Em ấn tượng nhất với hoạt động nào trong lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên? Vì sao?
Từ bao đời nay, cồng chiêng đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào Tây Nguyên. Em biết dân tộc nào ở Tây Nguyên gắn bó với cồng chiêng? Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên có điểm gì đặc biệt?
Tham khảo!
- Các dân tộc ở Tây Nguyên gắn bó với cồng chiêng là: Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Mạ, Xơ Đăng, Cơ Ho, Mnông…
- Điểm đặc biệt của lễ hội cồng chiêng:
+ Được tổ chức luân phiên hằng năm ở các tỉnh thuộc Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.
+ Trong lễ hội, nghệ nhân của các tỉnh sẽ trình diễn cồng chiêng, biểu diễn không gian văn hóa của tỉnh mình.
Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ dưới đây:
1. Sưu tầm tranh, ảnh về lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên để giới thiệu những giá trị đặc sắc của lễ hội này.
2. Em cần làm gì để giữ gìn và phát huy các giá trị của lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên?
Lựa chọn: thực hiện nhiệm vụ 2
Em cần giới thiệu đến mọi người nhiều và rộng rãi hơn, hiểu sâu bản chất của lễ hội
Qua những kiến thức đã học, em hãy nêu cảm nghĩ của bản thân về lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.
Đến với Tây Nguyên, ai cũng muốn được thưởng thức những âm thanh trầm bổng, vang vọng của cồng chiêng giữa núi rừng đại ngàn. Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có sức hấp dẫn đặc biệt bởi sự đa dạng độc đáo của kỹ thuật diễn tấu, mà còn là tiếng nói tâm linh, là biểu tượng cho cuộc sống của con người nơi đây. Trải qua năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đầy sức quyến rũ và hấp dẫn của vùng đất Tây Nguyên. Những âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng, đã sống mãi cùng đất trời và con người Tây Nguyên. Âm thanh của cồng chiêng như xoa dịu nỗi buồn, sự đớn đau, nỗi cô đơn trống vắng hay tủi hờn trong bất hạnh. Người giàu sang, kẻ nghèo hèn, già trẻ, gái trai như bị thôi miên, khao khát tìm về cội nguồn, gắn kết trong vũ điệu cồng chiêng say lòng người. Âm nhạc ở đây không đơn thuần là nghệ thuật mà có chức năng phục vụ một sự kiện đặc biệt trong xã hội hoặc trong đời sống hàng ngày. Lúc đứa trẻ mới chào đời, tiếng cồng vang lên chào đón thành viên mới.
Viết đoạn văn giới thiệu về lễ hội cồng chiêng ở Tây nguyên
Tóm tắt những nét cơ bản của lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.
Tham khảo
- Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên được tổ chức từ tháng 3 đến tháng 12 (dương lịch) hằng năm, luân phiên ở nằm tỉnh thuộc Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên với phần lễ và phần hội.
- Mở đầu phần lễ, mọi người sẽ cùng nghe lịch sử và một số phong tục văn hóa của người dân nơi đây. Tiếp đó là hoạt động tái hiện lại các nghi lễ truyền thống của các dân tộc như: lễ cúng Cơn mưa đầu mùa, lễ Mừng lúa mới, lễ Mừng nhà rông mới,...
- Đến phần hội, mọi người cùng nhau hòa mình trong các điệu múa và trò chơi dân gian đặc sắc như: hát dân ca, diễn xướng sử thi Tây Nguyên,...
Đọc thông tin và quan sát hình 6, em hãy mô tả những nét chính của lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.
Lễ hội Cổng chiêng được tổ chức hằng năm ở các tỉnh thuộc Không gian văn hoá Công chiêng Tây Nguyên. Lễ hội Cổng chiêng tái hiện nghi lễ truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên như lễ mừng lúa mới, lễ cúng cơn mưa đầu mùa,... Lễ hội góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hoá, tăng thêm sự đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Nguyên.
Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy mô tả những nét chính về lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.
Tham khảo!
Lễ hội Cổng chiêng được tổ chức hằng năm ở các tỉnh thuộc Không gian văn hoá Công chiêng Tây Nguyên. Lễ hội Cổng chiêng tái hiện nghi lễ truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên như lễ mừng lúa mới, lễ cúng cơn mưa đầu mùa,... Lễ hội góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hoá, tăng thêm sự đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Nguyên.
Lễ hội cồng chiêng là lễ hội đặc trưng ở đâu?
Nam Trung Bộ
Bắc Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Lập và hoàn thiện bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây) về một số chính trong lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.
Tham khảo:
TT | Hoạt động chính |
1 | Nghệ nhân của các tỉnh sẽ trình diễn cồng chiêng, biểu diễn không gian văn hóa của tỉnh mình. |
2 | Phục dựng nhiều lễ hội dân gian đặc sắc gắn với diễn tấu cồng chiêng như: lễ Ăn cơm mới của dân tộc Ê Đê, lễ Sạ lúa của dân tộc Chu Ru… |
3 | Tổ chức nhiều cuộc thi, như: tạc tượng gỗ, dệt thổ cẩm, diễn xướng sử thi,... |