Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
13 tháng 8 2023 lúc 20:20

(*) Tham khảo: Ảnh hưởng của sự phân hóa địa hình của khu vực Tây Bắc và Đông Bắc

1. Ảnh hưởng của sự phân hóa địa hình đối với sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên

♦ Đối với khí hậu

- Khu vực Đông Bắc

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn. Nhiệt độ mùa đông xuống thấp có thể xuống 0℃; mùa hè khí hậu mát mẻ.

- Khu vực Tây Bắc:

Khí hậu phân hóa theo độ cao và được dãy Hoàng Liên Sơn ngăn không cho gió mùa Đông Bắc như khu vực Đông Bắc; nên nhiệt độ ấm hơn vùng Đông Bắc 2-3℃.

Mùa hè chịu ảnh hưởng của gió phơn ở một số tỉnh ở Tây Bắc.

♦ Đối với sông ngòi

- Khu vực Đông Bắc: các sông thường chảy theo hướng vòng cung như sông Cầu, sông Lục Nam, sông Thương,…

- Khu vực Tây Bắc: các sông thường chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

♦ Đối với đất:

Khu vực Đông Bắc: chủ yếu là đất Feralit

Khu vực Tây Bắc: chủ yếu là đất Feralit và đất mùn núi cao.

♦ Đối với sinh vật:

Khu vực Đông Bắc: chủ yếu là các sinh vật cận nhiệt đới gió mùa

Khu vực Tây Bắc: chủ yếu là các sinh vật cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới

2. Ảnh hưởng của sự phân hóa địa hình đối với khai thác kinh tế

- Khu vực Đông Bắc:

+ Khí hậu mát mẻ, địa hình núi Cacxtơ nhiều hang động nổi tiếng, thuận lợi cho sự phát triển của du lịch.

+ Có nhiều khoáng sản, thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng.

+ Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,…

- Khu vực Tây Bắc:

+ Dọc biên giới Việt - Trung và Việt - Lào nhiều đỉnh núi, cao nguyên nổi tiếng, thuận lợi cho sự phát triển của du lịch.

+ Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,…

+ Có nhiều đồng cỏ tự nhiên rộng lớn, thuận lợi cho chăn nuôi gia súc.

+ Có nhiều khoáng sản, thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng.
+ Sông ngòi có tiềm năng lớn về thủy điện.

+ Tuy nhiên, địa hình bị chia cắt mạnh, gây khó khăn cho giao thông và cần chú ý đến công tác phòng chống thiên tai (lũ quét, sạt lở đất),…

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Phước Thịnh
13 tháng 8 2023 lúc 20:21

Tham khảo

 Ảnh hưởng của sự phân hóa địa hình của khu vực Tây Bắc và Đông Bắc

1. Ảnh hưởng của sự phân hóa địa hình đối với sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên

♦ Đối với khí hậu

- Khu vực Đông Bắc

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn. Nhiệt độ mùa đông xuống thấp có thể xuống 0℃; mùa hè khí hậu mát mẻ.

- Khu vực Tây Bắc:

+ Khí hậu phân hóa theo độ cao và được dãy Hoàng Liên Sơn ngăn không cho gió mùa Đông Bắc như khu vực Đông Bắc; nên nhiệt độ ấm hơn vùng Đông Bắc 2-3℃.

+ Mùa hè chịu ảnh hưởng của gió phơn ở một số tỉnh ở Tây Bắc.

♦ Đối với sông ngòi

- Khu vực Đông Bắc:các sông thường chảy theo hướng vòng cung như sông Cầu, sông Lục Nam, sông Thương,…

- Khu vực Tây Bắc:các sông thường chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

♦ Đối với đất:

- Khu vực Đông Bắc:chủ yếu là đất Feralit

- Khu vực Tây Bắc:chủ yếu là đất Feralit và đất mùn núi cao.

♦ Đối với sinh vật:

- Khu vực Đông Bắc:chủ yếu là các sinh vật cận nhiệt đới gió mùa

- Khu vực Tây Bắc: chủ yếu là các sinh vật cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới

 

Bình luận (0)
Lô Đỉnh 18cm
13 tháng 8 2023 lúc 20:22

(*) Tham khảo: Ảnh hưởng của sự phân hóa địa hình của khu vực Tây Bắc và Đông Bắc

1. Ảnh hưởng của sự phân hóa địa hình đối với sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên

♦ Đối với khí hậu

- Khu vực Đông Bắc

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn. Nhiệt độ mùa đông xuống thấp có thể xuống 0℃; mùa hè khí hậu mát mẻ.

- Khu vực Tây Bắc:

Khí hậu phân hóa theo độ cao và được dãy Hoàng Liên Sơn ngăn không cho gió mùa Đông Bắc như khu vực Đông Bắc; nên nhiệt độ ấm hơn vùng Đông Bắc 2-3℃.

