Những câu hỏi liên quan
43 Trần Vũ Thanh Huyền 7...
Xem chi tiết
๖ۣۜHả๖ۣۜI
27 tháng 11 2021 lúc 15:17

địa hình màu mỡ, hiểm trở

Bình luận (0)
43 Trần Vũ Thanh Huyền 7...
Xem chi tiết
sky12
27 tháng 11 2021 lúc 15:31

Tham khảo:

-Lý Thái Tổ chọn Đại La làm kinh đô vì đây là vùng đất trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, dân cư không ngập vì lũ lụt, muôn vật tốt tươi phong phú.

-Nếu di dời kinh đô ra vùng đất rộng lớn và màu mỡ này thì con cháu đời sau sẽ xây dựng được cuộc sống âm no hơn.

Bình luận (0)
hoang anh thu nguyen
27 tháng 11 2021 lúc 18:18

Vì Thăng Long ở vị trí trung tâm, có điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
1 tháng 12 2023 lúc 1:36

Đến năm nay, Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ đã được số năm là: 

    2 022 – 1 010 = 1 012 (năm)

Đáp số: 1 012 năm

Bình luận (0)
Dương Bảo Trang
Xem chi tiết
Chu Nhật Thành
24 tháng 3 2023 lúc 22:07

Vua Lý Thái Tổ đã rời đô số năm là:

2023-1010=1013(năm)

Vậy vua Lý Thái Tổ đã rời đô được 1013 năm

Bình luận (0)
Nguyễn Tiến Hùng
24 tháng 3 2023 lúc 22:25

1013

Bình luận (0)
Nguyễn Thành Đức
Xem chi tiết
Lê Trần Khánh Ly
6 tháng 11 2016 lúc 18:48

Lý Công Uẩn lên ngôi trong hoàn cảnh là Lê Hoàn có nhiều con và ông đã trao ngôi cho con cả nhưng ít lâu sau con cả chết, sau đó ông ko truyền ngôi cho ai nữa và chết luôn. Các người con của ôn tranh giành quyền lực, ngai vàng. Một người con thắng, lên ngôi vua được 3 ngày rồi bị Lê Long Đĩnh sát hại. Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Vua suốt ngày chỉ ăn chơi sa đọa, hoang dâm vô độ rồi bị bệnh chết ( do quá dâm ). Triều thần chán ghét Tiền Lê nên cho Lý Công Uẩn - là người cực có tài lên làm vua

Lý Công Uẩn quyết định rời đô từ Hoa Lư ra Đại La vì Hoa lư có địa hình hiểm trở, xung quanh toàn núi non, rừng cây um tùm, chỉ thích hợp cho việc phòng ngự. Còn Đại La được thế rồng cuộn hổ ngồi, thế đất sáng sủa, phía trước có núi, phía sau có sông rất tiện lợi. Nhân dân không bị khổ vì thiên tai mà lại còn di chuyển dễ, là nơi thích hợp để phát triển kinh tế, khắp nơi màu mỡ là nơi thích hợp để ngự trị suốt đời

Bình luận (5)
Lê Trần Khánh Ly
6 tháng 11 2016 lúc 18:55

mk mún giúp bạn ý 2 lắm mà mk ko bít vẽ hình trong cái web này.

Bình luận (0)
Lê Thảo Nhi
7 tháng 11 2016 lúc 10:31

- Vào năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Triều thần chán ghét nhà Tiền Lê vì vua ăn chơi sa đọa, không quan tâm đến dân, Lý Công Uẩn được tôn lên ngôi vua. Từ đó thì nhà Lý được thành lập.
+ Vì kinh đô Hoa Lư xa và hẻo lánh, trong khi đó, Đại La có nhiều ưu điểm hơn: Vị trí: Địa thế thuận lợi, là trung tâm của đất nước.
- Về việc tổ chức bộ máy chính quyền ở trung ương: Vua đứng đầu nhà nước, nắm giữ mọi quyền hành. Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối. Các chức vụ quan trọng, nhà vua đều cử những người thân cận nắm giữ. Giúp vua lo việc nước có các đại thần, các quan văn, võ.
+ Về việc tổ chức bộ máy chính quyền ở địa phương: Nhà Lý đã chia cả nước thành 24 lộ, phủ (Ở miền Bắc gọi là Châu), đặt ra các chức Tri Phủ, Tri Châu, giao cho con cháu nhà vua hoặc các đại thần cai quản. Dưới lộ, phủ là huyện, hương và xã .
* LƯU Ý: Bạn có thể vẽ theo sơ đồ nếu thầy/cô giáo yêu cầu nhé !
 

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Hương
Xem chi tiết
sky12
15 tháng 12 2021 lúc 22:43

1.Đ 

 2.Đ

3.S

4.Đ

Bình luận (1)
Lê Phương Uyên
16 tháng 12 2021 lúc 8:16

   Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Đại La ..Đ..

 Lý Thánh Tông đổi tên nước ta là Đại Việt ..Đ..

Tên Đại Việt có từ thời Lý Thái Tổ. ..S..

 Năm 2021  Thăng Long được 1010 năm ..Đ..

