Trao đổi về cách thể hiện sự tôn trọng ý kiến và thuyết phục người thân.
Chỉ ra biểu hiện thể hiện sự tôn trọng các ý kiến khác nhau của các thành viên trong gia đình và cách thuyết phục người thân của nhân vật trong tình huống sau:
Tham khảo
Bạn đã lắng nghe và tiếp thu ý kiến của mỗi người và rút ra được quyết định cho bản thân mình.
Trao đổi về cách thể hiện tôn trọng sự khác biệt.
Gợi ý:
tham khảo
Cách thể hiện sự tôn trọng khác biệt:
+ Không áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác
+ Lắng nghe tích cực những điều khác biệt đó
+ Luôn quan tâm, chia sẻ, đồng cảm với sự khác biệt đó.
Khi trao đổi ý kiến về một vấn đề trong đời sống, em cần lưu ý những gì để có thể trao đổi một cách xây dựng và tôn trọng ý kiến khác biệt.
Khi trao đổi ý kiến về một vấn đề trong đời sống, em cần lưu ý những điều sau để có thể trao đổi một cách xây dựng và tôn trọng ý kiến khác biệt:
- Tôn trọng ý kiến của người khác.
- Không chen ngang khi người khác đang trình bày.
- Không có thái độ khinh thường, dè bỉu ý kiến người khác.
- Tập trung, chú ý, lắng nghe ý kiến và quan điểm người khác.
- Có thể đưa ra lời nhận xét, góp ý với thái độ cầu thị.
Khi trao đổi ý kiến về một vấn đề trong đời sống, em cần lưu ý những gì để có thể trao đổi một cách xây dựng và tôn trọng các ý kiến khác biệt?
Lưu ý:
- Thể hiện rõ ràng ý kiến về vấn đề cần trao đổi.
- Đưa ra được lí lẽ, bằng chứng thuyết phục.
- Ngôn ngữ và cử chỉ hợp lí.
- Nghiêm túc lắng nghe ý kiến phản biện và bảo vệ ý kiến của mình với thái độ xây dựng.
- Tôn trọng các ý kiến khác biệt, đống góp cho vấn đề tốt hơn.
Thảo luận cách thể hiện sự tôn trọng ý kiến khác nhau của các thành viên trong gia đình.
Gợi ý:
- Lắng nghe ý kiến của người thân.
- Đặt mình vào vị trí của người thân để thấu hiểu.
- Biết thừa nhận sự hợp lí trong ý kiến của người thân.
- Luôn lắng nghe, tôn trọng ý kiến góp ý của người thân.
- Không xúc phạm hay bật lại ý kiến của người thân.
- Đặt mình vào hoàn cảnh, vị trí của người thân mà có ý kiến, cư xử đúng mực.
- Lời nói văn minh, lịch sự và chấp nhận ý kiến góp ý người thân nếu đúng.
Chia sẻ cách thể hiện sự tôn trọng và thuyết phục người thân của nhân vật trong tình huống sau:
Tình huống: Hưng rất thích chơi bóng rổ và muốn tham gia câu lạc bộ bóng rổ của trường nhưng bố mẹ không đồng ý với lí do gần cuối cấp rồi, nên tập trung vào việc học để năm sau thi chuyển cấp. Sau khi lắng nghe, Hưng lễ phép nói: “Con cảm ơn bố mẹ đã quan tâm và lo lắng cho việc học của con. Nhưng con nghĩ việc tham gia câu lạc bộ bóng rổ của trường sẽ giúp ích cho con về nhiều mặt: Con được giao lưu và học hỏi với các bạn trong câu lạc bộ, rèn được tính kiên trì, cố gắng đạt được mục tiêu, sức khỏe dẻo dai hơn. Hơn nữa, đây cũng là môn thể thao con thíc, nếu được tham gia thì tâm trạng con cũng sẽ phấn chấn hơn, vì thế học tập tốt hơn”
Bạn luôn lễ phép với bố mẹ kể cả khi bố mẹ không đồng ý cho bạn tham gia câu lạc bộ, sau đó bạn đã phân tích, giải thích cho họ những lợi ích của nó và cũng sẽ không ảnh hưởng tới việc học và bạn đã thuyết phục được bố mẹ.
Hưng nên thẳng thắn nói chuyện với bố mẹ, nên nói rằng là:
"Con đang rất muốn tham gia CLB bóng rổ. Nếu được tham gia thì con sẽ vừa có được đầy đủ sức khỏe, vừa có thể làm được nhiều việc. Và con cũng xin đảm bảo với bố mẹ rằng, cho dù tham gia nhưng con vẫn sẽ đảm bảo việc học để chắc chắn vượt qua kỳ thi chuyển cấp lần này"
- Thể hiện những lời nói và việc làm để người thân hài lòng trong cuộc sống hằng ngày.
- Thể hiện sự tôn trọng và thực hiện kĩ năng thuyết phục người thân.
- Ghi lại và chia sẻ những cảm xúc, kết quả thực hiện.
- Thể hiện những lời nói và việc làm để người thân hài lòng trong cuộc sống hàng ngày:
+ Nói lời yêu thương với bố mẹ
+ Chăm sóc bố mẹ nếu bố mẹ mệt, ốm đau
+ Giúp đỡ những người xung quanh mình.
- Thể hiện sự tôn trọng và thực hiện kĩ năng thuyết phục người thân.
+ Tôn trọng việc góp ý của bố mẹ khi chọn trường lớp
+ Thuyết phục bố mẹ cho tham gia câu lạc bộ Kĩ năng sống, trại hè,...
Em hãy trao đổi với các bạn trong nhóm về những ý kiến dưới đây và bày tỏ thái độ của mình (tán thành, phân vân hoặc không tán thành):
a) Trẻ em có quyền mong muốn, có ý kiến riêng về các vấn đề có liên quan đến trẻ em.
b) Cách chia sẻ, bày tỏ ý kiến phải rõ ràng và tôn trọng người nghe.
c) Trẻ em cần lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
d) Người lớn cần lắng nghe ý kiến của trẻ em.
đ) Mọi ý muốn của trẻ em đều phải thực hiện.
a) Tán thành.
b) Tán thành.
c) Tán thành.
d) Tán thành.
đ) Không tán thành.
Trao đổi về cách thuyết phục người thân
Tham khảo
Để thuyết phục người khác, cần:
Chuẩn bị kĩ vấn đề cần thuyết phục:
Xác định mục đích thuyết phục.Liệt kê nội dung trình bày theo thứ tự nhất định.Chuẩn bị các thông tin cho từng nội dungLựa chọn thời điểm thích hợp để thuyết phục:
Khi người thân vui vẻ, cởi mở.Khi người thân có tâm trạng tốt.Khi có nhiều thời gian rảnh (sau giờ ăn cơm tối,...).Tạo hứng thú với người nghe:
Kể chuyện để khơi gợi sự đồng cảmKết hợp ngôn ngữ cơ thể (ánh mắt, nụ cười, cử chỉ tay,...)Trình bày vấn đề rõ ràng và trực tiếp:
Trình bày rõ ràng, cụ thể các nội dung và làm rõ các ý kiến cần thiếtTránh nói dài dòng, lan manTôn trọng ý kiến và tìm ra điểm chung với người được thuyết phục
Lắng nghe tích cực ý kiến của người thân.Giữ vững ý kiến nhưng không bảo thủ, cực đoan.Đưa ra những điểm tương đồng trong suy nghĩ và cách giải quyết vấn đề.Sử dụng dẫn chứng, lập luận kèm theo quan điểm của mình
Sử dụng dẫn chứng để tạo sự tin tưởng.Nội dung phải có tính logic và tính khả thi.