Những câu hỏi liên quan
Anna
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
19 tháng 3 2022 lúc 6:39

đấy là một tình yêu , một niềm tự hào, lòng thủy chung , sự gắn bó sâu sắc của tác giả đối với quê hương không gì sánh nổi.

Bình luận (4)
Tiên Cherry
Xem chi tiết
Bùi Nguyễn Minh Hảo
8 tháng 5 2016 lúc 18:17

_ Những chiếc lá rơi xào xạc.

_ Cánh hoa rơi nhè nhẹ, lay động trái tim người.

_ Bầu trời nhưng cái mâm bạc sáng loáng.

_ Ông mặt trời quét sạch sương đêm, hòa quyện vào dòng người.

_ Những đám mây nhìn xuống trần gian, cảm thấy chán ngắt cái thế giới im lặng này...

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
25 tháng 11 2023 lúc 21:21

- Chiếc lá đầu tiên là hình ảnh có tính biểu tượng. Đó có thể là hình ảnh tượng trưng cho tình yêu đầu tiên mới chớm nở, cho cuộc hẹn hò đầu tiên, cho kỉ niệm đầu tiên. Những gì có tính chất “đầu tiên” thường ban sơ, ngây ngô, trong trẻo, vì vậy chúng rất đẹp và để lại ấn tượng sâu đậm.

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
31 tháng 8 2023 lúc 15:41

Phương pháp giải:

      Chú ý hình ảnh “chiếc lá buổi đầu tiên” trong khổ thơ cuối.

Lời giải chi tiết:

     Hình ảnh “chiếc lá buổi đầu tiên” ở cuối bài thơ là hình ảnh mang tính chất tượng trưng. “Chiếc lá buổi đầu tiên” ẩn dụ cho khoảng thời gian đẹp đẽ, đó là tình yêu đầu, tình yêu của lứa tuổi học trò ngây ngô, trong sáng và đầy mộng mơ.

Bình luận (0)
Thanh An
7 tháng 5 2023 lúc 8:14

     Hình ảnh “chiếc lá buổi đầu tiên” ở cuối bài thơ là hình ảnh mang tính chất tượng trưng. “Chiếc lá buổi đầu tiên” ẩn dụ cho khoảng thời gian đẹp đẽ, đó là tình yêu đầu, tình yêu của lứa tuổi học trò ngây ngô, trong sáng và đầy mộng mơ.

Bình luận (0)
hello
Xem chi tiết
phạm
8 tháng 3 2022 lúc 14:18

THAM KHẢO :

 

Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
(Quê hương – Đỗ Trung Quân)

Quê hương – hai tiếng gọi giản dị và thân thương nhưng chứa đựng biết bao tình cảm. Có thể nói, mỗi con người đều có quê hương. Đó chính là nơi chúng ta sinh ra, lớn lên và gắn bó. Thế nên, mỗi lần xa quê, ta nhớ quê biết chừng nào. Chính cái miền quê miền biển, đầy nắng và gió, đã nhức nhối trong lòng Tế Hanh bao nỗi nhớ cồn cào. Nỗi nhớ và tình yêu quê hương đó, được khắc họa rõ nét trong bài thơ Quê Hương của ông.

Tế Hanh – người con của làng chài Quảng Ngãi. Quê ông không phải là một miền trung du với những rặng chè ngút ngàn tầm mắt, không phải là nơi phố thị với những tòa nhà cao tầng đồ sộ. Quê ông chỉ là một miền quê làng chài ven biển, nhưng ông tự hào biết bao về làng quê của mình:

“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.”

Hai câu thơ mở đầu bài thơ là lời giới thiệu về nghề nghiệp (làm nghề chài lưới) và vị trí địa lý (gần sông, cách biển nửa ngày) của quê hương Tế Hanh. Lời giới thiệu ngắn gọn, chân thành, giản dị nhưng đầy đủ, thể hiện được niềm tự hào của nhà thơ về quê hương mình.
Nghề chài lưới, một công việc lao động bình thường, nhưng qua con mắt của một thi sĩ yêu quê và đang phải xa quê, cái công việc ấy hiện lên thật đẹp đẽ biết bao:

 

“Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang”

