Tìm hiểu ảnh hưởng của các dạng địa hình của địa phương đến phát triển kinh tế.
1. Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của địa phương em hiện nay ntn?(Sóc Trăng) 2. Tìm hiểu thêm thông tin, hình ảnh,... Về đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của các nước và vùng lãnh thổ châu Á
Ảnh Hưởng của địa hình khu vực đồi núi,đồng bằng đến phát triển kinh tế như thế nào
Địa hình khu vực đồi núi và đồng bằng ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế của mỗi khu vực. Khu vực đồi núi thường có nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú, từ nước ngầm, khoáng sản, đến rừng quý. Những điều kiện này thúc đẩy các ngành như khai thác khoáng sản, lâm nghiệp, du lịch sinh thái, và nông nghiệp cây lâu năm. Tuy nhiên, điều kiện giao thông và vận tải ở khu vực này thường khó khăn hơn. Trong khi đó, đồng bằng với đặc điểm đất đai phì nhiêu, mật độ dân số cao, hệ thống giao thông phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa và các cây trồng ngắn hạn. Đồng thời, sự dễ dàng kết nối giữa các đô thị và khu vực sản xuất giúp thúc đẩy thương mại và dịch vụ. Địa hình từng khu vực tạo nên điều kiện đặc trưng, định hướng cho sự phát triển kinh tế tại đó.
Hãy nêu một số ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương em.
Vấn đề tích cực: Tăng nguồn lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh sang dịch vụ - công nghiệp, tăng tổng thu nhập tỉnh/thành, nâng cao chất lượng đời sống bà con địa phương.
Vấn đề tiêu cực: Bùng nổ dân số, lạm phát, quá tải về các vấn đề giao thông - văn hoá - giáo dục - y tế, các vấn đề về phúc lợi xã hội, ô nhiễm môi trường.
Sự phân hóa đa dạng của địa hình có ảnh hưởng đến sự hình thành các điều kiện tự nhiên cũng như quá trình khai thác kinh tế ở nước ta. Hãy nêu một số ví dụ về ảnh hưởng của địa hình đến tự nhiên và các hoạt động kinh tế.
Tham khảo:
- Địa hình ảnh hưởng đến sự hình thành các vành đai đất theo độ cao. Ở nước ta, khu vực đồi núi chủ yếu là đất feralit, khu vực đồng bằng là đất phù sa. Càng lên cao, độ dày tầng đất càng giảm dần. Hai bên sườn của địa hình cũng có sự khác nhau về ranh giới bắt đầu và kết thúc của các vành đai đất.
- Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.
Tham khảo
- Địa hình ảnh hưởng đến sự hình thành các vành đai đất theo độ cao. Ở nước ta, khu vực đồi núi chủ yếu là đất feralit, khu vực đồng bằng là đất phù sa. Càng lên cao, độ dày tầng đất càng giảm dần. Hai bên sườn của địa hình cũng có sự khác nhau về ranh giới bắt đầu và kết thúc của các vành đai đất.
- Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.
địa hình đồng bằng Cao Nguyên và núi có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của con người như thế nào
Sự ảnh hưởng của địa hình vùng núi Tây Bắc đến phát triển kinh tế- xã hội:
* Về kinh tế:
- Tích cực:
+ Có địa hình cao nhất nước ta nên những dãy núi (dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Pu Đen Đinh) trở thành địa điểm du lịch lí tưởng cho những người thích leo núi cao khi đến Việt Nam. Còn có địa hình thung lũng các-xtơ, các cánh đồng nên cũng sẽ có khách du lịch tới đây ngắm cảnh thiên nhiên. Ngoài ra còn có địa hình vùng núi đá vôi với sản lượng đá vôi dồi dào.
+ Khoáng sản phong phú có thể khai thác như đồng, than đá, a-pa-lít,...
+ Khí hậu mát mẻ, đa dạng là nơi phát triển lâm nghiệp như các cây công nhiệp (keo, cà phê,...), cây ăn quả (dâu tây, cam,...), chăn nuôi,...
- Tiêu cực:
+ Địa hình cao nguyên hiểm trở chạy song song, chia cắt mạnh làm cho việc di chuyển khó khăn.
+ Khi tới cuối mùa đông hoặc đầu mùa hè thì khí hậu từ mát mẻ trở nên khô, lạnh nên nhiều thực vật, động vật mà con người trồng, nuôi có thể héo, ốm, chết.
+ Nằm ở mảng địa chất nên rất có khả năng xảy ra động đất.
+ Rất dễ bị sạt lở đất khi mưa, lũ làm thiệt hại đến kinh tế con người.
* Về xã hội:
- Tích cực: Những vùng núi hiểm trở, các cánh rừng và triền ruộng bậc thang đã tạo nên văn hóa lâu đời cho con người ở vùng Tây Bắc.
