Những câu hỏi liên quan
Midoriya Izuku
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
10 tháng 8 2023 lúc 13:25

Tín hiệu gợi cảm xúc của nhân vật trữ tình là: "nắng mới"hắt bên song, gà trưa gáy"não nùng 

Qua đó ta thấy được cảm xúc nhung nhớ tiệc nuối của tác giả khi nhớ về một thời đã qua. Giờ đây nhân vật trữ tình đang sống trong những giây phút hồi tưởng quá khứ 

Bình luận (1)
Phan Hoàng Quốc Khánh
Xem chi tiết
Di Thiên
Xem chi tiết
Thảo Phương
9 tháng 10 2016 lúc 19:33

(2)Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.

(3)

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

 Cải chửa ra hoa, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây ta với ta

(4)“ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không.

(1)Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có.

Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.

 

(1)

 

Bình luận (7)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
13 tháng 9 2023 lúc 15:01

cuối thu lá rụng, mây bàng bạc, mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ.

Bình luận (0)
Nhi Nhí Nhảnh
Xem chi tiết
Phan Ngọc Cẩm Tú
17 tháng 11 2016 lúc 21:53
1. Tràn ngập trong bài thơ Tiếng gà trưa là những kỉ niệm tuổi thơ. Trong đó, nổi bật là hình ảnh người bà, kí ức về tình bà cháu mộc mạc mà sâu nặng. Tất cả được gợi về từ một âm thanh quen thuộc, bình thường: tiếng gà mái cục tác trong nắng trưa.2. Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.
Bình luận (0)
Xem chi tiết
Lê Phương Anh
6 tháng 3 2019 lúc 12:44

Câu tục ngữ đã bàn về mối quan hệ nhân-quả trong cuộc sống. “Ở hiền” tức là sống một cách tử tế, hiền lành, làm những điều tốt đẹp, không xấu xa, phạm pháp,...”Lành” ở đây mang nghĩa là những thành quả, niềm vui, hạnh phúc mà ta đạt được khi sống thiện lành. Như vậy, qua câu tục ngữ ngắn gọn mà sâu sắc kia, ông cha ta đã gửi gắm một bài học đạo lý giàu ý nghĩa. Trong cuộc sống, khi con người ta ăn ở tốt, làm những điều tốt đẹp, sống hiền lành, nhân hậu, có ích với cuộc đời thì sẽ được đền đáp thành quả một cách xứng đáng, nhận được những may mắn, thành công.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Huyền
6 tháng 3 2019 lúc 12:48

Từ xa xưa, ông cha ta đã đúc rút biết bao những bài học hay, giàu ý nghĩa trong cuộc sống. Và một trong số đó chính là bài học về mối quan hệ nhân - quả, về cách làm người phải sống có tâm, có ích, ăn ở tốt thì mới có thể gặp được những điều tốt đẹp. Phải chăng vì thế ông cha ta đã có câu “Ở hiền gặp lành”.

Chỉ với 4 chữ ngắn gọn, cùng cách nói khẳng định, “ở hiền” có thể hiểu là sống hiền lành, tốt bụng, sống có ích, có ý nghĩa , không làm những điều xấu xa, trái với quy luật. “Gặp lành” tức là gặp được, đạt được những điều tốt, sự thành công, niềm vui, sự đền đáp từ cuộc sống hoặc chính những người xung quanh. Có thể nói, thế hệ trước đã nhắn nhủ với thế hệ sau một quan niệm đạo lý thật lớn lao, đạo lý về việc sống có tâm, sống tốt đẹp, luôn vị tha, giúp đỡ người khác thì ắt sẽ đạt được những điều lành, được đền đáp một cách xứng đáng. 
Thế giới này không phải là của riêng một ai. Mỗi người chúng t là một cá thể trong mỗi tập thể của thế giới bao la, rộng lớn này. Vì thế, việc đối nhân xử thế, là một điều rất quan trọng. Khi ta đối xử tốt, giúp đỡ với người khác, ta cũng sẽ nhận lại được sự giúp đỡ tương tự vào lần sau; khi ta làm một việc tốt, tâm hồn ta thanh thản; khi ta chấp hành theo một luật lệ nào đó, ta sẽ đem lại sự an toàn cho bản thân,...Điềm lành có thể với mỗi người, mỗi hoàn cảnh sẽ là khác nhau, dù là lớn hay nhỏ. Đơn giản, như việc ta dừng đèn đỏ theo đúng quy định , đó cũng là một minh chứng cho việc bạn đã “ở hiền”, và điềm lành đến với bạn là gì? Đó à bạn đã tránh được nguy cơ xảy ra tai nạn cho bản thân và cho người khác. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng hãy thử nghĩ đến việc nếu bạn thử không dừng đèn đỏ thì biết đâu bạn đã gây ra một tai nạn nào đó mà thiệt hại lại lớn vô cùng. Đó chính là một minh chứng cơ bản cho việc “Ở hiền thì gặp lành”