 

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
20 tháng 9 2023 lúc 8:03

* Sự kiện vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long đã mở ra thời kì phát triển mới cho nước nhà

* Những chính sách nhà Lý thực hiện để xây dựng và phát triển đất nước

- Về chính trị:

+ Năm 1054, Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt, tổ chức lại bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương

+ Vua đứng đầu nhà nước, giúp việc cho vua có các quan văn, quan võ

+ Cử người thân tín giữ những chức vụ quan trọng

+ Cả nước chia thành 24 lộ, phủ, ở miền núi gọi là châu, dưới lộ là huyện, hương, xã

- Về luật pháp:

+ Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên ở Việt Nam

+ Các vua Lý cho đặt chuông trước điện Long Trì cho người dân kêu oan

- Về quân đội:

+ Quân đội gồm 2 bộ phận là: cấm quân (bảo vệ kinh thành) và quân địa phương

+ Nhà Lý thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”

- Về đối nội:

+ Nhà Lý thi hành chính sách đoàn kết dân tộc

+ Ban chức tước và gả công chúa cho các tù trưởng miền núi

- Về đối ngoại:

+ Triều đình chủ trương giữ quan hệ hòa hiếu với nhà Tống và Chăm-pa

* Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống

- Từ giữa thế kỉ XI, nhà Tống muốn gây chiến với Đại Việt để giải quyết khủng hoảng trong nước

- Sớm phát hiện âm mưu của nhà Tống, nhà lý đã chủ động chuẩn bị đối phó

- Tháng 10/1075: Lý Thường Kiệt chỉ huy hơn 10 vạn quân thủy - bộ, chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống

- Sau khi hạ thành Ung Châu, phá kho lương thực, ông cho quân rút về nước

- Sau khi về nước, Lý Thường Kiệt cho xây dựng phòng tuyến bên sông Như Nguyệt

- Tháng 1/1077, 10 vạn quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy tiến vào nước ta nhưng bị chặn lại ở bờ bắc sông Như Nguyệt

- Cuối xuân năm 1077, Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông lúc nửa đêm tấn công vào doanh trại giặc, quân Tống hoang mang, tuyệt vọng

- Trước tình hình đó Lý Thường Kiệt chủ động giảng hóa, quân Tống rút về nước

Như vậy, dưới sựu lãnh đạo tài ba của mình, nhà Lý đã đánh bại quân xâm lược Tống, giữ vững nền độc lập, tự do của Đại Việt

Bình luận (0)
Lãng Quân
Xem chi tiết
Hoàng Phú Huy
17 tháng 3 2018 lúc 17:01

thế kỉ 11

thế kỉ 19

nha

Bình luận (0)
Ừ Anh Sai
17 tháng 3 2018 lúc 17:00

_Năm đó thuộc thế kỉ XI.

-Năm đó thuộc thế kỉ XIX.

-Năm đó thuộc thế kỉ XX.

Bình luận (0)
Bảo Ngọc
17 tháng 3 2018 lúc 17:07

Thế kỉ \(XI\)

Thế kỉ  \(XIX\)

Thê kỉ   \(XX\)

Bình luận (0)
Cao Bá Cường
Xem chi tiết
Jaki Natsumi
20 tháng 1 2022 lúc 8:34

Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế, vốn là người thông minh, say mê kinh sử, tinh thông võ nghệ, nhận thấy thành Hoa Lư chật hẹp, kinh tế công- nông - thương kém phát triển, giao thông gặp nhiều khó khăn. Năm 1010, Ông quyết định rời đô ra Đại La ( Thăng Long) và tự tay viết 'Chiếu rời đô'

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Hoàng Nhật Anh
20 tháng 1 2022 lúc 8:34

Đáp án 

Vua  Lý  Thái  Tổ  dời  đô  về  Đại  La 

= Năm  1009 

Năm 1009,  Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế, vốn  người thông minh, say mê kinh sử, tinh thông võ nghệ, nhận thấy thành Hoa Lư chật hẹp, kinh tế công- nông - thương kém phát triển, giao thông gặp nhiều khó khăn. Năm 1010, Ông quyết định rời đô ra Đại La ( Thăng Long) và tự tay viết 'Chiếu dời đô'

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Jaki Natsumi
20 tháng 1 2022 lúc 8:35

Nhà tiền Lê chỉ hưng thịnh được một đời vua Lê Đại Hành (tức Lê Hoàn). Sau khi Lê Đại Hành băng hà, các hoàng tử đánh nhau tranh giành ngôi báu suốt 7 năm trời. Hoàng tử thứ 3 là Long Việt được vua Lê Đại Hành chỉ định nối ngôi chỉ tại vị được vỏn vẹn 3 ngày thì bị em trai là Long Đĩnh sai người ám sát tiếm ngôi.