Trong khung cảnh bình minh của một buổi sớm mai tuyệt đẹp: sớm mai hồng, với trời trong, gió nhẹ. Dân làng chài là những chàng trai khỏe mạnh, trai tráng đưa con thuyền của mình ra khơi. Bằng biện pháp tu từ so sánh: như con tuấn mã và sử dụng các động từ mạnh: hăng, phăng, vượt Tế Hanh đã miêu tả cảnh con thuyền ra khơi với một khí thế thật dũng mãnh, oai hùng. Con thuyền như một con ngựa đẹp, khỏe và phi nhanh, chuẩn bị xông ra chiến trường để tiêu diệt kẻ thù. Và trong cái nỗi nhớ da diết về cảnh người dân chài đi đánh cá, hình ảnh cánh buồn là tâm điểm mà Tế Hanh miêu tả một cách đẹp nhất:

“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”

Cánh buồm trắng được nhà thơ so sánh như mảnh hồn làng. Đó chính là biểu tượng, là linh hồn của làng chài. Mỗi lần ra khơi, cánh buồm là vật quan trọng, dắt đường, chỉ lối cho con thuyền. Thế nhưng với Tế Hanh, cánh buồm có vị trí đặc biệt hơn thế nữa. Nó như thâu góp vào trong mình biết bao giông bão của sóng gió để con thuyền luôn trở về bình an. Nó còn mang trong mình biết bao yêu thương, mong ngóng, đợi chợ của những người mẹ, người chị, người con ở đất liền dành cho những người ra khơi. Tế Hanh đã rất thành công khi so sánh một vật hữu hình, cụ thể với một hình ảnh lãng mạn, trừu tượng. Hình ảnh con thuyền với cánh buồm trắng vì vậy mà trở nên đẹp đẽ hơn, lãng mạn hơn.

Sau những ngày tháng bôn ba trên biển khơi, con thuyền trở về, trong sự chào đón hân hoan, vui mừng của người dân quê:

“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.”

Những câu thơ trên, đã miêu tả được cái không khí sinh hoạt của người dân làng chài. Đó là một khung cảnh tươi vui, ồn ào, tấp nập, tràn trề nhựa sống. Có thể nói, Tế Hanh như đang được đắm chìm vào cái khung cảnh sinh hoạt nơi bến đỗ ấy. Nhờ công ơn trời đất, mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, những chàng trai đi đánh cá nay đã trở về với rất nhiều thành quả lao động. Hình ảnh những con cá tươi ngon thân bạc trắng ấy, chính là kết quả của sự cần cù, chịu khó, chịu khổ và của niềm yêu thích lao động chân chính.

Sau chuyến ra khơi là hình ảnh con thuyền và con người trở về trong ngơi nghỉ:

“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”

Có thể nói rằng đây chính là những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của bài thơ. Với lối tả thực, hình ảnh “làn da ngắm rám nắng” hiện lên để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc thì ngay câu thơ sau lại tả bằng một cảm nhận rất lãng mạn “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” – Thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả nồng mặn vị muối của đại dương bao la. Cái độc đáo của câu thơ là gợi cả linh hồn và tầm vóc của con người biển cả. Với hình ảnh này, Tế Hanh đã góp vào kho tàng văn học Việt Nam một bức tượng đài về người lao động Việt Nam thật đặc sắc.

Những câu thơ miêu tả chiếc thuyền “im” trên bến cũng rất độc đáo. Thi nhân dường như cảm nhận được cả sự mệt nhọc say sưa của con thuyền sau những ngày ra khơi. Bằng biện pháp nhân hóa, nhà thơ đã biến một hình ảnh vô tri, vô giác trở thành một cá thể có hồn, có thần. Con thuyền như đang cảm nhận được những mặn mòi của muối biển đang thấm sâu vào da thịt mình. Với nghệ thuật độc đáo này, chúng ta thấy con thuyền đã trở thành một phần không thể thiếu của làng chài.

Xa quê, chắc hẳn không ai không nhớ quê. Là một người con của vùng quê miền biển, khi xa quê, Tế Hanh nhớ tới: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, con thuyền và mùi nồng mặn của biển cả. Trong những nỗi nhớ ấy, thì da diết hơn cả, phải kể đến nỗi nhớ về cái vị mặn mòi của biển khơi, mà chỉ những ai sinh ra ở vùng quê ấy mới có thể cảm nhận được.

Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhớ, trong tâm tưởng người con đất Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”. Và khiến cho bất cứ ai, dù đang ở nơi đâu, cũng sẽ thêm yêu quê hương mình hơn.

