Những câu hỏi liên quan
Hoài
Xem chi tiết
Dương Lê Cẩm Tú
Xem chi tiết
nthv_.
26 tháng 9 2021 lúc 14:21

Tham khảo:

Trong cuộc sống, chúng ta ai cũng đều rất quen thuộc với chiếc bút bi, đã từng và đang sở hữu những cây bút bi đầy sắc màu. Bút bi là phương tiện rất hữu ích và tiện dụng. Bút bi gúp cho việc học tập, viết lách, làm việc trở nên hiệu quả và nhanh chóng hơn. Các nghệ nhân, họa sĩ có thể sử dụng bút bi để sáng tạo nghệ thuật như vẽ chân dung, (bpnt: so sánh) cảnh vật hay xăm hình nghệ thuật. Bút bi còn là món quà ý nghĩa cho người thân, bạn bè,... Không những thế, bút bi còn đc dùng quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm với giá cả hợp lý. Do vỏ bút bi có rất nhiều màu sắc: xanh, hồng, vàng, thậm chí là màu trong suốt, và màu mực bút cũng rất đặc sắc như đen, xanh, đỏ, tím,..., bút nhỏ gọn, nhẹ và bền, nhiều hình dáng kiểu loại khác nhau (miêu tả) nên bút bi rất thông dụng, nhất là đối với HS, GV, hoặc nghề nghiệp viết lách, ...v.v

Bình luận (1)
BÙI NGÔ MINH THƯ
Xem chi tiết
Long Sơn
19 tháng 10 2021 lúc 16:05

Tham khảo:

“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà kể công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”

Từ xa xưa, trâu đã là người bạn thân thiết, gắn bó với người nông dân. Ông cha ta thường nói: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, đủ hiểu trâu có vị trí như thế nào trong cuộc sống của con người.
Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy, phân bố rộng rãi khắp Việt Nam. Từ hàng ngàn năm trước, trâu đã gắn bó với con người cùng với sự ra đời của nền văn minh lúa nước. Người Việt cổ không những biết săn trâu mà còn thuần hóa trâu, lợi dụng sức khỏe của trâu để phụ giúp trong việc đồng áng.

Trâu là động vật thuộc lớp thú có vú. Thân hình của trâu trông vô cùng vạm vỡ. Lông trâu là lông mao, thường có màu đen. Da trâu rất dày và bóng loáng. Hai cái tai như hai cái lá đa, lúc nào cũng ve vẩy để đuổi ruồi, ngoài ra, tai trâu cũng rất thính, giúp trâu nghe ngóng được những tiếng động xung quanh. Mũi trâu ươn ướt, người ta thường luồn sợi dây vào mũi trâu để kéo đi cho dễ. Mắt trâu to tròn như hai hòn bi ve. Trâu cũng giống như bò, thuộc nhóm động vật nhai lại và chỉ có một hàm răng. Việc trâu chỉ có một hàm răng được người xưa lí giải qua câu chuyện “Trí khôn của ta đây”: vì trâu mải cười con hổ bị người nông dân lừa buộc vào gốc cây nên ngã lăn xuống đất, răng đập vào đã, gãy mất một hàm. Đuôi trâu ngắn, có một túm lông ở cuối. Hai cái sừng trên đầu uốn cong hình lưỡi liềm, giúp trâu tự vệ chống lại sự tấn công của kẻ thù. Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ 1-2 lứa, mỗi lứa một con. Trâu con mới sinh ra gọi là nghé.

