Đọc thông tin và quan sát các hình 9.2, 9.3, hãy xác định mục tiêu và thể chế hoạt động của EU
Dựa vào thông tin mục 3 và hình 9.3 hãy xác định thể chế hoạt động của EU thông qua bốn cơ quan ra quyết định và điều hành chính.
Tham khảo:
`-` Theo Hiệp ước Ma-xtrích, bốn cơ quan thể chế của EU là: Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu, Uỷ ban Liên minh châu Âu (nay là Uỷ ban châu Âu) và Hội đồng Bộ trưởng EU (nay là Hội đồng Liên minh châu Âu).
`-` Từ sau Hiệp ước Li-xbon, quyền lực của các cơ quan thể chế được tăng cường nhằm ra quyết định và điều hành hoạt động của EU:
`+` Hội đồng châu Âu là cơ quan quyền lực cao nhất của EU, gồm 27 nguyên thủ các nước thành viên. Hội đồng thường họp 4 lần trong năm, giải quyết các vấn đề quan trọng nhất, như: quyết định đường lối chính trị của EU; trao đổi về thể chế, hiến pháp, chính sách kinh tế, tiền tệ; đặt ra đường lối an ninh và đối ngoại chung. Tuy nhiên, Hội đồng không phải là cơ quan thông qua các dự thảo luật của EU.
`+` Nghị viện châu Âu là cơ quan làm luật của EU, đại diện cho công dân EU. Nhiệm vụ của Nghị viện là lập pháp, giám sát và tài chính.
`+` Uỷ ban châu Âu là cơ quan điều hành, đại diện cho lợi ích chung của EU. Uỷ ban gồm Chủ tịch, Uỷ viên và các ban chức năng. Uỷ ban có nhiệm vụ đề xuất, giám sát thực hiện các dự luật và quản lí ngân sách, vừa hoà giải tranh chấp trong nội bộ vừa đại diện cho EU trong đối ngoại, đàm phán quốc tế.
`+ `Hội đồng Liên minh châu Âu là cơ quan làm luật của EU, đại diện cho các chính phủ và là nơi các bộ trưởng EU họp để thảo luận về các dự thảo luật. Hội đồng Liên minh có 250 tiểu ban và nhóm công tác phụ trách 10 lĩnh vực khác nhau: kinh tế, tài chính, an ninh....
Dựa vào hình 10.3, hình 10.4 và thông tin trong bài. Hãy xác định thể chế hoạt động của EU.
Tham khảo!
- Hiện nay, nhiều vấn đề kinh tế và chính trị của các quốc gia thành viên do các cơ quan đầu não của EU quyết định.
- Các cơ quan đầu não của EU bao gồm: Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu, Uỷ ban Liên minh châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng EU, Toà Kiểm toán châu Âu, Tòa án Công lí EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu.
Đọc thông tin và quan sát hình 9.2, hình 9.3 hãy giải thích vì sao châu Phi có khí hậu nóng và khô.
Châu Phi có khí hậu nóng và khô do chịu tác động của vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ, địa hình và các dòng biển nóng, lạnh ven bờ.
Đọc thông tin và quan sát hình 9.1, hãy xác định các quốc gia thuộc EU tính đến năm 2021.
Thụy Điển, phần lan, Ai len, Estonia, Latvia, lít va, bỉ, hà lan, đan mạch, Đức, Bỉ, Ba Lan, Pháp, CH Séc, Áo, Slovakia, Hungaria, Rumani, Bulgaria, Hy Lạp, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Slovenia, Croatia, Lúc xăm pua, Man ta
Đọc thông tin và quan sát hình 9.2, hãy:
- Xác định các sơn nguyên, bồn địa, các dãy núi của châu Phi.
- Nêu tên các khoáng sản chủ yếu và sự phân bố của chúng.
- Các sơn nguyên, bồn địa, các dãy núi của châu Phi:
+ Sơn nguyên: SN. Ê-ti-ô-pi-a, SN. Đông Phi.
+ Bồn địa: Bồn địa Sát, bồn địa Công-gô, bồn địa Nin Thượng, bồn địa Ca-la-ha-ri.
+ Các dãy núi: D. At-lat, D. Đrê-ken-bec.
- Các khoáng sản chủ yếu và sự phân bố của chúng:
+ Các mỏ sắt, dầu mỏ và khí tự nhiên: khu vực Bắc Phi.
+ Các mỏ vàng, sắt, kim cương: ven biển vịnh Ghi-nê.
+ Các mỏ đồng, chì, cô ban, u-ra-ni-um, crôm, kim cương, phốt-pho-rít: khu vực Nam Phi.
Đọc thông tin trong mục 1 và quan sát hình 1, hãy kể tên các nước thành viên EU.
Liên minh châu Âu (EU) có 27 nước thành viên, gồm:
1. Áo, 2. Bỉ, 3. Bun-ga-ri, 4. Crô-a-ti-a, 5. Síp, 6. Séc, 7. Đan Mạch, 8. Ex-tô-ni-a, 9. Phần Lan, 10. Pháp, 11. Đức, 12. Hy Lạp, 13. Hung-ga-ri, 14. Ai-len, 15. I-ta-li-a, 16. Lát-vi-a, 17. Lít-va, 18. Lúc-xem-bua, 19. Man-ta, 20. Hà Lan, 21. Ba Lan, 22. Bồ Đào Nha, 23. Rô-ma-ni, 24. Xlô-va-ki-a, 25. Xlô-ven-ni-a, 26. Tây Ban Nha, 27. Thụy Điển.