Khi ấy, Lê Long Việt, tức Lê Trung Tông, mới được 23 tuổi. 19 tuổi đã ra tay hạ sát anh trai, Lê Long Đĩnh lên ngôi báu càng thể hiện là người tàn ác, man rợ. Long Đĩnh thường lấy cảnh hành hạ người đến chết làm trò tiêu khiển. Sử sách còn ghi lại những trò tiêu khiển kinh dị của Long Đĩnh – Ngọa Triều, như dùng rơm tẩm dầu quấn quanh tội nhân rồi đốt đến chết, bắt tội nhân leo lên cây cao rồi sai người đốn gốc, cho người vào sọt thả xuống sông hay róc mía trên đầu nhà sư. Sự mục ruỗng của nhà tiền Lê và những trò man rợ của Lê Long Đĩnh khiến quần thần và nhân dân rất đỗi bất bình. Bởi vậy mà khi Long Đĩnh qua đời, khi ấy Long Đĩnh mới được 24 tuổi, dù có con trai tên Sạ còn nhỏ, nhưng quần thần vẫn một mực tôn Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn lên ngôi báu. Ấy là vào thời điểm năm 1009.

Lên ngôi báu, nhận thấy thế đất hiểm trở, chật hẹp của Hoa Lư không còn phù hợp để cáng đáng vai trò là kinh đô của một đất nước thái bình, việc lớn đầu tiên Lý Thái Tổ nghĩ đến là dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La. Tuy ở ngôi cao nhất, một lời nói vạn người nghe, nhưng Lý Thái Tổ vẫn đem việc dời đô ra hỏi ý kiến quần thần. Đó là biểu hiện rõ ràng của một bậc minh quân. Toàn văn Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ như sau:

                                                                                      THIÊN ĐÔ CHIẾU 

“Tích Thương gia chí Bàn Canh ngũ thiên, Chu thất đãi Thành Vương tam tỉ. Khởi Tam đại chi sổ quân tuẫn vu kỷ tư, vọng tự thiên tỉ. Dĩ kỳ đồ đại trạch trung, vi ức vạn thế tử tôn chi kế; thượng cẩn thiên mệnh, hạ nhân dân chí, cẩu hữu tiện triếp cải. Cố quốc tộ diên trường, phong tục phú phụ. Nhi Đinh Lê nhị gia, nãi tuẫn kỷ tư, hốt thiên mệnh, võng đạo Thương Chu chi tích, thường an quyết ấp vu tư, trí thế đại phất trường, toán số đoản xúc, bách tính hao tổn, vạn vật thất nghi. Trẫm thậm thống chi, bất đắc bất tỉ.

Huống Cao vương cố đô Đại La thành, trạch thiên địa khu vực chi trung; đắc long bàn hổ cứ chi thế. Chính Nam Bắc Đông Tây chi vị; tiện giang sơn hướng bội chi nghi. Kỳ địa quảng nhi thản bình, quyết thổ cao nhi sảng khải. Dân cư miệt hôn điếm chi khốn; vạn vật cực phồn phụ chi phong. Biến lãm Việt bang, tư vi thắng địa. Thành tứ phương bức thấu chi yếu hội; vi vạn thế đế vương chi thượng đô.

Trẫm dục nhân thử địa lợi dĩ định quyết cư, khanh đẳng như hà?”

                                                                                           CHIẾU DỜI ĐÔ 

“Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số phận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.

Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở nơi trung tâm trời đất; được thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở, ý các khanh thế nào?”

Chiếu dời đô được ban ra, vua tôi trên dưới một lòng đồng thuận di chuyển thiên đô ra thành Đại La.

Tháng 7 năm Thuận Thiên nguyên niên (1010), Lý Thái Tổ khởi sự dời đô ra thành Đại La.

Đoàn dời đô của nhà vua vừa đến đất Đại La, vua trông thấy có hình ảnh rồng vàng bay lên trời, bèn quyết định đặt tên cho vùng đất này là Thăng Long. Sau đó, nhà vua đổi tên Hoa Lư thành phủ Tràng An và Cổ Pháp (nơi nhà vua chào đời và được sư Vạn Hạnh nuôi dạy) thành phủ Thiên Đức.

Tên Hoàng thành Thăng Long xuất hiện như thế. Bắt đầu từ đây, Hoàng thành Thăng Long chính thức trở thành kinh đô của một nhà nước độc lập, thống nhất. Cũng vì thế mà năm 1010 trở thành mốc thời gian để người Thăng Long – Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung dùng để tính tuổi cho Thủ đô thân yêu của mình.

Dời đô ra Thăng Long, với đầy đủ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa, chỉ trong thời gian rất ngắn – từ mùa thu năm 1010 cho đến đầu năm 1011 – một số công trình cung điện cơ bản nhất của Hoàng thành Thăng Long đã được xây dựng xong.

Thời kỳ này, Hoàng thành Thăng Long đã được thiết kế thành hai phần tương đối rõ nét: Hoàng thành là nơi ở của nhà vua và hoàng gia, cũng là nơi nhà vua thiết triều. Toàn bộ triều đình – cơ quan đầu não của nhà nước phong kiến – đều tập trung làm việc ở nơi này. La Thành là vòng thành rộng hơn, bao quanh Hoàng thành. Khoảng đất giữa hai vòng tường thành – Hoàng thành và La Thành – là nơi ở của các tầng lớp nhân dân và quan lại, đây được gọi là khu Kinh thành.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa