Tại sao ông Giuốc-đanh tỏ ý không hài lòng về bác phó may và bộ lễ phục?
Ở Lớp II, Hồi thứ ba, hành động cười của nhân vật Ni-côn cho biết điều gì về bộ trang phục của ông Giuốc-đanh? Nếu em là nhân vật Ni-côn, em có thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh là đáng cười không? Vì sao?
- Ở Lớp II, Hồi thứ ba, hành động cười của nhân vật Ni-côn cho thấy rằng bộ trang phục của ông Giuốc-đanh rất lố lăng, bị thợ may lừa bịt một cách trắng trợn như vậy.
- Nếu là nhân vật Ni-côn, em cũng thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh rất đáng cười, vì ông Giuốc-đanh ngu dốt chẳng biết gì, chỉ vì thói học đòi làm sang mà bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng để kiếm chác. Người ta cười khi thấy ông ngớ ngẩn tưởng rằng phải mặc áo hoa ngược mới là sang trọng. Người ta cười khi thấy ông cứ moi mãi tiền ra để mua lấy mấy cái danh hão.
Đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục kể về chuyện gì? Nhận biết và nêu tác dụng của các chỉ dẫn sân khấu ở văn bản này.
- Đoạn trích kể về việc ông Giuốc-đanh thử bộ lễ phục mình đặt may riêng.
- Các chỉ dẫn được in nghiêng, có tác dụng hướng dẫn hành động cho diễn viên.
Tham khảo!
- Đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục kể về việc ông Giuốc-đanh mặc thử bộ lễ phục do bác phó may may nhưng vì may hoa ngược nên ông rất tức giận. Tuy nhiên, sau khi thấy bác phó may bảo các quý tộc đều mặc thể nên đã vui vẻ mặc. Ngoài ra, ông lại được bốn thợ phụ đi theo bác phó may mặc đồ phụ, tung hô với cách xưng hô ông lớn, cụ lớn, đức ông nên ông Giuốc-đanh rất hài lòng và thưởng cho họ tiền.
- Những chỉ dẫn sân khấu trong văn bản này được in nghiêng, đặt trong dấu ngoặc đơn, có tác dụng hướng dẫn người đọc nắm được các hành động của diễn viên kịch. Đồng thời giúp hiểu rõ về bối cảnh, không gian vở kịch.
Tìm thán từ trong các câu sau, giải thích nghĩa và nêu chức năng của chúng:
a. – Ớ này! Vào đây, các chú.
(Mô-li-e, Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục)
b. – “Cụ lớn”, ồ ồ, cụ lớn!
(Mô-li-e, Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục)
c. – Ô kìa, bác phó! Vải này là thứ hàng tôi đưa bác may bộ lễ phục trước của tôi đây mà. Tôi nhận ra đúng nó rồi.
(Mô-li-e, Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục)
a. Thán từ: Ớ này! => chức năng gọi đáp
b. Thán từ: ồ ồ => chức năng bộc lộ cảm xúc
c. Thán từ: Ô kìa => chức năng gọi đáp
Đọc trước văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục; tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Mô-li-e.
Jean-Baptiste Poquelin (phiên âm: Giăng Báp-ti-xtơ Pô-cơ-lanh), được biết đến với nghệ danh Molière (15 tháng 1 năm 1622 – 17 tháng 2 năm 1673), là một nhà viết kịch, diễn viên và nhà thơ người Pháp, được coi là một trong những nhà văn vĩ đại nhất trong ngôn ngữ Pháp và văn học phổ quát. Các tác phẩm còn lại của ông bao gồm hài kịch, bi kịch, ba lê hài hước v.v... Các vở kịch của ông đã được dịch sang mọi ngôn ngữ và được trình diễn tại Comédie-Française thường xuyên hơn bất kỳ nhà viết kịch nào khác hiện nay. Ảnh hưởng của ông lớn đến mức bản thân ngôn ngữ Pháp thường được gọi là "ngôn ngữ của Molière".
Xác định trợ từ và thán từ được sử dụng trong các lời thoại sau:
a. – A! Bác đã tới đấy à? Tôi sắp phát khùng lên vì bác đây.
(Mô-li-e, Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục)
b. – Vâng, phải bảo chứ. Vì những người quý phái đều mặc như thế cả.
(Mô-li-e, Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục)
c. – Nhưng mà tôi lo lắm, cậu ạ. Nếu làm không khéo, lộ chuyện ra thì tù mọt gông, chứ chẳng chơi đâu.
(Vũ Đình Long, Cái chúc thư)
a. Thán từ: A!
Trợ từ: à
b. Trợ từ: chứ, cả
c. Thán từ: ạ
Phó may đã lừa ông Giuốc-đanh ra sao?