Bình luận (0)
Kiriya Niki
Xem chi tiết
Kieu Diem
10 tháng 12 2019 lúc 21:26

Con người sống trong thời gian, sống cùng thời gian, không có cuộc sống nào không có quan hệ với thời gian. Có người chạy đua với thời gian, sống tích cực chói chang, có người bị thời gian bỏ mặc, sống mỏi mòn vô nghĩa. Tốc độ dòng thời gian trôi đi trong không gian sống của chúng ta là luôn như nhau, nhưng mỗi người, mỗi lúc lại có các cảm giác và cảm nhận khác nhau là do tâm thế và tinh thần của mỗi người, do những hoàn cảnh và tác động khác nhau từ môi trường sống. Gioongs như Marcel Proust cảm nhận: “Một giờ không phải một giờ, đó là một chiếc bình đầy hương vị, âm thanh, dự kiến và hoàn cảnh”. Hay Jorge Luis Borges lại thấy: “Thời gian là một ngọn lửa thiêu đốt ta. Nhưng chính ta là ngọn lửa”. Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Thời gian là thức chúng ta không thể thêm bớt và khi đã mất đi chúng ta không thể nào tìm lại được. Bởi vậy, chúng ta phải ý thức được giá trị của thời gian, biết quý trọng thời gian để sông mỗi giây, mỗi phút đều có ý nghĩa. Và nếu ta biết chấp nhận quy luật của thời gian, làm chủ được thời gian, ta sẽ làm chủ được cuộc sông, ta sẽ sáng tạo ra Cái Đẹp trường tồn cùng thời gian. Trong thời đại ngày nay, con người luôn bận rộn. Quản lí thời gian là một trong những kĩ năng cần thiết. Con người cần phải biết sử dụng thời gian hợp lí, có phương pháp cân bằng thời gian cho công việc, cho nghỉ ngơi giải trí và cho gia đình...

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Thị Linh
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
15 tháng 9 2023 lúc 23:49

Một bức tranh xuân với những nét vẽ chân quê, mộc mạc giản dị, những hình ảnh hiện ra bình dị, đơn sơ nhưng đầy lưu luyến.

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Hương
Xem chi tiết
B.Thị Anh Thơ
28 tháng 6 2019 lúc 17:29

1. Nội dung chính : Sức tàn phá của thời gian
và những điều có sức sống mãnh liệt, trường tồn với thời gian

2. Từ còn xanh : Sự tồn tại mãi mãi với thời gian

3. Thời gian xóa nhòa tất cả, thời gian tàn phá cuộc đời con người. Duy chỉ có văn học nghệ thuật và kỉ niệm về tình yêu là có sức sống lâu dài, không bị thời gian hủy hoại.

Bình luận (0)
Huỳnh lê thảo vy
28 tháng 6 2019 lúc 19:14

3.

Có bao giờ chúng ta thử đặt câu hỏi trên đời này cái gì quý nhất, có vô vàn suy nghĩ khác nhau, chắc hẳn một khía cạnh chúng ta dễ dàng kể đến đó là thời gian. Suy nghĩ sâu sắc nó vô hạn giữa đời người hữu hạn, nó luôn vận động không ngừng nhằm kiến tạo lên được vô vàn sự đổi thay và thời gian luôn được gọi là quà tặng kì diệu của cuộc sống, những gì đã trôi qua theo thời gian chúng ta sẽ không thể lấy lại. Vậy đấy, nếu ý thức được ý nghĩa của thời gian càng sớm, ta sẽ ý thức nhiều điều phải, biết gìn giữ, dang tay đón nhận nó bằng cả tấm lòng mình.

Thời gian là thứ gì đó chúng ta không thể định nghĩa được cụ thể, chỉ có thể hiểu là thứ vô hình, chầm chậm trôi qua từng ngày, có thể làm thay đổi vạn vật chúng ta không thể kiểm soát được. Đặc trưng của nó để chúng ta phải xuýt xoa, tâm đắc chính là nó đã đi qua thì không bao giờ có thể lấy lại được, và đó là điểu hiển nhiên, vô cùng quan trọng của nó. Nó chẳng khác nào một kì diệu, một sự độc đáo của tạo hóa, không thể nào có thể thấy nó có sự trùng lặp, trở lại của khoảnh khắc thời gian cũ, không thể nào lưu trữ như của riêng, cũng không thể để dành “cất vào trong hòm khóa lại”…Và với mỗi người tự cảm nhận thời gian theo những cách khác nhau, làm cho tính thiết thực, quan trọng của nó ngày càng phong phú.