Từ xa xưa, trong mỗi câu chuyện bà kể, tôi đều được nghe về các ông bụt, bà tiên đã hiện ra và giúp đỡ cô Tấm, nàng lọ lem ngay khi họ tuyệt vọng nhất. Bà tôi nói rằng, đó là vì họ là những con người lương thiện , có tấm lòng nhân hậu, vị tha nên khi gặp khó khăn, họ ắt sẽ nhận được sự giúp đỡ, và được đền đáp một cách xứng đáng. Tuy ở cuộc sống hiện đại này, chúng ta cũng chẳng phải cô Tấm hay nàng lọ lem ấy, thế nhưng, chân lý “ Ở hiền gặp lành” vẫn hoàn toàn đúng đắn và có ý nghĩa. Chẳng ai mà không yêu quý những con người sống lương thiện, giàu lòng vị tha, luôn giúp đỡ những người xung quanh, nó đen lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho tất cả mọi người.

Tất nhiên, trong xã hội ngày hôm nay, không phải cứ hoàn toàn ai “ở hiền” thì sẽ “gặp lành”, nhất là trong một xã hội mà vẫn còn đầy rẫy những cạm bẫy, tệ nạn, mối nguy hiểm. Bạn không thể cứ hiền lành, cổ vũ, giúp đỡ những kẻ xấu xa, những điều sai trái trong xã hội. Ta cần phải tỉnh táo, phân biệt được đâu là đúng đâu là sai, để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, những con người mà sống ích kỷ, xấu xa, là mối nguy hại của xã hội thì ắt cũng sẽ bị trừng phạt và nhận kết cục xứng đáng. Giống như hai mẹ con Lý Thông trong truyện cổ tích Thạch Sanh hay mẹ con Cám trong câu chuyện Tấm Cám vậy. Muốn “ ở hiền” để “gặp lành” thì phải xuất phát từ chính trái tim, từ cái tâm của chính mình, thay vì chạy theo số đông, làm những việc để mưu cầu lợi ích vì “gieo nhân nào, gặt quả nấy”.

Mối quan hệ nhân quả trong cuộc sống dù là với bất kỳ ai, bất kỳ thời đại nào cũng vẫn luôn đúng đắn. Thế hệ chúng ta hôm nay, cần giữ gìn và phát huy những bài học đạo lý muôn đời của ông cha ta.

Bình luận (0)

cảm ơn các bn nhiều nhé

Bình luận (0)
Shuraka Nguyễn
Xem chi tiết
Minh Thu
2 tháng 10 2016 lúc 18:43

+ Ý nghĩa

+ Sắc thái

+ Mang hình ảnh để minh họa

+ Mượn hình ảnh so sánh nhân hóa

Bình luận (0)
Thế Giới Của Tôi Gọi Tắt...
25 tháng 9 2016 lúc 14:42

- Những câu hát than thân mở đầu bằng hai từ ‘Thân em’.

            Thân em như trái bần trôi

       Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

            Thân em như hạt mưa sa

        Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

             Thân em như hạt mưa rào

         Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa.

- Mối liên quan cảm xúc về những câu hát than thân và bài thơ :

+ Đều viết về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

+ Đều đề cập đến nỗi khổ đau vì bị phụ thuộc, không có quyền quyết định được số phận và cuộc đời của mình.

+ Như vậy từ những tiếng than của người phụ nữ trong ca dao, Hồ Xuân Hương đã cất lên tiếng thơ của mình, vì vậy mà tiếng thơ của Xuân Hương dù được làm bằng thể thơ Đường luật vẫn rất gắn bó gần gũi với đời sống, với mọi người.