Trâu có vị trí quan trọng trong cuộc sống của con người. Ngày trước chưa có máy cày, trâu thường phải làm việc nặng nhọc: “Con trâu đi trước, cái cày theo sau”. Trâu thức dậy từ sáng sớm tinh mơ khi chú gà trống báo thức, cùng người nông dân ra đồng làm việc. Trâu chăm chỉ, cần mẫn cày hết thửa ruộng này đến thửa ruộng khác, bất kể là sáng hay tối, nóng nực hay giá rét. Nhờ có trâu, người nông dân mới có thể thu được một mùa màng bội thu. Đến ngày gặt, trâu lại chở lúa từ ruộng về nhà. Tuy công việc vất cả là vậy nhưng thức ăn của trâu rất giản dị, chỉ là cỏ hoặc rơm. Trâu thường được nuôi để lấy sức kéo, ở miền núi, ngoài công việc đồng ruộng, trâu còn chở hàng hoặc kéo xe, giúp con người vượt qua những con đường trắc trở, những ngọn núi xa xôi. Vì thế, trâu chở thành một gia sản quan trọng của người nông dân. Chẳng phải ca dao đã từng nói:
“Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà.
Trong ba việc ấy, thật khó lắm thay.”

thuyet minh ve con trau

Bài thuyết minh về con trâu lớp 9 ngắn gọn

Thịt trâu cũng là một loại thức ăn giàu dinh dưỡng vì có hàm lượng đạm khá cao, chất béo thấp. Sừng trâu dùng làm đồ mĩ nghệ, da trâu làm mặt trống, giày. Không chỉ trong đời sống vật chất, trâu còn gắn bó trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Trâu trở thành hình ảnh tượng trưng cho người nông dân hiền lành, chăm chỉ, chịu khó. Ở nước ta hàng năm thường tổ chức lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn. Những chú trâu tham dự cuộc thi thường là những chú trâu to nhất, khỏe nhất, được chủ chăm sóc hết sức kĩ càng. Mỗi chú trâu phải chiến đấu với biết bao với đối thủ khác để đem lại vinh quang cho bản thân cũng như vinh dự cho chủ trâu. Ngoài chọi trâu ở Đồ Sơn, chúng ta còn có lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên. Tuổi thơ của mỗi người cũng đâu thể thiếu hình ảnh con trâu dưới lũy tre làng- những chú trâu góp phần làm nên nét bình yên của làng quê. Nhà thơ Giang Nam từng viết trong bài thơ “Quê hương”:

“Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường,
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ.
Ai bảo chăn trâu là khổ
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.”

Nhớ làm sao những buổi chăn trâu trên cánh đồng, cánh diều no gió vút cao trên trời xanh. Nhớ những ngày hè nóng nực, người và trâu cùng hòa mình trong dòng nước mát. Nhớ tiếng thổi sáo của cậu bé mục đồng khi dắt trâu về nhà lúc chiều tối. Trâu không chỉ đi vào ca dao, văn thơ mà còn là biểu tượng của SEA GAMES 22 được tổ chức tại Việt Nam, là hình ảnh tượng trưng cho con người Việt Nam chất phác, hiền lành, đôn hậu.
Để chú trâu được khỏe mạnh, người nông dân cần chú ý làm chuồng cho trâu, ấm vào mùa đông, mát về mùa hè, thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêm vắc-xin phòng ngừa các loại bệnh cho trâu.

Ngày nay, cuộc sống đổi mới, nhiều máy móc hiện đại thay thế cho sức kéo của trâu. Tuy vậy, trâu vẫn là một báu vật quý giá với người nông dân. Mỗi khi nhìn thấy hình ảnh chú trâu trên cánh đồng bao la bát ngát, chúng ta sẽ bất giác nghĩ tới quê hương đầy thanh bình, yêu dấu.

Bình luận (0)
Phạm Thị Thu Hà
Xem chi tiết
minh nguyet
18 tháng 9 2021 lúc 22:42

Em tham khảo nhé:

Đối với mỗi người dân VN thì cây chuối chính là loại cây bình dị mà quen thuộc, không thể thiếu ở những vùng quê yên bình, dân dã. Cây chuối là loại cây có rễ chùm ăn sâu dưới lòng đấy và lớn dần theo thời gian, để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Thân cây chuối mềm, hình trụ, tán lá dài to bản và xanh mướt. Lá chuối to bản và dài, có màu xanh ngà vàng, thường được dùng để gói bánh chưng hoặc lót các vật dụng ở nông thôn. Trên thân cây, có những buồng chuối xanh đang chín dần và ngả màu vàng đẹp mắt. Tùy buồng chuối mà mỗi cây có số lượng quả khác nhau, có thể chục, hoặc thậm chí là trăm quả. Buồng chuối xếp tầng đẹp mắt treo trên cây tựa như một đàn lợn con tí hon. Ta thường thấy cây chuối mọc ở vùng bên sông, bên hồ vì đó là loài cây ưa ẩm. Đồng thời, cây chuối còn mọc thành khóm, có sức sống phát triển rất nhanh. Họ hàng nhà chuối cũng vô cùng đa dạng: chuối sứ, chuối ngự, chuối cau, chuối tiêu, chuối lùn, chuối hột, chuối cảnh,... Cây chuối đem đến rất nhiều công dụng cho con người. Lá chuối dùng để gói bánh, quả chuối là nguồn cung cấp chất khoáng và vitamin, hoa chuối để làm nộm, thân chuối, củ chuối làm thức ăn cho gia súc,...Tóm lại, cây chuối chính là loại cây gần gũi, bình dân và dân dã đối với người dân VN, bên cạnh tre nứa.

*** yếu tố miêu tả: Thân cây chuối mềm, hình trụ, tán lá dài to bản và xanh mướt. 

Bình luận (0)
nthv_.
18 tháng 9 2021 lúc 22:42

Tham khảo:

Đối với mỗi người dân Việt Nam thì cây chuối chính là loại cây bình dị mà quen thuộc, không thể thiếu ở những vùng quê yên bình, dân dã. Cây chuối là loại cây có rễ chùm ăn sâu dưới lòng đấy và lớn dần theo thời gian, để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Thân cây chuối mềm, hình trụ, tán lá dài to bản và xanh mướt. Lá chuối to bản và dài, có màu xanh ngà vàng, thường được dùng để gói bánh chưng hoặc lót các vật dụng ở nông thôn. Trên thân cây, có những buồng chuối xanh đang chín dần và ngả màu vàng đẹp mắt. Tùy buồng chuối mà mỗi cây có số lượng quả khác nhau, có thể chục, hoặc thậm chí là trăm quả. Buồng chuối xếp tầng đẹp mắt treo trên cây tựa như một đàn lợn con tí hon. Ta thường thấy cây chuối mọc ở vùng bên sông, bên hồ vì đó là loài cây ưa ẩm. Đồng thời, cây chuối còn mọc thành khóm, có sức sống phát triển rất nhanh. Họ hàng nhà chuối cũng vô cùng đa dạng: chuối sứ, chuối ngự, chuối cau, chuối tiêu, chuối lùn, chuối hột, chuối cảnh,... Cây chuối đem đến rất nhiều công dụng cho con người. Lá chuối dùng để gói bánh, quả chuối là nguồn cung cấp chất khoáng và vitamin, hoa chuối để làm nộm, thân chuối, củ chuối làm thức ăn cho gia súc,...Tóm lại, cây chuối chính là loại cây gần gũi, bình dân và dân dã đối với người dân VN, bên cạnh tre nứa.

Yếu tố miêu tả: Thân cây chuối mềm, hình trụ, tán lá dài to bản và xanh mướt. 

Bình luận (0)
Phạm Thị Thu Hà
18 tháng 9 2021 lúc 23:02

Đề: Hãy viết một đoạn văn ngắn thuyết minh 1 bộ phận của cây chuối trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả (Chỉ một đoạn văn ngắn và thuyết minh 1 BỘ PHẬN CỦA CÂY CHUỐI thôi ạ, không phải thuyết minh CÂY CHUỐI )

Bình luận (0)
lê ngọc
Xem chi tiết
Minh Anh
15 tháng 10 2021 lúc 11:24

Tham khảo !