Thời gian cũng là liệu pháp trị liệu cho tinh thần, xóa bỏ dần những nỗi đau, hiềm khích trong các mối quan hệ, trong con người ta. Nó là sự đại diện của sự thay đổi diệu kì, thay đổi cả tính tình con người, nó làm xóa nhòa tất cả, làm tất cả rơi vào lãng quên, kể cả tình yêu, thay đổi to lớn, rõ rệt cả trên chính khuôn mặt của chúng ta, làm chúng ta trưởng thành hơn về mọi mặt. Trái đất, thiên nhiên vẫn thay đổi theo thời gian từng phút, từng giây, nhưng con người bị hữu hạn thời gian vì độ tuổi trung bình của một người 60-90 năm tuổi, quá ít so với sự tồn tại phát triển của vạn vật. Thời gian còn quý hơn cả vàng bạc, bởi vì đây là một trong những thứ tiền bạc không bao giờ mua được, tiền bạc có thể mất đi rồi kiếm lại được nhờ sức lực của con người, thời gian thì dù có lao động cũng chẳng thể nào lấy lại. Khuyên câu “hãy sống trọn từng khoảnh khắc hiện tại để không phải hối hận sau này”.

Vậy chúng ta đã làm gì để giúp tối ưu hóa thời gian của mình, khi ai, dù bất cứ địa vị nào cũng đều được giống như nhau có trọn vẹn 24h trong một ngày không thừa cũng chả thiếu. Phần lớn, mọi người đều biết quý trọng thời gian để học tập, nghiên cứu, làm việc tạo ra những giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Những ai biết gìn giữ, đón nhận và trân trọng nó, thì ta làm được nhiều điều có ý nghĩa trong đời. Biểu hiện của một người thành công là họ biết làm chủ thời gian, họ luôn tự nhủ phải sống như chưa từng được sống, tận dụng từng phút giây học tập, lao động, cống hiến để rồi tạo nên nhiều thành quả tốt đẹp và cả là cảm giác hài lòng, vui sướng khi chạy đua cùng thời gian. Là học sinh thì biết tranh thủ thời gian trau dồi kiến thức, là người lao động cũng vận động quỹ thời gian của mình để cố gắng tạo ra thật nhiều của cải, làm nên những thứ quan trọng cho xã hội..

Thời gian của một ngày dù nhỏ bé trong quỹ thời gian của một đời người, nhưng tích tiểu thành đại, thời gian ngắn sẽ trở thành thời gian dài sau vài tháng, vài năm. Nói lên rằng nếu chúng ta không trân trọng những giây phút trong một ngày, để một ngày trôi đi hoài phí không giúp được ai, không tạo nên được giá trị cho bản thân, không thu thập được thông tin nhân loại, thì chúng ta sẽ vĩnh viễn mất đi sự cảm nhận về điều diệu kì của sự thay đổi bởi thời gian.

Ngày nay, có thể nói vẫn còn không ít những người chưa biết quý trọng thời gian. Họ cứ để thời gian đi qua hết ngày này sang ngày khác, tháng này qua tháng khác, phá hoại tuổi trẻ, sức khỏe, làm băng hoại phẩm chất của mình. Nhiều học sinh lười biếng, “nghiện” internet đã cướp đi quá nhiều thời gian của họ. Người thanh niên thì ăn chơi.. Vì vậy, kết quả học tập, làm việc sa sút, nhiều khi tốn kém sức khỏe, tiền bạc, không khí gia đình trở nên căng thẳng. Lãng phí thời gian, họ sẽ từng bước rơi vào sự lạc lõng và chán nản – trở thành đời sống thừa thãi. Và không ngoại lệ với những người chỉ biết vùi đầu vào học hoặc làm việc, không biết gì đến mọi thứ xung quanh, không biết cân bằng với thời gian của họ với xã hội và bản thân. Những con người ấy đáng nể nhưng cũng đáng thương.