Phó May đã lừa ông Giuốc-đanh bằng cách nịnh bợ và dối trá. Ông đã cắt xén nguyên liệu khiến giày của ông Giuốc-đanh bị chật và may áo ngược hoa văn
Phó may lừa ông Giuốc - đanh rằng ông tự tưởng tượng mình đau nên mới thấy khó chịu. Ông ta bảo đây là bộ lễ phục đẹp nhất triều đình và may vừa mắt nhất. Các thợ may giỏi nhất không làm ra được. Hoa ngược là do ông Giuốc-đanh không bảo và người quý phái đều mặc áo ngược.
Theo em, đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục muốn phê phán điều gì?
Tham khảo!
Theo em, qua đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, tác giả muốn phê phán, châm biến những người trong xã hội có thói háo danh, sĩ diện, thích nịnh bợ.
Phê phán nhóm người mắc “bệnh sĩ” trong xã hội.
Nêu chủ đề, thủ pháp gây cười được sử dụng trong ba văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, Cái chúc thư, “Thuyền trưởng tàu viễn dương”.
Văn bản | Chủ đề | Thủ pháp gây cười |
Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục | Văn bản khắc họa tài tình tính cách lố lăng của một tên trưởng giả muốn học làm sang, tạo nên tiếng cười sảng khoái cho khán giả. | - Ngôn ngữ trào phúng, mỉa mai, đả kích, phê phán thói ngu dốt học đòi làm sang - Nghệ thuật tăng cấp khắc họa rõ nét tính cách nhân vật. |
Cái chúc thư | Văn bản khắc họa tính cách tham lam của những con người hám của, hám vật chất vì tiền mà có thể làm tất cả. | Những lời nói của nhân vật thể hiện rõ tính cách tham lam của các nhân vật, lại càng làm tăng thêm bộ mặt giả nhân giả nghĩa. Các hành động giả vờ cũng được thể hiện một cách rất mỉa mai, làm nổi bật được sự tương phản sâu sắc. |
Thuyền trưởng tàu viễn dương | Văn bản khắc họa bệnh sĩ của một người kém hiểu biết nhưng lại mắc bệnh sĩ. | Tình huống truyện về “bệnh sĩ” vừa mỉa mai, vừa hài hước, thể hiện nét châm biếm của tác giả. |
Xoay quanh sự việc mặc trang phục của ông Giuốc-đanh, em hãy chỉ ra những nét tương phản trong hành động của ông Giuốc-đanh và các nhân vật khác.
Chú thợ phụ quả là có cái mũi rất tinh, đánh hơi được miếng mồi béo bở: kẻ thích nịnh có cả một túi tiền to. Túi tiền ấy kích thích chú nghĩ ra cách khéo léo moi tiền của Giuốc-đanh. Chú tinh khôn leo thang từng nấc một, biết kiềm chế để cho kẻ hám danh kia có thời gian tận hưởng sung sướng, vì cứ sướng là lão lại thưởng tiền. Giuốc-đanh không tiếc tiền vì đang khao khát danh vọng và dù có biết tỏng sự tôn vinh ấy là giả tạo đi chăng nữa thì lão vẫn cứ thích mê. Danh vọng ảo nhưng tiền bỏ ra mua lại là tiền thật. Chú thợ phụ chỉ cần tiền nên chẳng tội gì mà ngưng nịnh hót.
Mô-li-e chuyển tiếp từ cảnh trước sang cảnh sau ở lớp kịch này một cách hết sức tự nhiên và khéo léo. Khi ông Giuốc-đanh mặc xong bộ lễ phục là được tay thợ phụ tôn xưng là “ông lớn” ngay, khiến ông tưởng rằng cứ mặc lễ phục vào là nghiễm nhiên trở thành quý phái.
- Khác với tính cách của bác phó may, tay thợ phụ ranh mãnh dùng mánh khóe nịnh hót để moi tiền, điểm huyệt đúng thói học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh. Thấy ông mắc mưu, tay thợ phụ dấn thêm mấy bước, cứ tôn lên mãi “ông lớn” đến “cụ lớn” rồi đến “đức ông”.
- Ông Giuốc-đanh vẫn nghĩ đến túi tiền của mình đấy. Thấy tay thợ phụ không tôn ông lên cao thêm nữa, ông nói riêng: “Nó như thế là phải chăng, nếu không ta đến mất tong cả túi tiền cho nó thôi”. Nhưng qua câu nói đó, ta thay tính cách trưởng giả học đòi làm sang ở ông vẫn mãnh liệt lắm. Ông sẵn sàng cho hết cả tiền để được “làm sang”.