăng đã lên cao, gió mơn man nhè nhẹ, con thuyền trôi nhẹ trên dòng sông Hương thơ mộng với tiếng ca Huế ngọt ngào vang lên trong không gian bốn bề yên tĩnh. Có lẽ, chính điều đó đã làm nên sức hút riêng của ca Huế mà không vùng đất nào có được.

- Sau đó , đoạn kết là thời gian kết thúc của cuộc hành trình ca Huế trên sông Hương, trời đêm đã về sáng.

- Đoạn văn lấy động tả tĩnh. Nếu không gian, thời gian, cảnh vật không êm đềm, lắng đọng, ngưng kết thì làm sao nghe nổi tiếng gà, tiếng chuông chùa gọi năm canh, lời ca, tiếng nhạc vẫn đầy ắp trong khoang thuyền?

- Từ đó cảm nhận được chiều sâu văn hóa, lịch sử Huế, con người xứ Huế.

=> Có thể nói người thưởng thức ca Huế phải biết vận động các giác quan: nghe, nhìn và cảm nhận… mới thấy hết được vẻ đẹp của thiên nhiên, sản vật xứ Huế.

c. Kết đoạn:

- Qua đoạn trích, người đọc có thể thấy ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa thanh lịch, tao nhã, sang trọng.

- Đoạn văn cũng cho ta thấy tác giả là một người có tâm hồn lãng mạn, tinh tế, nhạy cảm, có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về nghệ thuật ca Huế, về vẻ đep tâm hồn người xứ Huế: trầm tư, sâu lắng, đôn hậu…

Bình luận (0)