 

Dọc theo đất nước Việt Nam, có thật nhiều những loài cây, mỗi loài mỗi vẻ, mỗi vai trò riêng trong cuộc sống của con người. Và có lẽ, từ bao đời nay, cây tre vẫn luôn là loài cây thân thuộc, gần gũi và gắn bó sâu sắc với những làng quê nói riêng, đất nước Việt Nam nói chung.Tre là một loài cây được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên đất nước ta. Tre là một trong số nhiều loài cây thuộc tông tre, phân họ tre, thuộc bộ hòa thảo. Cây cùng họ với nhiều loài khác như nứa, vầu, trúc,... Đồng thời, tre thuộc nhóm thực vật thân xanh, có thể sống nhiều năm, còn gọi là cây đa niên và được trồng ở nhiều nơi. Tre được chia làm nhiều loại khác nhau như tre gai, tre mạnh tông, tre vàng sọc,... Mỗi loại ấy đều có những đặc trưng riêng song chúng đều mang trên mình những đặc điểm chung của tre. Trước hết, mỗi cây tre thường cao khoảng tám đến mười mét, thân cây được chia làm nhiều đốt khác nhau và bên trong nó thường rỗng. Tùy vào từng loại tre khác nhau mà màu sắc của thân tre cũng như độ dài của các đốt trên thân tre cũng có thể khác nhau. Thêm vào đó, lá tre thường dài, mỏng và dẹt, có một đầu nhọn hoắt và thường có các gân lá song song với nhau theo chiều dọc của lá cây. Lá tre thường kết lại với nhau thành một chùm gồm năm lá, tỏa ra các hướng trông như một chiếc quạt nan. Theo thời gian và độ trưởng thành của cây tre, lá tre cũng chuyển đổi từ màu xanh sang màu vàng và cuối cùng là rụng đi. Và một điều chắc hẳn ít ai biết đó chính là tre cũng có hoa. Hoa tre thường có màu trắng, tuy nhiên, ít ai có thể nhìn thấy nó bởi lẽ, hoa tre thường rất ít khi nở và nó thường chỉ nở một lần duy nhất vào cuối vòng đời của nó. Đồng thời, tre là loài cây rễ chùm, chúng không sống riêng rẽ từng cây như các loài cây khác mà nhiều cây tụ lại với nhau, sống thành từng khóm, từng lũy như để bao bọc, chở che cho nhau.
....
Bình luận (0)
Nguyễn Bảo Anh
15 tháng 10 2021 lúc 11:25

   Bạn tham khảo nha: 

   Tre thường được thấy ở cổng làng, cổng đình cùng với những hình ảnh như cây đa, giếng nước, sân đình, là một điều không thể thiếu nơi làng quê. Chúng đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Những lũy tre mọc cao, dày vươn lên như có ý che chắn cả cả một vùng sinh hoạt bên dưới. Dáng tre mọc thẳng, cao, nhìn có vẻ “gầy gò” mà thực chất rất dẻo dai. Rễ tre thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ cây không bị đổ trước những cơn gió dữ. Thân tre tròn, xanh thẫm, nhỏ nhắn nhưng dẻo dai, không dễ gì đổ, gãy. Trên thân có các đốt được phân ra, nhìn kĩ có màu vàng nhạt. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Lá dài, thon, nhọn, chỉ bằng nửa lá xoài, nhìn mong manh nhưng không dễ bị úa tàn. Họ nhà tre phải đến cả trăm họ, đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên,… Dù là họ nào thì từ khi còn là măng tre, đã có dáng mọc thẳng, hiên ngang như vươn lên phía bầu trời không chịu cong bao giờ.