Mùa hè chịu ảnh hưởng của gió phơn ở một số tỉnh ở Tây Bắc.

♦ Đối với sông ngòi

- Khu vực Đông Bắc: các sông thường chảy theo hướng vòng cung như sông Cầu, sông Lục Nam, sông Thương,…

- Khu vực Tây Bắc: các sông thường chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

♦ Đối với đất:

Khu vực Đông Bắc: chủ yếu là đất Feralit

Khu vực Tây Bắc: chủ yếu là đất Feralit và đất mùn núi cao.

♦ Đối với sinh vật:

Khu vực Đông Bắc: chủ yếu là các sinh vật cận nhiệt đới gió mùa

Khu vực Tây Bắc: chủ yếu là các sinh vật cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới

2. Ảnh hưởng của sự phân hóa địa hình đối với khai thác kinh tế

- Khu vực Đông Bắc:

+ Khí hậu mát mẻ, địa hình núi Cacxtơ nhiều hang động nổi tiếng, thuận lợi cho sự phát triển của du lịch.

+ Có nhiều khoáng sản, thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng.

+ Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,…

- Khu vực Tây Bắc:

+ Dọc biên giới Việt - Trung và Việt - Lào nhiều đỉnh núi, cao nguyên nổi tiếng, thuận lợi cho sự phát triển của du lịch.

+ Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,…

+ Có nhiều đồng cỏ tự nhiên rộng lớn, thuận lợi cho chăn nuôi gia súc.

+ Có nhiều khoáng sản, thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng.
+ Sông ngòi có tiềm năng lớn về thủy điện.

+ Tuy nhiên, địa hình bị chia cắt mạnh, gây khó khăn cho giao thông và cần chú ý đến công tác phòng chống thiên tai (lũ quét, sạt lở đất),…

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
15 tháng 8 2023 lúc 22:33

Tham khảo

* Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến đặc điểm khí hậu:

- Việt Nam nằm hoàn toàn trong đới nóng của bán cầu Bắc, trong vùng gió mùa châu Á, một năm có hai mùa rõ rệt.

- Phần đất liền Việt Nam hẹp ngang lại nằm kề Biển Đông là nguồn dự trữ ẩm dồi dào, các khối khí di chuyển qua biển ảnh hưởng sâu vào đất liền đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

- Nước ta nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của các cơn bão đến từ khu vực biển nhiệt đới Tây Thái Bình Dương.

* Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến đặc điểm sinh vật và đất

- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu.

- Việt Nam có hệ sinh vật phong phú, đa dạng, do:

+ Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải và nằm trên đường di cư, di lưu của nhiều loài động thực vật;

+ Vùng biển nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, có nhiệt độ bề mặt nước biển cao, các dòng biển di chuyển theo mùa.

Bình luận (0)
김태형의아내
Xem chi tiết
Cô Khánh Linh
6 tháng 11 2023 lúc 14:39
Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiênKhai thác kinh tế ở khu vực biển và thềm lục địa

- Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp nên tính nhiệt đới của thiên nhiên được bảo toàn trên phần lớn diện tích lãnh thổ:

Ở các vùng núi, thiên nhiên có sự phân hoá theo đai cao:

- Khu vực Đông Bắc:

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

+ Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn. Nhiệt độ mùa đông xuống thấp có thể xuống 0; mùa hè khí hậu mát mẻ.

- Khu vực Tây Bắc:

+ Khí hậu phân hóa theo độ cao và được dãy Hoàng Liên Sơn ngăn không cho gió mùa Đông Bắc như khu vực Đông Bắc; nên nhiệt độ ấm hơn vùng Đông Bắc 2-3.

+ Mùa hè chịu ảnh hưởng của gió phơn ở một số tỉnh ở Tây Bắc.

- Dãy Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam: 

+ Sườn đón gió mưa nhiều, sinh vật phát triển.

+ Sườn khuất gió mưa ít, sinh vật nghèo nàn hơn.

Tự nhiên:

- Đất:

+ Địa hình ảnh hưởng đến sự hình thành các vành đai đất theo độ cao

+ Ở nước ta, khu vực đồi núi chủ yếu là đất feralit, khu vực đồng bằng là đất phù sa.

+ Càng lên cao, độ dày tầng đất càng giảm dần.

+ Hai bên sườn của địa hình cũng có sự khác nhau về ranh giới bắt đầu và kết thúc của các vành đai đất.

- Sông:

Hướng nghiêng của địa hình ảnh hưởng đến dòng chảy sông ngòi:

+ Khu vực Tây Bắc, sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

+ Khu vực Đông Bắc, sông chảy theo hướng vòng cung.

Độ dốc địa hình ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy:

+ Ở vùng núi, sông thường chảy nhanh hơn.

