Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nhật Văn
13 tháng 8 2023 lúc 20:19

Tham khảo: 

- Địa hình bờ biển của nước ta rất đa dạng. Các hiện tượng bồi tụ, mài mòn và xói lở xảy ra khác nhau ở từng đoạn bờ biển, tạo thành các bãi triều, vũng, vịnh, đầm, phá,...

- Thềm lục địa nước ta nông và mở rộng, đặc biệt ở Bắc Bộ và Nam Bộ, tạo điều kiện cho việc mở rộng diện tích lãnh thổ đất liền và làm thay đổi địa hình bờ biển.

Bình luận (0)
Mai Trung Hải Phong
13 tháng 8 2023 lúc 20:18

tham khảo

- Địa hình bờ biển của nước ta rất đa dạng. Các hiện tượng bồi tụ, mài mòn và xói lở xảy ra khác nhau ở từng đoạn bờ biển, tạo thành các bãi triều, vũng, vịnh, đầm, phá,...

- Thềm lục địa nước ta nông và mở rộng, đặc biệt ở Bắc Bộ và Nam Bộ, tạo điều kiện cho việc mở rộng diện tích lãnh thổ đất liền và làm thay đổi địa hình bờ biển.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
16 tháng 8 2023 lúc 21:26

tham khảo

 Địa hình đồi núi nước ta chia thành 4 khu vực: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.

- Hệ thống núi: Hệ thống núi chạy dọc bên bờ Biển Đông, kéo dài trên 1 400 km từ biên giới Việt - Trung đến Đông Nam Bộ. Các dãy núi lan ra sát biển thu hẹp diện tích đồng bằng.

+ Hướng dãy núi: Các dãy núi nước ta có hai hướng chính: hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.

+ Phân bậc rõ rệt: Hệ thống núi ở nước ta có sự phân bậc rõ ràng, trong đó đồi núi thấp chiếm ưu thế với 60% diện tích cả nước, núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm khoảng 1%. Những vùng núi cao địa hình rất hiểm trở, lắm đèo dốc như vùng Tây Bắc, Tây Nguyên,…

Bình luận (0)
Người Già
13 tháng 8 2023 lúc 20:14
Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Bùi Nguyên Khải
15 tháng 8 2023 lúc 22:54

tham khảo:

Câu 1. Các khu vực đồng bằng nước ta bao gồm: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long.

Xác định vị trí và phạm vi của các khu vực địa hình đồng bằng trên bản đồ.

Xác định vị trí và phạm vi của các khu vực địa hình đồng bằng trên bản đồ.

Câu 2. Đặc điểm địa hình của đồng bằng duyên hải miền Trung:

Tổng diện tích khoảng 15000km2, bị các nhánh núi đâm ngang và ăn sát ra biển, chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ hẹp.Các đồng bằng duyên hải ít màu mỡ hơn so với các đồng bằng châu thổ hại lưu sông, trong đồng bằng có nhiều cồn cát.
Bình luận (0)
Người Già
15 tháng 8 2023 lúc 22:54

 

Tham khảo1.

- Đồng bằng sông Hồng:

+ Phạm vi: diện tích khoảng 15.000 Km2.

+ Vị trí tiếp giáp: phía Bắc, Đông Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ; phía Tây giáp Tây Bắc; phía Nam giáp Bắc Trung Bộ; phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.

- Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Phạm vi: diện tích trên 40.000 Km2.

+ Vị trí tiếp giáp: phía Đông Bắc giáp Đông Nam Bộ; phía bắc giáp Cam-pu-chia; phía Đông Nam giáp Biển Đông; phía Tây Nam giáp Vịnh Thái Lan.

- Các đồng bằng duyên hải miền Trung:

+ Phạm vi: tổng diện tích khoảng 15.000 Km2.

+ Vị trí: nằm ở ven biển miền Trung từ Thanh Hóa vào đến Bình Thuận. Gồm nhiều đồng bằng nhỏ, là: Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh; Đồng bằng Bình - Trị - Thiên; Đồng bằng Nam - Ngãi; Đồng bằng Bình Phú - Khánh Hòa; Đồng bằng Ninh Thuận - Bình Thuận.
2.

(*) Lựa chọn: Đặc điểm địa hình của Đồng bằng sông Cửu Long

(*) Trình bày:

+ Đồng bằng sông Cửu Long được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông Mê Công.

+ Phần thượng châu thổ có địa hình tương đối bằng phẳng với nhiều gờ đất cao (giồng đất), phần hạ châu thổ cao trung bình từ 2 - 3 m so với mực nước biển.

+ Trên mặt đồng bằng không có đê lớn để ngăn lũ. Vào mùa lũ, nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước.

+ Đồng bằng có hệ thống kênh rạch tự nhiên và nhân tạo dày đặc có tác dụng tiêu nước, thau chua, rửa mặn.

 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
15 tháng 8 2023 lúc 22:46

Tham khảo
1.

Vùng núi Đông Bắc: nằm ở tả ngạn sông Hồng đến biên giới phía Bắc.

Vùng núi Tây Bắc: nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

Vùng núi Trường Sơn Bắc kéo dài khoảng 600 km từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.

Vùng núi Trường Sơn Nam: nằm ở phía nam dãy Bạch Mã, chủ yếu ở khu vực: Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và một phần Đông Nam Bộ.
2. 

- Đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc:

+ Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam.

+ Độ cao trung bình phổ biến dưới 1.000 m.

+ Đặc trưng của vùng núi này là những cánh cung núi lớn và vùng đồi (trung du) phát triển mở rộng.

+ Địa hình các-xtơ khá phổ biến, tạo nên những cảnh quan đẹp như vùng hồ Ba Bể, vịnh Hạ Long.

- Đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc:

+ Địa hình cao nhất nước ta với độ cao trung bình 1 000 - 2 000 m, nhiều đỉnh cao trên 2 000 m. Trong vùng có nhiều dãy núi cao (dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Pu Đen Đinh) và những cao nguyên hiểm trở chạy song song, kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam.

+ Đặc trưng của địa hình Tây Bắc là bị chia cắt mạnh. Xen giữa các vùng núi đá vôi là các cánh đồng, thung lũng các-xtơ,...

- Đặc điểm địa hình vùng Trường Sơn Bắc:

+ Gồm các dãy núi song song và và so le theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với địa thế thấp, hẹp và được nâng cao ở hai đầu.

+ Là vùng có độ cao trung bình khoảng 1.000 m, một số ít đỉnh cao trên 2.000 m như: Pu Xai Lai Leng (2711 m), Rào Cỏ (2 235 m).

+ Có nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển chia cắt đồng bằng duyên hải miền Trung.

- Đặc điểm địa hình vùng Trường Sơn Nam.

+ Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, có độ cao lớn hơn vùng Trường Sơn Bắc.

+ Địa hình có hướng vòng cung, hai sườn đông và tây Trường Sơn Nam không đối xứng.

+ Dạng địa hình nổi bật là các cao nguyên rộng lớn, xếp tầng, bề mặt phủ đất đỏ badan.

+ Các khối núi cao nằm ở phía bắc và nam của vùng có nhiều đỉnh cao trên 2.000 m như: Ngọc Linh (2 598 m), Chư Yang Sin (2 405 m), Lang Biang (2 167 m),...

+ Chuyển tiếp giữa miền núi, cao nguyên với miền đồng bằng là địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ với những thềm phù sa cổ, có nơi cao tới 200 m.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 8 2023 lúc 22:06

Tham khảo

Địa hình đồng bằng ở nước ta được chia thành hai loại là đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.

* Đồng bằng châu thổ: điển hình nhất là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

- Đồng bằng sông Hồng:

+ Diện tích: khoảng 15.000 km2, do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.

+ Đặc điểm địa hình: phía bắc còn nhiều đồi, núi sót; ở phía nam có nhiều ô trũng. Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê ven sông ngăn lũ nên chỉ có khu vực ngoài đê được bồi đắp phù sa hằng năm, trong khi khu vực trong đê không được bồi đắp.

- Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Diện tích: khoảng 40.000 km2, do phù sa của hệ thống sông Mê Công bồi đắp.