Bình luận (0)
Nguyễn Trọng Nghĩa
Xem chi tiết
nthv_.
11 tháng 10 2021 lúc 7:22

Tham khảo:

Bức tranh thôn quê Việt Nam là một bức tranh tràn ngập sắc màu rực rỡ nhưng cũng rất yên bình, ở đó chứa đựng mơ ước của người nông dân, có cây đa, giếng nước, mái đình, con trâu,... nhưng gần gũi với mỗi gia đình nhất có lẽ là đàn gà chạy rộn rã trước sân nhà.Đối với người nông dân Việt Nam thì gà nhà luôn là con vật gần gũi và thân thuộc nhất trong số rất nhiều các loài gà khác nhau. Gà là vật nuôi quan trọng nhất của con người để lấy thịt và trứng. Đặc điểm chung của gà là cánh tròn, ngắn, toàn thân phủ lông. Để thích nghi với cuộc sống bới đất tìm mồi, từ thuở xưa, gà đã được tạo hóa ban cho một đôi chân to móng cùn và cứng, phủ vẩy sừng mỏng màu vàng và còn một cái mỏ ngắn khỏe nữa. Không phải từ thuở ban đầu gà sinh ra đã là gã nhà mà tổ tiên của chúng là gà rừng đã trải qua thuần hóa liên chúng không có khả năng bay lượn. Đại đa số thời gian chúng dùng chân nâng đỡ cơ thể đi lại trên mặt đất. Vì vậy, cơ hồng của gà đa số tập trung ở chân, cơ ngực và các bộ phận khác lại là cơ trắng.Gần đây, dịch cúm gà hoành hành đã làm cho bữa cơm Việt Nam thưa vắng món thịt gà. Người ta cảm thấy thiếu thiếu một cái gì đó, nhất là mỗi độ Tết đến.Con gà là biểu tượng sự sống, của hi vọng, an lành đối với người dân Việt Nam. Mong rằng nạn dịch cúm sẽ nhanh chóng được đẩy lùi để con gà lại được hồi sinh, lại trở về bên người nông dân, trở về với bữa-cơm thường ngày và luôn gần gũi gắn bó với người dân Việt

  
Bình luận (0)
Cao Tùng Lâm
11 tháng 10 2021 lúc 7:32

tham khảo :

Hoa sen là một loài hoa đẹp, sống dưới nước. Các bộ phận gồm cánh, nhụy và gương hạt đã cấu thành một bông hoa sen có nét đẹp thanh thoát với màu sắc rất tươi sáng mà không phải loại hoa nào cũng có được. Một trong những đặc tính đáng quý của cây sen đó là, tuy chúng được mọc trong bùn, sống trong bùn nhưng vượt lên khỏi nó để hướng đến mặt trời mà không hề bị bùn làm ô nhiễm, vấy bẩn. Nó luôn tỏa ra một mùi thơm hấp dẫn, tô điểm thêm vẻ đẹp cho cuộc đời. Sen được người Việt xếp vào hang tứ quý: Lan, sen, cúc, mai và xếp vào hàng “tứ quân tử” cùng tùng, trúc, cúc. Sen phát triển tốt nhất ở môi trường có khí hậu nhiệt đới. Từ Bắc vào Nam, nó có mặt khắp mọi nơi, gần gũi và thân thiết với mọi người như cây tre, cây đa… Với khí hậu ở miền Bắc, hoa sen chỉ nở vào mùa hè, thì ở hầu khắp miền Nam quanh năm đâu đâu cũng thấy sen khoe sắc thắm. Vẻ đẹp của hoa sen tượng trưng cho vẻ đẹp tươi sáng, cao sang và thuần khiết mang tính chất dân tộc. Hoa sen không chỉ gần gũi ngoài đời thường mà nó còn đi vào nhiều sáng tác thơ ca. Người Việt đã cảm nhận được ý hay “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, sen sống trong bùn nhưng sen vươn lên trên lầy, toả hương thơm ngát. Sen có một sức sống mạnh mẽ đến kỳ lạ và vô nhiễm đối với môi trường xung quanh. Vì thế nhiều người coi cây sen như chính con người Việt với bản tính thân thiện, phong thái tao nhã, tinh thần “vươn dậy” trong mọi nghịch cảnh. Hoa sen còn là biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện, sự duy trì và phát triển của Phật pháp. Hoa sen luôn trở thành hình tượng nghệ thuật, gắn liền với nghệ thuật về phật giáo. Chùa Một Cột có hình dáng hoa sen, mọc lên từ hồ nước, chỉ với “một cột” như một cọng sen.

Bình luận (2)
Nguyễn Chí Bách
Xem chi tiết
minh nguyet
16 tháng 9 2021 lúc 19:41

Em tham khảo bài này nhé:

Nguồn: Hoidap247

Đối với mỗi người dân VN thì cây chuối chính là loại cây bình dị mà quen thuộc, không thể thiếu ở những vùng quê yên bình, dân dã. Cây chuối là loại cây có rễ chùm ăn sâu dưới lòng đấy và lớn dần theo thời gian, để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Thân cây chuối mềm, hình trụ, tán lá dài to bản và xanh mướt. Lá chuối to bản và dài, có màu xanh ngà vàng, thường được dùng để gói bánh chưng hoặc lót các vật dụng ở nông thôn. Trên thân cây, có những buồng chuối xanh đang chín dần và ngả màu vàng đẹp mắt. Tùy buồng chuối mà mỗi cây có số lượng quả khác nhau, có thể chục, hoặc thậm chí là trăm quả. Buồng chuối xếp tầng đẹp mắt treo trên cây tựa như một đàn lợn con tí hon. Ta thường thấy cây chuối mọc ở vùng bên sông, bên hồ vì đó là loài cây ưa ẩm. Đồng thời, cây chuối còn mọc thành khóm, có sức sống phát triển rất nhanh. Họ hàng nhà chuối cũng vô cùng đa dạng: chuối sứ, chuối ngự, chuối cau, chuối tiêu, chuối lùn, chuối hột, chuối cảnh,... Cây chuối đem đến rất nhiều công dụng cho con người. Lá chuối dùng để gói bánh, quả chuối là nguồn cung cấp chất khoáng và vitamin, hoa chuối để làm nộm, thân chuối, củ chuối làm thức ăn cho gia súc,...Tóm lại, cây chuối chính là loại cây gần gũi, bình dân và dân dã đối với người dân VN, bên cạnh tre nứa.

*** yếu tố miêu tả: Thân cây chuối mềm, hình trụ, tán lá dài to bản và xanh mướt. 

Bình luận (0)
Nguyên Anh Phạm
26 tháng 9 2021 lúc 10:11

Trước cổng nhà, ba em trồng hai cây cau cảnh rất đẹp. Là cây cảnh nên nó không cao lắm, chỉ tầm 3 mét. Cau mọc thẳng tắp, thân cau tròn, gốc cây to và nhỏ dần lên đến ngọn. Da cau khá mịn màng, màu trắng bạc, có các khoanh tròn nhỏ trên thân như diện những chiếc lắc tay xinh đẹp. Các tàu lá cau xanh rì, tựa lá dừa nhưng ngắn và bé hơn, phất phơ trước gió như đang thì thầm trò chuyện. Cau nở thành từng buồng, ra hoa, hoa có màu trăng trắng, hương hoa dịu nhẹ, thoảng bay trong gió chiều khiến lòng ta ngào ngạt. Quả cau tròn, nho nhỏ, ra thành từng buồng, mỗi buồng có khi vài trăm trái, da láng mịn và xanh bóng. Khi về già, quả chín và đổi màu vàng đậm. Bà em thường chọn những quả cau tròn và căng nhất để bổ dọn cùng với trầu trên ban thờ mỗi dịp có giỗ hay ngày lễ Tết như tấm lòng thành kính gửi đến ông bà.

Bình luận (0)
Van Le
Xem chi tiết
lạc lạc
26 tháng 11 2021 lúc 7:18

tham khảo nhé

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới. Trong lòng tôi hết sức bồi hồi, lúc thì vui vui, lúc lại hơi buồn khi không có bố mẹ ở bên. Tới lúc vào lớp, khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm ''lận đận'' với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói:''chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học''. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến, nỗi sợ hãi trong lòng không còn nữa, tôi an tâm phần nào...

Bình luận (0)