+ Ở vùng đồng bằng, sông chảy chậm và điều hòa hơn.

- Điều kiện phát triển:

+ Có nhiều loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, với trữ lượng tương đối lớn

+ Có nhiều vũng, vịnh để xây dựng các cảng nước sâu

+ Có tiềm năng về dấu khí, năng lượng gió, thủy triều

+ Có nhiều bãi tắm đẹp; nhiều đảo có phong cảnh đẹp, không khí trong lành

+ Nghề làm muối có nhiều điều kiện phát triển.

- Thuận lợi phát triển kinh tế biển và thềm lục địa:

+ Khai thác và nuôi trồng thủy sản

+ Làm muối

+ Giao thông vận tải biển

+ Khai thác năng lượng

+ Du lịch biển

Bình luận (0)
thỏ?
Xem chi tiết
Người Già
1 tháng 11 2023 lúc 18:49

- Phân hoá nông nghiệp: Địa hình đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nông nghiệp. Các vùng đồng bằng như Đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng Sông Hồng có đất đai phẳng, màu mỡ, thích hợp cho canh tác và sản xuất nông nghiệp. Ngược lại, các vùng núi và cao nguyên thường có đất đai nghèo nàn hơn, đòi hỏi nhiều công sức hơn để khai thác.

- Phân hoá dân số: Sự phân bố dân cư ở Việt Nam liên quan mật thiết đến địa hình. Các khu vực đồng bằng thường có dân số cao hơn so với khu vực núi và cao nguyên. Điều này dẫn đến sự chênh lệch trong cơ hội làm việc, tiếp cận giáo dục và dịch vụ y tế giữa các vùng.

- Khai thác tài nguyên thiên nhiên: Địa hình cũng ảnh hưởng đến khai thác tài nguyên thiên nhiên. Các vùng núi và cao nguyên có tiềm năng lớn cho khai thác khoáng sản, trong khi các vùng đồng bằng thường phù hợp cho nông nghiệp và thủy sản. Việc khai thác tài nguyên phải được quản lý cẩn thận để đảm bảo bền vững và bảo vệ môi trường.

- Thời tiết và khí hậu: Địa hình cũng ảnh hưởng đến thời tiết và khí hậu ở các vùng khác nhau của Việt Nam. Sự chênh lệch trong độ cao và hình dạng địa hình tạo nên sự đa dạng về khí hậu và thời tiết, ảnh hưởng đến việc canh tác, chăn nuôi, và nguồn nước.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
13 tháng 8 2023 lúc 19:50

- Đối với khí hậu:

+ Vị trí địa lí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, trong khu vực hoạt động của Tín phong và gió mùa châu Á, lại tiếp giáp với Biển Đông nên khí hậu thể hiện rõ tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa; với nhiệt độ trung bình năm cao, lượng mưa và độ ẩm lớn, trong năm có hai mùa gió (gió mùa hạ và gió mùa đông).

+ Hoạt động của các khối khí và bức chắn địa hình còn làm cho khí hậu nước ta phân hoá từ bắc xuống nam và từ đông sang tây.

+ Tuy nhiên, vị trí địa lí cũng làm cho nước ta chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai và biến đổi khí hậu như: bão, lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng,…

- Đối với sinh vật:

+ Do vị trí địa lí nằm trên đường di lưu và di cư của sinh vật nên Việt Nam có tài nguyên sinh vật rất phong phú, đa dạng.

+ Ngoài sinh vật nhiệt đới, nước ta còn có cả các loài sinh vật cận nhiệt đới và ôn đới.

- Đối với khoáng sản: Do vị trí địa lí nằm ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng với nhiều loại như: than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, đồng, bô-xít, a-pa-tít, đá vôi, sét, cao lanh,...

Bình luận (0)
Mai Trung Hải Phong
13 tháng 8 2023 lúc 19:50

tham khảo

Vị trí địa lí và phạm vị lãnh thổ là nhân tố quan trọng làm cho thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hoá đa dạng. Đặc điểm này được thể hiện rất rõ qua các thành phần tự nhiên:

Khí hậu: do nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, lại tiếp giáp với Biển Đông => khí hậu có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Đặc điểm lãnh thổ kết hợp với hoạt động của các khối khí và bức chắn địa hình còn làm cho khí hậu nước ta phân hoá từ bắc xuống nam và từ đông sang tây. Chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai, biến đổi khí hậu.

Sinh vật: Do vị trí địa lí năm trên đường di lưu và di cư của sinh vật => tài nguyên sinh vật rất phong phú. đa dạng: sinh vật nhiệt đới, sinh vật cận nhiệt đới và ôn đới.