Và cũng đã có những lời khuyên thiết thực của những người đi trước về cách quản lí thời gian thông minh, là chúng ta phải biết lên kế hoạch ngắn hạn, rồi dài hạn, rồi cả cuộc đời, tuân thủ, kiên trì thực hiện nó luôn và ngay. Ngày nay, trong một xã hội văn minh, phát triển việc lập thời gian biểu thường xuyên lại càng giúp cho con người biết cân bằng trong cuộc sống, tránh xa đà quá, giữa học tập, vui chơi, tán gẫu, hỏi thăm bạn bè, ngủ nghỉ, tập thể dục, người thân, làm việc nhà, thực hiện đam mê, thực hiện những điều tốt cho xã hội… Hiểu rằng việc nào cần làm trước đặt trước, thực hiện trước, không phải việc của mình, hay không thích làm có thể nhờ người khác hoặc có thể quan tâm ít đi một chút…

Con người chúng ta sẽ được sinh ra, lớn lên, già và chết đi. Thời gian sẽ cứ thế chạy đi, bước qua những tâm hồn lười biếng, thiếu sức sống, thiếu kỉ luật, ý chí làm chúng ta nếu không sớm suy ngẫm hành động của mình, không biết hòa hợp, cứ đợi chờ một điều gì đó như cơ hội mà không bao giờ hành động thì sẽ mãi chậm tiến, mất dần niềm tin, nghị lực trước sức mạnh của thời gian. Vì vậy, bây giờ hãy tỏ ra trân trọng thời gian của chúng ta, trân trọng món quà của tạo hóa, hành động, dù biết không thể thay đổi một sớm một chiều, nhưng cứ nỗ lực, cứ kiên trì, cứ biết làm chủ thời gian của bản thân thì sớm muộn bạn cũng sẽ tốt hơn hiện tại trông thấy.

Vì vậy, đối với em là một học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường, em ý thức được việc quý trọng thời gian, tránh trở thành người thờ ơ, lãng phí thời gian trôi qua vô ích, phải biết làm gì thật đúng đắn và có ích cho mọi người, xã hội với khoảng thời gian mà mình có. Chúng ta hãy tận dụng từng giây từng phút ,để ta sẽ không bao giờ hối hận, nuối tiếc vì đã lãng phí, đã để thời gian chi phối ta.

Bình luận (0)
Tường Vy
29 tháng 6 2019 lúc 9:05

1, Nội dung chính: sức tàn phá của thời gian, những điều có sức sống mãnh liệt, trường tồn mãi với thời gian.

2, Từ "còn xanh", tác dụng: tăng sức gợi hình ảnh thời gian trôi qua nhanh chóng.

3, Con người sống trong thời gian, sống cùng thời gian, không có cuộc sống nào không có quan hệ với thời gian. Có người chạy đua với thời gian, sống tích cực chói chang, có người bị thời gian bỏ mặc, sống mỏi mòn vô nghĩa. Tốc độ dòng thời gian trôi đi trong không gian sống của chúng ta là luôn như nhau, nhưng mỗi người, mỗi lúc lại có các cảm giác và cảm nhận khác nhau là do tâm thế và tinh thần của mỗi người, do những hoàn cảnh và tác động khác nhau từ môi trường sống. Gioongs như Marcel Proust cảm nhận: “Một giờ không phải một giờ, đó là một chiếc bình đầy hương vị, âm thanh, dự kiến và hoàn cảnh”. Hay Jorge Luis Borges lại thấy: “Thời gian là một ngọn lửa thiêu đốt ta. Nhưng chính ta là ngọn lửa”. Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Thời gian là thức chúng ta không thể thêm bớt và khi đã mất đi chúng ta không thể nào tìm lại được. Bởi vậy, chúng ta phải ý thức được giá trị của thời gian, biết quý trọng thời gian để sông mỗi giây, mỗi phút đều có ý nghĩa. Và nếu ta biết chấp nhận quy luật của thời gian, làm chủ được thời gian, ta sẽ làm chủ được cuộc sông, ta sẽ sáng tạo ra Cái Đẹp trường tồn cùng thời gian. Trong thời đại ngày nay, con người luôn bận rộn. Quản lí thời gian là một trong những kĩ năng cần thiết. Con người cần phải biết sử dụng thời gian hợp lí, có phương pháp cân bằng thời gian cho công việc, cho nghỉ ngơi giải trí và cho gia đình...

Bình luận (0)