+ Đặc điểm địa hình: có hệ thống kênh rạch chằng chịt và chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ thuỷ triều. Ngoài ra, đồng bằng còn có một số vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên và đầm lầy như vùng U Minh,…

* Đồng bằng ven biển miền Trung:

- Diện tích: khoảng 15.000 km2, được hình thành từ phù sa sông hoặc kết hợp giữa phù sa sông và biển.

- Đặc điểm: Dải đồng bằng này kéo dài từ Thanh Hoá đến Bình Thuận với nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp. Một số đồng bằng có diện tích lớn như đồng bằng Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Tuy Hoà.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Người Già
19 tháng 9 2023 lúc 0:05

Tham khảo

* Các dãy núi và các đồng bằng lớn của châu Âu:

- Các dãy núi chính: dãy Xcan-đi-na-vi, dãy An-pơ, dãy U-ran, dãy Ban-căng, dãy Cac-pat, dãy An-pơ Đi-ma-rich, dãy A-pen-nin, dãy Py-rê-nê.

- Các đồng bằng lớn: đồng bằng Pháp, đồng bằng Đông Âu, đồng bằng trung lưu Đa-nuyp, đồng bằng hạ lưu Đa-nuyp.

* Đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu

- Gồm 2 khu vực địa hình chính:

+ Khu vực đồng bằng: chiếm 2/3 diện tích và phân bố chủ yếu ở phía đông với đặc điểm là một miền đồi lượn sóng thoải, xen kẽ vùng đất thấp hoặc thung lũng rộng.

+ Khu vực miền núi:

 Núi già: ở phía Bắc và vùng trung tâm, chủ yếu là núi trung bình và núi thấp với những đỉnh tròn, sườn thoải.

 Núi trẻ: ở phía nam chủ yếu là các dãy núi trẻ có độ cao trung bình, núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1,5 % diện tích lãnh thổ. Điển hình là dãy An-pơ cao đồ sộ nhất châu Âu.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Á:

 

- Đông Á gồm lục địa và hải đảo:

+ Lục địa: ở phía tây là hệ thống núi, cao nguyên hiểm trở xen kẽ bồn địa hoang mạc; ở phía đông là vùng đồi, núi thấp và đồng bằng.

+ Hải đảo: có những dãy núi uốn nếp trẻ, xen kẽ các cao nguyên.

- Khí hậu: có sự phân hóa từ bắc xuống nam, từ tây sang đông. 

- Thực vật: đa dạng, phía bắc là rừng lá kim, sâu trong nội địa là thảo nguyên, phía nam là rừng lá rộng cận nhiệt.

- Sông ngòi: nhiều hệ thống sông lớn như Hoàng Hà, Trường Giang,…

- Khoáng sản: là tập trung nhiều khoáng sản như than, sắt,…

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Đặc điểm tự nhiên của khu vực Nam Á:

 

- Địa hình: có 3 dạng chính:

+ phía bắc: hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ với nhiều đỉnh trên 8 000m.

+ ở giữa: đồng bằng Ấn-Hằng.

+ phía nam: sơn nguyên Đê-can.

- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa với 2 mùa mưa khô rõ rệt.

- Thực vật: rừng nhiệt đới ẩm, nơi khuất gió, mưa ít có rừng xa-van, cây bụi.

- Sông ngòi: có nhiều sông lớn như sông Ấn, sông Hằng,…

- Khoáng sản: than, sắt, man- gan, đồng, dầu mỏ,…

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Địa hình: đa dạng.

+ Phía đông nam: các dãy núi cao đồ sộ.

+ Phía tây: các đồng bằng và hoang mạc

- Khí hậu: khô hạn (mùa hạ nóng, màu đông rất lạnh, thỉnh thoảng có tuyết rơi).

- Sông ngòi: kém phát triển.

- Thực vật: hoang mạc chiếm phần lớn diện tích, khu vực phía bắc và ven hồ A-ran có các thảo nguyên rộng lớn.

- Khoáng sản: Dầu mỏ và khí đốt.

Bình luận (0)