Khoáng sản: Do vị trí địa lí năm ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải => nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng: than, dầu mỏ. khí tự nhiên, sắt, dòng, bô-xit, a-pa-tit, đá vôi. sét. cao lanh....

Bình luận (0)
Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Người Già
26 tháng 10 2023 lúc 0:54

Vị trí địa lý và lãnh thổ của một quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành đặc điểm của khí hậu, sự vật, và đất đai của nước đó. Đối với Việt Nam, ảnh hưởng của vị trí địa lý và lãnh thổ đặc biệt quan trọng:

1. Ảnh hưởng đến khí hậu:
    - Vị trí địa lý: Việt Nam có vị trí nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa với phần lớn bờ biển hướng ra biển Đông, nên khí hậu phụ thuộc vào các mùa gió mùa: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.
    - Dải lãnh thổ dài từ Bắc vào Nam: Giúp Việt Nam có nhiều loại khí hậu khác nhau như khí hậu nhiệt đới ẩm ở phía Nam, khí hậu ôn đới ẩm ở phía Bắc.

2. Ảnh hưởng đến sự vật:
    - Địa hình núi: Phần lớn diện tích nước ta là địa hình núi và trung du, tạo điều kiện cho sự phát triển của rừng núi và động vật hoang dã.
    - Dải lãnh thổ dọc biển Đông: Tạo ra một đường bờ biển dài với nhiều bãi tắm và hệ sinh thái biển phong phú.

3. Ảnh hưởng đến đất đai:
    - Vị trí ven biển: Vùng đất ven biển thường mặn, thuận lợi cho việc trồng lúa mùa, dừa và nuôi tôm.
    - Vùng đồng bằng sông: Như Đồng bằng sông Cửu Long hay Đồng Bằng Bắc Bộ có đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng lúa và nhiều loại cây trồng khác.
    - Vùng núi: Đất ở vùng núi thường chứa nhiều khoáng sản như than, bauxite và vàng.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 8 2023 lúc 21:35

Tham khảo

- Vị trí địa lí và lãnh thổ đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hoá.

+ Đối với khí hậu: Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến ở bán cầu Bắc nên tổng bức xạ hằng năm lớn, cán cân bức xạ luôn dương. Nước ta nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch (Tín phong) và gió mùa châu Á nên khí hậu có hai mùa rõ rệt.

+ Thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển do tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển Đông.

+ Đối với sinh vật: Việt Nam nằm trên đường di lưu của nhiều luồng sinh vật. Thiên nhiên nước ta có tính đa dạng sinh học cao với nhiều kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.

+ Đối với khoáng sản: do nằm ở nơi giao thoa của 2 vành đai sinh khoáng lớn Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên nước ta có tài nguyên khoáng sản phong phú.

+ Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tạo nên sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta theo chiều Bắc - Nam và theo chiều Đông - Tây.

- Tuy nhiên, nước ta cũng nằm trong vùng hay xảy ra thiên tai, nhất là bão.

Bình luận (0)
Bầu trời đêm
Xem chi tiết
Phương Dung
30 tháng 12 2020 lúc 19:52

Câu 1: So sánh đặc điểm tự nhiên vùng phía Đông và phía Tây Hoa Kỳ.

Miền Tây

- Địa hình: bao gồm các dãy núi trẻ cao TB > 2000m chạy theo hướng Bắc - Nam, xen giữa là các bồn địa và cao nguyên. Ven biển Thái Bình Dương là những đồng bằng nhỏ.

- Khí hậu:

   + Vùng ven biển TBD: cận nhiệt đới và ôn đới hải dương.

   + Vùng nội địa bên trong: khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc.

- Tài nguyên: nhiều kim loại màu: vàng, đồng, chì…; tài nguyên năng lượng phong phú; diện tích rừng tương đối lớn; đất ven biển phì nhiêu.

b. Miền Đông

Bao gồm dãy núi già Apalat và các đồng bằng ven Đại Tây Dương.

- Dãy Apalat:

   + Địa hình: cao TB 1000 – 1500m, sườn thoải, nhiều thung lũng cắt ngang.

   + Khí hậu: ôn đới, có lượng mưa tương đối lớn.

   + Tài nguyên: sắt, than đá, thuỷ năng…

- ĐB ven Đại Tây Dương:

   + Địa hình: rộng lớn, bằng phẳng.

   + Khí hậu: ôn đới hải dương, cận nhiệt đới.

   + Tài nguyên: dầu mỏ, khí tự nhiên, đất phì nhiêu…

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
15 tháng 9 2023 lúc 11:12

- Lãnh thổ nước ta trải dài, hẹp ngang => Khí hậu có sự phân hóa theo chiều Bắc - Nam
- Địa hình chiếm 3/4 là đồi núi => Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao
- Vị trí giáp biển khiến thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

Bình luận (0)