Đọc thông tin và quan sát hình 9.2, hãy:
- Nhận xét đặc điểm mạng lưới sông, hồ của châu Phi.
- Xác định và đọc tên một số sông, hồ lớn của châu Phi.
- Nhận xét đặc điểm mạng lưới sông, hồ của châu Phi:
+ Mạng lưới sông, hồ kém phát triển và phân bố không đều.
+ Phần lớn sông có nhiều thác ghềnh.
+ Các hồ lớn hầu hết có nguồn gốc kiến tạo và tập trung ở Đông Phi.
+ Các hồ có diện tích rộng và độ sâu lớn => tích trữ 1 khối nước ngọt phong phú.
+ Các sông, hồ có giá trị cho giao thông, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt con người.
- Xác định và đọc tên một số sông, hồ lớn của châu Phi:
+ Sông lớn: sông Nin, sông Công-gô, sông Dăm-be-đi, sông Ni-giê,...
+ Hồ lớn: hồ Vích-to-ri-a, hồ Sát, hồ Tan-ga-ni-ca, hồ Ni-át-xa, hồ Tuốc-ca-na,...
Đọc thông tin, quan sát hình 9.4 và dựa vào bảng 9.2, hãy chứng minh vị thế lớn của EU trong nền kinh tế thế giới.
Tham khảo
- EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới:
+ Năm 2021 EU đóng góp khoảng 17,8% GDP thế giới.
+ Trong số 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới thì có 3 nước thuộc EU.
- EU là trung tâm thương mại, tài chính lớn của thế giới:
+ EU là nhà xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn nhất thế giới.
+ EU đã kí kết các hiệp định thương mại tự do và các hiệp định có thành phần thương mại với nhiều nước. Các mặt hàng EU nhập khẩu nhiều nhất là: dầu mỏ, khí tự nhiên, u-ra-ni-um… Các mặt hàng xuất khẩu chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới của EU là: ô tô, máy bay, điện tử, dược phẩm, nông sản...
+ EU là trung tâm tài chính lớn của thế giới, các hoạt động thương mại, tài chính có ảnh hưởng đến hệ thống tài chính thế giới.
- EU là trung tâm khoa học - công nghệ hàng đầu thế giới:
+ Các nước EU xây dựng EU thành một nền kinh tế tri thức có sức cạnh tranh và năng động hàng đầu thế giới. Khoa học - công nghệ được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực.
+ Những năm gần đây tập trung vào sản xuất vật liệu tiên tiến, công nghệ khoa học đời sống, trí tuệ nhân tạo, công nghệ bảo mật và kết nối, hàng không vũ trụ.
Dựa vào hình 12.4, hình 13.2 và thông tin trong bài hãy:
- Xác định trên bản đồ các quốc gia đã gia nhập ASEAN.
- Trình bày quá trình hình thành và phát triển của ASEAN.
- Trình bày các mục tiêu của ASEAN, so sánh mục tiêu giữa ASEAN và EU.
Tham khảo!
Yêu cầu số 1: Các nước đã gia nhập ASEAN:
- Hiện nay, ASEAN gồm 10 quốc gia thành viên, là: Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Thái Lan, Mianma, Xingapo, Việt Nam, Lào, Campuchia, Brunây.
Yêu cầu số 2: Quá trình hình thành và phát triển của ASEAN
- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào ngày 8/8/1967 tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên ban đầu là: Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo và Thái Lan.
- Năm 2021, ASEAN gồm 10 thành viên, các thành viên gia nhập sau này gồm: Brunây (1984), Việt Nam (1995), Lào và Mianma (1997), Campuchia (1999).
- Ngày 22/11/2015, trong cuộc họp thượng đỉnh tại thủ đô Cuala Lămpơ (Malaixia), lãnh đạo các quốc gia ASEAN đã kí kết tuyên bố chung, chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN.
- Cộng đồng ASEAN đã chính thức trở thành một thực thể pháp lí vào ngày 31/12/2015.
Yêu cầu số 3:
♦ Mục tiêu của ASEAN: Các mục tiêu chính của ASEAN được quy định trong Hiến chương bao gồm:
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa của các nước thành viên, thu hẹp khoảng cách phát triển.
- Thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực, duy trì một khu vực không có vũ khí hạt nhân và vũ khí huỷ diệt hàng loạt.
- Thúc đẩy hợp tác, tích cực và hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước thành viên về vấn đề cùng quan tâm (kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, hành chính,...).
- Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi giữa ASEAN với các nước hoặc tổ chức quốc tế khác.
=> Mục tiêu chung: đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định, cùng phát triển hướng đến “Một Tầm nhìn, Một Bản sắc, Một Cộng đồng”
♦ So sánh mục tiêu giữa ASEAN và EU:
- Giống nhau: thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên trên nhiều lĩnh vực, như: kinh tế, văn hóa, an ninh - quốc phòng,…
- Khác nhau:
+ EU: sự thống nhất, liên kết giữa các nước thành viên xuất phát từ lĩnh vực kinh tế, thương mại.
+ ASEAN: động cơ liên kết ban đầu của các nước là hợp tác về chính trị - an ninh (do chịu ảnh hưởng sâu sắc từ bối cảnh thế giới và khu vực lúc bấy giờ).