Bình luận (0)
Linh Phương
4 tháng 10 2016 lúc 14:09

iểu lộ niềm thông cảm và tự hào đối với số phận, thân phận và của người phụ nữ Việt Nam nó có gái trị nhân bản đặc sắc. Nữ sĩ viết với tất cả lòng yêu mến, tự hào bản sắc nền văn hóa Việt.
Trong hai nghĩa, nghĩa thứ hai quyết định đến giá trị bài thơ,qua những đặc điểm giống nhau giữ bánh trôi nước và người con gái,
tác giả đã mượn hình ảnh bánh trôi nước để nói lên thân phận của ng phụ nữ trong xã hội cũ.

Bình luận (0)
tran huynh trieu man
Xem chi tiết
Thảo Phương
2 tháng 10 2016 lúc 15:08

a)

Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, vì bài thơ tuân thủ đúng những quy định về luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (luật Đường):- Bài thơ gồm bốn câu.- Mỗi câu có 7 chữ- Mỗi câu ngắt nhịp 4/3.- Vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4.

b)

 "Bánh trôi nước" cũng vậy: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Sử dụng từ "Thân em..." để mượn lời người phụ nữ tự nói về thân phận mình, tác giả dân gian và nữ sĩ Xuân Hương đều muốn nói lên cái bé nhỏ, bẽ bàng, cô độc của người phụ nữ trong xã hội xưa. Hai từ "Thân em..." mang ý nghĩa "thân phận của em" và cũng có thể "tấm thân của em", hai từ ấy vang lên đầy hờn tủi, đầy xót xa.

Không chỉ vậy, cùng hướng ngòi bút về người phụ nữ, dân gian và Hồ Xuân Hương đều thấy được vẻ đẹp sáng ngời trong dáng dấp bên ngoài và những đức tính tốt đẹp bên trong của người phụ nữ. Ca dao ngợi ca họ là những "dải lụa đào" mềm mại, thanh nhã; là giếng khơi mát lành, trong trẻo; là "hạt mưa" rào giữa cơn khát của nhân gian... Hình ảnh người phụ nữ hiện lên qua chùm ca dao "Thân em..." và bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương là một biểu hiện quan trọng của tinh thần nhân đạo trong văn học Việt Nam

c) "Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xắn, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dầu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến quả thực vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.

d)

"Bảy nổi ba chìm với nước non

 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

Đời người phụ nữ đã vốn nhọc nhằn với bao việc bếp núc, chợ búa, con cái... để mưu sinh, để tồn tại. Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" dùng để diễn tả sự long đong, lận đận ấy. Nhưng xót thương nhất là họ không có quyền quyết định số phận mình. May hay rủi, hạnh phúc hay bất hạnh đều là do người khác: "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

e)

Câu thơ cuối

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.

Bình luận (6)
Minh Thu
2 tháng 10 2016 lúc 21:46

Bài Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). Bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống. Vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4.

Bình luận (0)
Minh Thu
3 tháng 10 2016 lúc 6:34

Bàn về vấn đề hình tượng người phụ nữ trong thơ bà cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu như cuốn “Văn học Việt Nam”(giai đoạn nữa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX) của tác giả Nguyễn Lộc, Nxb GD, 2001. Hay cuốn “Hồ Xuân Hương về tác gia và tác phẩm”, Nxb GD, 2007,  cuốn “thơ Hồ Xuân Hương” của Phạm Uyên, Nxb Đồng Nai, 2004. Hay cuốn “ Thơ và đời của Lữ Huy Nguyên…Nói chung tất cả các cuốn trên đều có đề cập đến cuộc đời cũng như sự nghiệp văn chương của Hồ Xuân Hương. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đề cập cụ thể đến vấn đề hình tượng phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương” một cách hệ thống và toàn diện mà chỉ đề cập đến một khía cạnh, chỉ một mặt nhỏ trong công trình nghiên cứu của họ. Có thể khẳng định "lịch sử nghiên cứu Hồ Xuân Hương là lịch sử nỗi ám ảnh chưa bao giờ đứt đoạn của vấn đề tiểu sử và văn bản thơ Hồ Xuân Hương”

 
Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Thanh An
21 tháng 9 2023 lúc 20:23

Chọn B

Bình luận (0)