- Tiêu cực: Vì ở vùng núi nên con người vùng Tây Bắc chưa phát triển hoàn thiện các công nghệ hiện đại như ở khu vực đồng bằng.
Ảnh hưởng tích cực
- Có nhiều địa danh nổi tiếng thuận lợi cho phát triển du lịch.
- Tài nguyên khoáng sản phong phú \(\rightarrow\) Phù hợp cho các ngành công nghiệp khai khoáng.
- Chủ yếu là địa hình đồi núi cao phù hợp phát triển các loại cây công nghiệp và thuốc.
Tiêu cực
- Địa hình hiểm trở gây khó khăn cho giao thông, khai khoáng.
- Mùa đông lạnh có sương muối ảnh hưởn tới cây trồng.
- Vào mỗi mùa mưa lũ thường có lũ và sạt lở ảnh hưởng đến người và vật nuôi.
Dựa vào thông tin mục I và hình 23.1, hãy:
- Xác định vị trí địa lí của Nhật Bản.
- Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản.
Tham khảo!
- Nhật Bản là một quốc gia quần đảo, nằm ở phía đông bắc của châu Á, có diện tích khoảng 378 nghìn km2. Lãnh thổ gồm hàng nghìn đảo, trong đó bốn đảo lớn nhất là Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.
- Nhật Bản nằm trong khoảng vĩ độ từ 20°B đến 45°B và trong khoảng kinh độ từ 123°Đ đến 154°Đ.
- Phía đông và phía nam giáp Thái Bình Dương; phía tây giáp biển Nhật Bản; phía bắc giáp biển Ô-khốt. Nhật Bản gần các nước trong lục địa là Liên bang Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên.
Em hãy tìm hiểu về một ngành kinh tế đặc trưng của địa phương em theo gợi ý dưới đây:
- Tên ngành kinh tế.
- Tình hình sản xuất và phân bố hiện nay của ngành.
- Ngành kinh tế hiện nay có ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?
Tham khảo:
- Tên ngành kinh tế: công nghiệp.
- Tình hình sản xuất hiện nay:
+ Các ngành công nghiệp chính ở Hà Nội là: cơ - kim khí; điện tử; dệt may; chế biến thực phẩm, công nghiệp vật liệu,…
+ Ở Hà Nội có nhiều khu công nghiệp lớn, như: khu công nghiệp Nội Bài; khu công nghệ cao Hòa lạc; khu công nghiệp Thạch Thất; khu công nghiệp Bắc Thường Tín; khu công nghiệp Thăng Long; khu công nghiệp Quang Minh; khu công nghiệp Sài Đồng A; khu công nghiệp Sài Đồng B; khu công nghiệp Phú Nghĩa; khu công nghiệp Đông Anh.
+ Hoạt động công nghiệp phân bố ở hầu khắp các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội.
- Ảnh hưởng đến môi trường:
+ Gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí,...
+ Hệ sinh thái bị phá vỡ để phục vụ cho phát triển kinh tế, như: san lấp ao hồ, giảm diện tích cây xanh, công viên,... để phục vụ phát triển hạ tầng.
a) Em hãy lấy 2vd chứng minh ảnh hưởng của sự phân hóa địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên ở nước ta b). Phân tích những thuận lợi của địa hình đối với sự phát triển kinh tế -xã hội ở địa phương em
a)
- Đồng bằng sông Hồng: Địa hình này chủ yếu là đất thấp, nằm dưới tác động trực tiếp của sông Hồng và các nhánh sông. Điều này tạo nên một môi trường đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng lúa nước và một số loại cây trồng khác như khoai lang, khoai tây.
- Đồng bằng sông Cửu Long: là một vùng đồng bằng lớn với đất phù sa màu mỡ do sự bồi tụ của hệ thống sông Cửu Long, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng trọt, đặc biệt là lúa nước.
b) Tuỳ theo địa phương mà em thay đổi cho phù hợp:b) **Những thuận lợi của địa hình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương em**:
- Nông nghiệp: Địa hình bằng phẳng và đất phù sa giúp phát triển nông nghiệp, nhất là trồng trọt và chăn nuôi.
- Du lịch: Địa hình đa dạng với núi, sông, biển, hang động... thu hút du khách, phát triển ngành du lịch và tạo ra nhiều việc làm.
- Khai thác tài nguyên: Địa hình có sự phân bố của các loại khoáng sản giúp thu hút đầu tư vào lĩnh vực khai thác.
- Giao thông: Địa hình bằng phẳng giúp xây dựng hạ tầng giao thông, thuận lợi cho việc kết nối vận chuyển và thương mại.