giới thiệu một vài nét chình về truyện kiều
giúp mình với
Hãy trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê sơ.bằng hiểu biết của em,hãy giới thiệu vài nét về một làng nghề thủ công truyền thống mà em biết
mọi người giải nhanh giúp mình ạ,mình cần gấp lắm ạ Ù_Ú
Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển. Đây là biểu hiện sự thịnh vượng của thời Lê sơ.
- Nông nghiệp: được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước.
- Thủ công nghiệp: phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.
- Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.
Các làng nghề thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng đương thời có:
Sơn Tây: huyện Bất Bạt có nghề làm dầu, gai, đay; huyện Tam Nông có nghề làm chè tai mèo, sáp vàng sáp trắng, làng Nguyên Thán dệt vải, huyện Tiên Phong dệt lụa.
Sơn Nam: huyện Thanh Oai, Bộ La Thái Bình dệt lụa, huyện Kim Bảng làm the; Hải Triều Thái Bình dệt chiếu, xã Hoàng Mai huyện Thanh Trì và xã Bình Vọng huyện Thượng Phúc nấu rượu sen, rượu cúc, xã Đông Thái nấu rượu nếp. Những làng rượu này rất nổi tiếng, để tiến cống triều đình và dùng trong các dịp lễ đón bốn mùa.
Kinh Bắc: làng Bát Tràng, Gia Lâm làm bát chén; làng Huệ Cầu huyện Văn Giang nung vôi
Nghệ An: huyện Tương Dương dệt vải thưa, huyện Thạch Hà làm the mỏng
Quảng Nam: xã Tư Minh huyện Tuy Viễn làm tơ gai, xã Miên Sơn huyện Tuy Viễn dệt lụa màu huyền
Lạng Sơn: châu Yên Bác có nghề làm gấm thêu, các chất thơm. Sản phẩm dùng làm đồ tiến cống.
Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển. Đây là biểu hiện sự thịnh vượng của thời Lê sơ.
- Nông nghiệp: được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước.
- Thủ công nghiệp: phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.
- Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.
Làng nghề nổi tiếng :
Hợp Lễ , Chu Đậu, Bát Tràng ( Hà Nội), Đại Bái ( Bắc Ninh),....
Em hãy giới thiệu một vài nét về trường em .
Trường em có 20 học phòng, nhà vệ sinh và các phong ban. Ngôi trường vừa được xây dựng nên rất khang trang, thoáng mát.
mn ai biết làm 2 bài này của truyện Kiều ko ?
bài 1 : Hãy giới thiệu những nét cơ bản về Nguyễn Du?
bài 2 : Nêu tóm tắt giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Kiều?
ai nhanh mik tick cho ^ ^
mik bt sơ sơ thôi nhé!
1,Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như,hiệu là Thanh Hiên;quê ở làng Tiên Điền.huyện Nghi Xuân,tỉnh Hà Tĩnh;sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc,nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.Cha là Nguyễn Nghiễm,đỗ tiên sĩ,từng giữ chức Tể tướng.Anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng từng làm quan to dưới triều Lê-Trịnh.
2,Gía trị nội dung và nghệ thuật:
+)Về nội dung:Truyện Kiều có hai giá trị lớn là giá trị hieennj thuwcjvaf giá trị nhân đạo.Truyện Kiều là một bức tranh hiện thực về một xã hội bất công,tàn bạo,là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người,tiếng nói lên án,tố cáo những thế lực xấu xa,tiếng nói khẳng định đề cao tài năng,nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống,khát vọng tự do công lí,khát vọng tình yêu,hạnh phúc...
+)Về nghệ thuật:Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương tiện ngôn ngữ,thể loại.Vơi Truyện Kiều,ngôn ngữ văn học dân tộc là thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ.Với Truyện Kiều,nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc,từ nghệ thuật dẫn đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên,khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người.
CHÚC BẠN HỌC TÔT!
mik cs quên vài chi tiết nên mong bn thông cảm nha
Giới thiệu vài nét về lợn nhà.
Lợn nhà là một giống loài được thuần hóa từ loài lợn rừng, được chăn nuôi để cung cấp thịt. Hầu hết lợn nhà có lớp lông mỏng trên bề mặt da. Lợn nhà thường được cho rằng là một phân loài từ tổ tiên hoang dã của chúng là lợn rừng.
Ở một số nước phát triển và đang phát triển, lợn thuần hóa là loài bản địa thường được nuôi thả ngoài trời hoặc trong chuồng. Ở một số vùng lợn được thả tìm thức ăn trong rừng có thể có người trông coi. Ở các quốc gia công nghiệp nuôi lợn thuần hóa được chuyển từ việc nuôi chuồng trại truyền thống sang hình thức nuôi công nghiệp. Nhờ đó mà có chi phí sản xuất thấp nhưng sản lượng lại cao
Lợn nuôi chủ yếu dùng để lấy thịt. Các sản phẩm khác từ thịt lợn như xúc xích, lạp xưởng, jambon. Đầu lợn có thể được dùng làm dưa da đầu lợn. Gan, huyết (huyết thường và huyết hậu) và các nội tạng khác cũng được dùng làm thực phẩm
Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về Nguyễn Du và truyện Kiều
Nguyễn Du là đại thi hào nổi tiếng của dân tộc Việt Nam, là cha đẻ của kiệt tác “Truyện Kiều” để đời cho nhân loại. Ông đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng truyện thơ, thúc đẩy thể loại này phát triển. Với “Truyện kiều”, Nguyễn Du đã mang một hơi thở mới cho văn học trung đại Việt Nam. Lần đầu tiên, chúng ta bắt gặp một câu chuyện đời, chuyện người được diễn tả trọn vẹn bằng 3254 câu thơ lục bát, không câu nào trùng với câu nào. Với việc vận dụng thể thơ lục bát quen thuộc của dân tộc, Nguyễn Du đã kể cho người đọc nghe câu chuyện về tài nữ Thuý Kiều - một kiếp hồng nhan bạc phận. Kiều là một cô gái con nhà vương giả, có mối nhân duyên trời định với chàng Kim. Do bị hãm hại, gia đình kiều gặp nạn, kiều phải bán mình chuộc cha, để rồi từ đó cô rơi vào kiếp lầu xanh đầy tủi nhục, bẽ bàng. Trải qua biết bao thăng trầm, qua tay biết bao nam tử, cuối cùng kiều cũng chẳng tìm được hạnh phúc trọn vẹn cho chính mình. Cô đành lỡ mất mối duyên với Kim Trọng, để lại cho người đời câu chuyện đầy xót thương cho một kiếp người. Có thể nói, với “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã thực sự thành công và để lại tiếng vang lớn trong lịch sử văn học nước nhà.
Bạn Tham khảo nha ( Sorry mik copy)
Tác giả Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều là chủ đề lớn trong chương trình văn học phổ thông. Nguyễn Du là một tác giả lớn, là thi hào của dân tộc. Truyện Kiều là kiệt tác văn học có một không hai của dân tộc ta và cả thế giới.
Tác giả Nguyễn Du (1765 — 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo lớn của dân tộc, được tôn vinh là danh nhân văn hóa thế giới.
Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội, xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục. Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã “Một phen thay đổi sơn”. Nhưng triều đại Tây Sơn ngắn ngủi, triều Nguyễn lên thay. Những thay đổi kinh thiên động địa ấy tác động mạnh mẽ tới nhận thức và tình cảm của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút của mình vào hiện thực, vào “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” trong cuộc đời.
Gia đình Nguyễn Du là gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn chương. Cha là Nguyễn Nghiễm, từng làm đến chức tể tướng. Mẹ là một phụ nữ hiền hậu, thuộc nhiều ca dao, dân ca. Anh trai là Nguyễn Khản cũng làm đến chức thượng thư. Có thể nói, gia thế của Nguyễn Du thuộc hàng tôn quý bậc nhất thiên hạ, đời sống cũng vinh hoa không ai sánh bằng. nguyễn Du nhiều lần tho cha vào triều, chơi đùa và học tập cùng công chúa và hoàng tử. Thế nhưng, thời cuộc đổi thay, gia đình ông cũng bị sa sút dần rồi rơi vào loạn ly khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra.
Cuộc đời Nguyễn Du sớm gánh chịu nỗi đau thương, mất mát. Nhà thơ mồ côi cha năm 9 tuổi, mồ côi mẹ năm 12 tuổi. Lớn lên, làm quan, rồi chạy loạn, sống ẩn dật, sau lại ra làm quan triều Nguyễn. Khi cao sang tột bực, lúc cơ hàn cùng cực. Hoàn cảnh đó cũng tác động lớn tới cuộc đời và tính cách của Nguyễn Du.
Nguyễn Du có năng khiếu văn học bẩm sinh, ham học hỏi, có hiểu biết sâu rộng và từng trải, có vốn sống phong phú với nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc với nhiều cảnh đời khổ, nhiều con người và số phận khác nhau. Ông từng đi sứ sang Trung Quốc, qua nhiều vùng đất Trung Hoa rộng lớn với nền văn hoá rực rỡ. Tất cả những điều đó đều có ảnh hưởng tới sáng tác của nhà thơ.
Nguyễn Du là con người có trái tim giàu lòng yêu thương. Chính nhà thơ đã từng viết trong Truyện Kiều “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Mộng Liên Đường Chủ Nhân trong lời Tựa Truyện Kiều cũng đề cao tấm lòng của Nguyễn Du với con người, với cuộc đời: “Lời văn tả ra hình như có máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy khiến ai đọc đến cũng phải thấm thìa, ngậm ngùi, đau đớn đến đứt ruột…”. Nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy.
Về sự nghiệp văn học, Nguyễn Du sáng tác nhiều tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm. Ông có 3 tập thơ chữ Hán gồm 243 bài. Tác phẩm chữ Nôm có Văn chiêu hồn. Xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh thường gọi là Truyện Kiều.
Nhiều nghiên cứu đã cho rằng Truyện Kiều được Nguyễn Du sáng tác vào thế kỷ XIX (1805-1809). Tác phẩm có 2 tên: Một tên chữ Hán và một tên chữ nôm. Tên chữ Hán là “Đoạn trường tân thanh” (tiếng kêu mới về nỗi đau thương đứt một: bộc lộ chủ đề tác phẩm (tiếng kêu cứu cho số phận người phụ nữ). Tên chữ nôm là Truyện Kiều: Tên nhân vật chính – Thuý Kiều (do nhân dân đặt).
Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Tuy nhiên, phần sáng tạo của Nguyễn Du là hết sức lớn, mang ý nghĩa quyết định thành công của tác phẩm.
Từ câu chuyện tình ở Trung Quốc đời Minh, bằng tài năng và tấm lòng, Nguyễn Du đã biến thành một khúc ca đau lòng thương người bạc mệnh. truyện Kiều khẳng định mạnh mẽ tài năng và tấm lòng nhân đạo của thiên tài nguyễn Du với những giá trị vượt xa Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.
Từ tiểu thuyết chương hồi, Nguyễn Du chuyển thể câu chuyện văn xuôi thành thơ lục bát, thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc gồm 3254 câu. Nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả thiên nhiên, đặc biệt bút pháp tả cảnh ngụ tình đạt đến bậc tuyệt hảo, khó ai sánh bằng. Ngôn ngữ Truyện Kiều đạt tới đỉnh cao chói lọi của ngôn ngữ nghệ thuật.
Vương Thuý Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng một gia đình trung lưu lương thiện, sống trong cảnh “êm đềm trướng rủ màn che” bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Trong buổi du xuân nhân tiết Thanh minh, Kiều gặp chàng Kim Trọng “phong tư tài mạo tót vời”. Giữa hai người chớm nở một mối tình đẹp. Kim Trọng dọn đến ờ trọ cạnh nhà Thuý Kiều. Nhân trả chiếc thoa rơi, Kim Trọng gặp Kiều bày tỏ tâm tình. Hai người chủ động, tự do đính ước với nhau.
Trong khi kim Trọng về Liêu Dương chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan. Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình chuộc cha. Nàng bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó, nàng được Thúc Sinh – một khách làng chơi hào phóng – cứu vớt khỏi cuộc đời kỹ nữ. Nhưng rồi nàng lại bị vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen tuông, đầy đọa. Kiều phải trốn đến nương nhờ nơi cửa Phật. Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà – một kẻ buôn người như Tú Bà, nên Kiều lần thứ hai rơi vào lầu xanh. Tại đây, nàng gặp Từ Hải, một anh hùng đội trời đạp đất. Từ Hải lấy Kiều, giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết. Kiều phải hầu đàn hầu rượu Hồ Tôn Hiến rồi bị ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, nàng trẫm mình xuống sông Tiền Đường. Thế nhưng, nàng lại được sư Giác Duyên một lần nữa cứu vớt, lần thứ hai Kiều nương nhờ cửa Phật.
Sau nửa năm về chịu tang chú, Kim Trọng trở lại tìm Kiều. Hay tin gia đình Kiều gặp tai biến và nàng phải bán mình chuộc cha, chàng vô cùng đau đớn. Tuy kết duyên với Thuý Vân nhưng chàng vẫn không thể quên mối tình đầu say đắm. Chàng quyết cất công lặn lội đi tìm Kiều. Nhờ gặp được sư Giác Duyên mà Kim, Kiều tìm được nhau, gia đình đoàn tụ. Chiều theo ý mọi người, Thuý Kiều nối lại duyên cũ với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước “Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.
Truyện Kiều phản ánh bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và thế lực hắc ám chà đạp lên quyền sống của con người. Bọn quan lại hủ bại, dối trời hại dân. Viên quan xử kiện vụ án Vương Ông vì tiền chứ không vì lẽ phải. Quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến là kẻ bất tài, nham hiểm, bỉ ổi và trâng tráo. Các thế lực hắc ám tha hồ hoành hành gây biết bao tội ác. Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh… là những kẻ táng tận lương tâm. Vì tiền, chúng sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm và số phận con người lương thiện.
Truyện Kiều phơi bày nỗi khổ đau cùng cực của những con người bị áp bức, đặc biệt là người phụ nữ. Vương Ông bị mắc oan, cha con bị đánh đập dã man, gia đình tan nát. Đạm Tiên, Thuý Kiều là những người phụ nữ đẹp, tài năng, vậy mà kẻ thì chết trẻ, người thì đọa đày, lưu lạc suốt 15 năm.
Truyện Kiều là tiếng kêu thương của những người lương thiện bị áp bức, bị đọa đày. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước những khổ đau của con người. Ông xót thương cho Thuý Kiều – một người con gái tài sắc mà lâm vào cảnh bị đọa đày “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” hết sức nhục nhã.
Truyện Kiều là tiếng nói ngợi ca những giá trị, phẩm chất cao đẹp của con người như nhan sắc, tài hoa, trí dũng, lòng hiếu thảo, trái tim nhân hậu, vị tha… Ông trân trọng đề cao vẻ đẹp, ước mơ và khát khao chân chính của con người như về tình yêu, hạnh phúc, công lý, tự do… Nhà thơ còn tố cáo các thế lực bạo tàn đã chà đạp lên quyền sống của những con người lương thiện, khiến họ khổ sở, điêu đứng.
Phải là người giàu lòng yêu thương, biết trân trọng và đặt niềm tin vào con người Nguyễn Du mới sáng tạo nên Truyện Kiều với giá trị nhân đạo lớn lao như thế.
Truyện Kiều được coi là đỉnh cao nghệ thuật của Nguyễn Du. Về ngôn ngữ, là ngôn ngữ văn học hết sức giàu và đẹp, đạt đến đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật. Tiếng Việt trong Truyện Kiều không chỉ có chức năng biểu đạt (phản ánh), biểu cảm (bộc lộ cảm xúc) mà còn có chức năng thẩm mĩ (vẻ đẹp của ngôn từ).
Tác phẩm rất thành công ở thể loại tự sự, có nhiều cách tân sáng tạo, phát triển vượt bậc trong ngôn ngữ thơ và thể thơ truyền thống. Ngôn ngữ kể chuyện có 3 hình thức: trực tiếp (lời nhân vật), gián tiếp (lời tác giả), nửa trực tiếp (lời tác giả mang suy nghĩ, giọng điệu nhân vật). Nhân vật trong truyện xuất hiện với cả con người hành động và con người cảm nghĩ, có biểu hiện bên ngoài và thế giới bên trong sâu thẳm.
Về nghệ thuật xây dựng nhân vật: Khắc hoạ nhân vật qua phương thức tự sự, miêu tả chỉ bằng vài nét chấm phá mỗi nhân vật trong Truyện Kiều hiện lên như một chân dung sống động. Cách xây dựng nhân vật chính diện thường được xây dựng theo lối lý tưởng hoá, được miêu tả bằng những biện pháp ước lệ, nhưng rất sinh động. Nhân vật phản diện của Nguyễn Du chủ yếu được khắc họa theo lối hiện thực hoá, bằng bút pháp tả thực, cụ thể và rất hiện thực (miêu tả qua ngoại hình, ngôn ngữ, hành động… của nhân vật).
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng, bên cạnh bức tranh thiên nhiên chân thực sinh động (Cảnh ngày xuân), có những bức tranh tả cảnh ngụ tình đặc sắc (Kiều ở lầu Ngưng Bích).
Truyện Kiều đã phản ảnh sinh động xã hội thời đại của tác giả, khi mà chế độ phong kiến đang suy thoái đã bộc lộ đầy đủ tính chất mục nát, vô nhân, và các tầng lớp nhân dân đã bị dồn đến bước đường cùng…Khi viết, tuy có dựa vào Kim Vân Kiều truyện, nhưng với kỳ công tái tạo, Truyện Kiều của nhà thơ đã trở thành viên ngọc vô giá của thể loại truyện thơ nói riêng và của nền văn học dân tộc Việt nói chung. Ở đây hội tụ sự thành công của điệu thơ lục bát, của nghệ thuật ngôn ngữ, của các biện pháp tu từ, v.v…Dù tác phẩm còn bị hạn chế bởi tư tưởng định mệnh, nhưng nhìn chung Truyện Kiều vẫn là di sản quý báu của nền văn học Việt Nam…
Tác giả Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều mãi mãi là niềm tự hào lớn lao của dân tộc ta. Đặc biệt truyện Kiều, với những giá trị vượt trội, tác phẩm đi sâu vào quần chúng nhân dân, trở thành một phần trong đời sống tinh thần của người Việt từ bao đời nay.
k mình nha!?
Tác giả Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều là chủ đề lớn trong chương trình văn học phổ thông. Nguyễn Du là một tác giả lớn, là thi hào của dân tộc. Truyện Kiều là kiệt tác văn học có một không hai của dân tộc ta và cả thế giới.
Tác giả Nguyễn Du (1765 — 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo lớn của dân tộc, được tôn vinh là danh nhân văn hóa thế giới.
Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội, xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục. Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã “Một phen thay đổi sơn”. Nhưng triều đại Tây Sơn ngắn ngủi, triều Nguyễn lên thay. Những thay đổi kinh thiên động địa ấy tác động mạnh mẽ tới nhận thức và tình cảm của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút của mình vào hiện thực, vào “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” trong cuộc đời.
Gia đình Nguyễn Du là gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn chương. Cha là Nguyễn Nghiễm, từng làm đến chức tể tướng. Mẹ là một phụ nữ hiền hậu, thuộc nhiều ca dao, dân ca. Anh trai là Nguyễn Khản cũng làm đến chức thượng thư. Có thể nói, gia thế của Nguyễn Du thuộc hàng tôn quý bậc nhất thiên hạ, đời sống cũng vinh hoa không ai sánh bằng. nguyễn Du nhiều lần tho cha vào triều, chơi đùa và học tập cùng công chúa và hoàng tử. Thế nhưng, thời cuộc đổi thay, gia đình ông cũng bị sa sút dần rồi rơi vào loạn ly khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra.
Cuộc đời Nguyễn Du sớm gánh chịu nỗi đau thương, mất mát. Nhà thơ mồ côi cha năm 9 tuổi, mồ côi mẹ năm 12 tuổi. Lớn lên, làm quan, rồi chạy loạn, sống ẩn dật, sau lại ra làm quan triều Nguyễn. Khi cao sang tột bực, lúc cơ hàn cùng cực. Hoàn cảnh đó cũng tác động lớn tới cuộc đời và tính cách của Nguyễn Du.
Nguyễn Du có năng khiếu văn học bẩm sinh, ham học hỏi, có hiểu biết sâu rộng và từng trải, có vốn sống phong phú với nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc với nhiều cảnh đời khổ, nhiều con người và số phận khác nhau. Ông từng đi sứ sang Trung Quốc, qua nhiều vùng đất Trung Hoa rộng lớn với nền văn hoá rực rỡ. Tất cả những điều đó đều có ảnh hưởng tới sáng tác của nhà thơ.
Nguyễn Du là con người có trái tim giàu lòng yêu thương. Chính nhà thơ đã từng viết trong Truyện Kiều “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Mộng Liên Đường Chủ Nhân trong lời Tựa Truyện Kiều cũng đề cao tấm lòng của Nguyễn Du với con người, với cuộc đời: “Lời văn tả ra hình như có máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy khiến ai đọc đến cũng phải thấm thìa, ngậm ngùi, đau đớn đến đứt ruột…”. Nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy.
Về sự nghiệp văn học, Nguyễn Du sáng tác nhiều tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm. Ông có 3 tập thơ chữ Hán gồm 243 bài. Tác phẩm chữ Nôm có Văn chiêu hồn. Xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh thường gọi là Truyện Kiều.
Nhiều nghiên cứu đã cho rằng Truyện Kiều được Nguyễn Du sáng tác vào thế kỷ XIX (1805-1809). Tác phẩm có 2 tên: Một tên chữ Hán và một tên chữ nôm. Tên chữ Hán là “Đoạn trường tân thanh” (tiếng kêu mới về nỗi đau thương đứt một: bộc lộ chủ đề tác phẩm (tiếng kêu cứu cho số phận người phụ nữ). Tên chữ nôm là Truyện Kiều: Tên nhân vật chính – Thuý Kiều (do nhân dân đặt).
Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Tuy nhiên, phần sáng tạo của Nguyễn Du là hết sức lớn, mang ý nghĩa quyết định thành công của tác phẩm.
Từ câu chuyện tình ở Trung Quốc đời Minh, bằng tài năng và tấm lòng, Nguyễn Du đã biến thành một khúc ca đau lòng thương người bạc mệnh. truyện Kiều khẳng định mạnh mẽ tài năng và tấm lòng nhân đạo của thiên tài nguyễn Du với những giá trị vượt xa Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.
Từ tiểu thuyết chương hồi, Nguyễn Du chuyển thể câu chuyện văn xuôi thành thơ lục bát, thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc gồm 3254 câu. Nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả thiên nhiên, đặc biệt bút pháp tả cảnh ngụ tình đạt đến bậc tuyệt hảo, khó ai sánh bằng. Ngôn ngữ Truyện Kiều đạt tới đỉnh cao chói lọi của ngôn ngữ nghệ thuật.
Vương Thuý Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng một gia đình trung lưu lương thiện, sống trong cảnh “êm đềm trướng rủ màn che” bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Trong buổi du xuân nhân tiết Thanh minh, Kiều gặp chàng Kim Trọng “phong tư tài mạo tót vời”. Giữa hai người chớm nở một mối tình đẹp. Kim Trọng dọn đến ờ trọ cạnh nhà Thuý Kiều. Nhân trả chiếc thoa rơi, Kim Trọng gặp Kiều bày tỏ tâm tình. Hai người chủ động, tự do đính ước với nhau.
Trong khi kim Trọng về Liêu Dương chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan. Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình chuộc cha. Nàng bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó, nàng được Thúc Sinh – một khách làng chơi hào phóng – cứu vớt khỏi cuộc đời kỹ nữ. Nhưng rồi nàng lại bị vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen tuông, đầy đọa. Kiều phải trốn đến nương nhờ nơi cửa Phật. Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà – một kẻ buôn người như Tú Bà, nên Kiều lần thứ hai rơi vào lầu xanh. Tại đây, nàng gặp Từ Hải, một anh hùng đội trời đạp đất. Từ Hải lấy Kiều, giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết. Kiều phải hầu đàn hầu rượu Hồ Tôn Hiến rồi bị ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, nàng trẫm mình xuống sông Tiền Đường. Thế nhưng, nàng lại được sư Giác Duyên một lần nữa cứu vớt, lần thứ hai Kiều nương nhờ cửa Phật.
Sau nửa năm về chịu tang chú, Kim Trọng trở lại tìm Kiều. Hay tin gia đình Kiều gặp tai biến và nàng phải bán mình chuộc cha, chàng vô cùng đau đớn. Tuy kết duyên với Thuý Vân nhưng chàng vẫn không thể quên mối tình đầu say đắm. Chàng quyết cất công lặn lội đi tìm Kiều. Nhờ gặp được sư Giác Duyên mà Kim, Kiều tìm được nhau, gia đình đoàn tụ. Chiều theo ý mọi người, Thuý Kiều nối lại duyên cũ với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước “Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.
Truyện Kiều phản ánh bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và thế lực hắc ám chà đạp lên quyền sống của con người. Bọn quan lại hủ bại, dối trời hại dân. Viên quan xử kiện vụ án Vương Ông vì tiền chứ không vì lẽ phải. Quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến là kẻ bất tài, nham hiểm, bỉ ổi và trâng tráo. Các thế lực hắc ám tha hồ hoành hành gây biết bao tội ác. Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh… là những kẻ táng tận lương tâm. Vì tiền, chúng sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm và số phận con người lương thiện.
Truyện Kiều phơi bày nỗi khổ đau cùng cực của những con người bị áp bức, đặc biệt là người phụ nữ. Vương Ông bị mắc oan, cha con bị đánh đập dã man, gia đình tan nát. Đạm Tiên, Thuý Kiều là những người phụ nữ đẹp, tài năng, vậy mà kẻ thì chết trẻ, người thì đọa đày, lưu lạc suốt 15 năm.
Truyện Kiều là tiếng kêu thương của những người lương thiện bị áp bức, bị đọa đày. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước những khổ đau của con người. Ông xót thương cho Thuý Kiều – một người con gái tài sắc mà lâm vào cảnh bị đọa đày “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” hết sức nhục nhã.
Truyện Kiều là tiếng nói ngợi ca những giá trị, phẩm chất cao đẹp của con người như nhan sắc, tài hoa, trí dũng, lòng hiếu thảo, trái tim nhân hậu, vị tha… Ông trân trọng đề cao vẻ đẹp, ước mơ và khát khao chân chính của con người như về tình yêu, hạnh phúc, công lý, tự do… Nhà thơ còn tố cáo các thế lực bạo tàn đã chà đạp lên quyền sống của những con người lương thiện, khiến họ khổ sở, điêu đứng.
Phải là người giàu lòng yêu thương, biết trân trọng và đặt niềm tin vào con người Nguyễn Du mới sáng tạo nên Truyện Kiều với giá trị nhân đạo lớn lao như thế.
Truyện Kiều được coi là đỉnh cao nghệ thuật của Nguyễn Du. Về ngôn ngữ, là ngôn ngữ văn học hết sức giàu và đẹp, đạt đến đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật. Tiếng Việt trong Truyện Kiều không chỉ có chức năng biểu đạt (phản ánh), biểu cảm (bộc lộ cảm xúc) mà còn có chức năng thẩm mĩ (vẻ đẹp của ngôn từ).
Tác phẩm rất thành công ở thể loại tự sự, có nhiều cách tân sáng tạo, phát triển vượt bậc trong ngôn ngữ thơ và thể thơ truyền thống. Ngôn ngữ kể chuyện có 3 hình thức: trực tiếp (lời nhân vật), gián tiếp (lời tác giả), nửa trực tiếp (lời tác giả mang suy nghĩ, giọng điệu nhân vật). Nhân vật trong truyện xuất hiện với cả con người hành động và con người cảm nghĩ, có biểu hiện bên ngoài và thế giới bên trong sâu thẳm.
Về nghệ thuật xây dựng nhân vật: Khắc hoạ nhân vật qua phương thức tự sự, miêu tả chỉ bằng vài nét chấm phá mỗi nhân vật trong Truyện Kiều hiện lên như một chân dung sống động. Cách xây dựng nhân vật chính diện thường được xây dựng theo lối lý tưởng hoá, được miêu tả bằng những biện pháp ước lệ, nhưng rất sinh động. Nhân vật phản diện của Nguyễn Du chủ yếu được khắc họa theo lối hiện thực hoá, bằng bút pháp tả thực, cụ thể và rất hiện thực (miêu tả qua ngoại hình, ngôn ngữ, hành động… của nhân vật).
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng, bên cạnh bức tranh thiên nhiên chân thực sinh động (Cảnh ngày xuân), có những bức tranh tả cảnh ngụ tình đặc sắc (Kiều ở lầu Ngưng Bích).
Truyện Kiều đã phản ảnh sinh động xã hội thời đại của tác giả, khi mà chế độ phong kiến đang suy thoái đã bộc lộ đầy đủ tính chất mục nát, vô nhân, và các tầng lớp nhân dân đã bị dồn đến bước đường cùng…Khi viết, tuy có dựa vào Kim Vân Kiều truyện, nhưng với kỳ công tái tạo, Truyện Kiều của nhà thơ đã trở thành viên ngọc vô giá của thể loại truyện thơ nói riêng và của nền văn học dân tộc Việt nói chung. Ở đây hội tụ sự thành công của điệu thơ lục bát, của nghệ thuật ngôn ngữ, của các biện pháp tu từ, v.v…Dù tác phẩm còn bị hạn chế bởi tư tưởng định mệnh, nhưng nhìn chung Truyện Kiều vẫn là di sản quý báu của nền văn học Việt Nam…
Tác giả Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều mãi mãi là niềm tự hào lớn lao của dân tộc ta. Đặc biệt truyện Kiều, với những giá trị vượt trội, tác phẩm đi sâu vào quần chúng nhân dân, trở thành một phần trong đời sống tinh thần của người Việt từ bao đời nay.
Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu với du khách một vài nét đẹp ở chợ quê.
Chợ quê luôn là một nét đẹp trong văn hóa của làng quê Việt và nó được hình thành từ lâu đời. Chợ quê thường nằm ở đầu mỗi làng, xã hoặc là nơi giao nhau của các làng, xã. Sở dĩ như vậy bởi là nơi trao đổi hàng hóa của những người trong làng, hoặc trong xã. Cùng với đó, mỗi chợ sẽ có những tên gọi riêng, có thể dựa vào đặc điểm của chợ hay của làng xã mà đặt tên cho nó. Đồng thời, mỗi chợ sẽ có phiên chợ vào một số này nhất định ở trong tháng và những ngày này luôn cố định, không thay đổi theo thời gian.
Chợ quê thường có kết cấu, quang cảnh rất đơn giản, thường là những lều bằng lá tranh, lá cọ và cột làm bằng tre. Ngày nay, có nhiều nơi đã được xây bằng gạch, thành những gian hàng khang trang hơn. Những phiên chợ quê thường bắt đầu từ lúc sáng sớm tinh mơ và kết thúc khi buổi xế chiều. Từ sáng sớm, những người buôn bán đã mang rất nhiều hàng hóa đến chợ và bày biện, mỗi người, mỗi gian hàng có những món hàng hóa khác nhau. Ngay từ cổng chợ, người ta đã nghe thấy âm thanh náo nhiệt, ồn ào, tấp nập kẻ mua người bán, người mời hàng, người trả giá và còn có cả tiếng trò chuyện vui vẻ của những cô những bác đi chợ. Thêm vào đó còn có những em bé theo mẹ đi chợ, vừa đi vừa ngắm nhìn khung cảnh xung quanh. Những phiên chợ quê luôn bày bán rất nhiều những món hàng. Từ đầu chợ đã nghe thấy mùi thơm của những gánh phở, mùi hương của những loại bánh như bánh gạo tẻ, bánh bao, bánh chưng,... Không dừng lại ở đó, chợ còn là nơi bày bán những nhu yếu phẩm thiết yếu hằng ngày cho mọi người như rau củ, thịt, cá, các loại hoa quả, các loại gạo,... Có lẽ những gian hàng này luôn là nơi được nhiều người quan tâm nhất vì vậy lúc nào cũng đông đúc, nhộn nhịp. Thêm vào đó, ở chợ, người ta còn bày bán các loại áo quần, giày dép, mũ nón,... để mọi người có thể ghé lựa chọn và mua. Những phiên chợ quê bao giờ cũng vậy, luôn đầy đủ mọi món đồ và là niềm mong ước của những đứa trẻ.
Những phiên chợ quê đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của con người Việt Nam nói chung và ở những làng quê nói riêng. Nó không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà hơn thế phiên chợ quê là nét đặc trưng, là nét đẹp riêng của làng quê Việt từ ngàn đời nay.
Giới thiệu về Nguyễn Du và tác phẩm " Truyện Kiều " .
nguyễn du là người còn truyện kiều là truyện thơ
Tui chỉ bt về tác giả thôi
Vài nét về tác giả
- Nguyễn Du (1765 - 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh trường trong một gia đình đại quý tộc phong kiến, nhiêu đời làm quan và có truyền thông văn chương.
- Sớm mồ côi cha mẹ nên Nguyễn Du đã phải trả qua cuộc sống khổ sở, cơ cực như dân thường. Nhiều lúc ông lâm vào cảnh đói không cơm, rốt không áo. ốm không thuốc, thậm chí không chốn nương thân. Nhà thơ đã tiếp xúc với nhiều cảnh đời và số phận khác nhau. Những biến động lớn lao của gia đình và xã hội đã tác động sâu sắc tới con người cùng sự nghiệp sáng tác của ỏng.
- Cuộc đời Nguyễn Du gắn liền với hai sự kiện nổi bật: chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
- Sau khi ra làm quan, ông được cử đi sứ nôn đá có dịp tiếp xúc với nền văn hoá Trung Hoa rực ra, phong phú và đa dạng.
- Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du bằng cả chữ Hán và chữ Nôm đạt tới tầm cỡ của một thiên tài văn học. Về chữ Hán, có ba tập thơ: Thanh Hiên thì tập, Bấc hành tạp lục, Nam trung tập ngâm, với tổng số 243 bài. về chữ Nôm: nhiêu bài văn tế, thơ, nổi tiếng nhất là Truyện Kiều bất hủ.
Kể tên 2 nước hoặc thành phố ở châu Á mà em biết . Hãy giới thiệu vài nét về một đất nước hoặc thành phố đó .
Trung Quốc:
Tên nước: nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (The People's Republic of China)
Ngày quốc khánh: 1/10/1949 Thủ đô: Bắc Kinh Vị trí địa lý: Trung Quốc nằm ở phần nửa phía Bắc của Đông bán cầu, phía Đông Nam đại lục Á-Âu, phía Đông và giữa châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương. Diện tích: 9,6 triệu km2 Khí hậu: Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, khí hậu đa dạng từ ấm đến khô. Nhiệt độ trung bình toàn quốc tháng 1 là -4,7 độ C, tháng 7 là 26 độ C. Ba khu vực được coi nóng nhất là Nam Kinh, Vũ Hán, Trùng Khánh. Dân số: hơn 1,3 tỷ người. Dân tộc: Trung Quốc có 56 dân tộc. Dân tộc Hán là chủ yếu, các dân tộc thiểu số (chiếm 6% dân số cả nước và phân bố trên 50-60% diện tích toàn quốc) Hành chính: gồm 31 tỉnh, thành phố, trong đó có 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc Trung ương. Ngoài cấp hành chính Trung ương, Trung Quốc còn có 4 cấp hành chính gồm tỉnh, địa khu, huyện, xã. Đơn vị tiền tệ: Đồng Nhân dân tệ có đơn vị là Yuan (Nguyên), 1 Y= 10 jiao (hào) = 100 fen (xu). Tôn giáo: Có 4 tôn giáo chính là Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Hồi, Thiên chúa giáo. Ngôn ngữ: Tiếng Hán phổ thông lấy âm Bắc Kinh làm tiêu chuẩn Nhật Bản:Nhật Bản là một quốc gia hải đảo, nằm ở vùng đông Á, châu Á trên biển Thái Bình Dương. Quốc gia này giáp với rìa đông của biển Nhật Bản, Biển Hoa Đông, bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc và vùng viễn đông của Nga. 377.972,28 km2, xếp hạng 62 thế giới. Chúc bạn học tốtẤn Độ :
Tên nước : Cộng hòa Ấn Độ (Republic of India)
Thủ đô : New Delhi
Ngày độc lập : 15/8/1947
Diện tích : 3.287.263 km2
Dân số : 1.428 tỷ người
Tôn giáo chính : Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Cơ đốc giáo, Tích-khắc giáo
Đơn vị tiền tệ : Rupee (INR)
Ngôn ngữ : Tiếng Hindi, Tiếng Anh
Hành chính : Gồm 36 bang, trong đó có 28 bang và 8 lãnh thổ liên bang
Khí hậu : Có 4 mùa, mùa đông (tháng 12, tháng 1 và tháng 2), mùa hè (tháng 3, tháng 4 và tháng 5), mùa mưa gió mùa (tháng 6 đến tháng 9) và mùa mưa hậu (tháng 10 đến tháng 11).
Dân tộc : Ấn Độ có 400 dân tộc. Dân tộc Ấn-Aryan ( chiếm 72%dân số)
Maldives
Thủ đô : Male
Ngày độc lập : 26/7/1965
Dân số : Gần 600.000 người
Ngôn ngữ : tiếng Dhivedi
Tôn giáo : Maldives chỉ coi Hồi giáo là tôn giáo quốc gia
Bằng những kiến thức đã học, hãy giới thiệu vài nét về một tác giả hay một tác phẩm văn học tiêu biểu trong các thế kỉ XVIII - XIX.
Tham Khảo !
* Giới thiệu về nhà văn Ban-dắc (1799 - 1850)
- Ban-dắc là nhà văn hiện thực Pháp lớn nhất nửa đầu thế kỷ 19, bậc thầy của tiểu thuyết văn học hiện thực. Ông là tác giả của bộ tiểu thuyết đồ sộ “Tấn trò đời”
- “Cuộc đời ông là sự thất bại toàn diện trong sáng tác và kinh doanh” - đó là tổng kết chung về thời thanh niên của Ban-dắc từ khi vào đời cho đến năm (1828): Hai lần ứng cử vào Viện Hàn lâm Pháp đều thất bại. Ông chỉ thật sự được văn đàn Pháp công nhận sau khi mất. Người ủng hộ ông nhiều nhất khi còn sống là Vic-to Huy-go.
- Ông có một sức sáng tạo phi thường, khả năng làm việc cao. Thường chỉ ngủ một ngày khoảng 2 đến 3 tiếng, thời gian còn lại làm việc trên một gác xép.
- Con đường sự nghiệp của ông được chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1829 - 1841
+ Trong giai đoạn này, Ban-dắc cho ra đời liên tiếp nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong nhiều cảm hứng và chủ đề khác nhau: Miếng da lừa (1831), Người thầy thuốc nông thôn (1833), Đi tìm tuyệt đối (1833), …
+ Trong sự nghiệp sáng tác Ban-dắc đã viết về nhiều đề tài và mỗi vấn đề đều có một số tác phẩm, tạo nên sự đa dạng trong tư tưởng cũng như trong nghệ thuật của ông, như: nghiên cứu triết học (các tác phẩm Miếng da lừa, Đi tìm tuyệt đối, Kiệt tác vô danh...), cảm hứng thần bí (như: Lu-I Lam-ber,…), nghiên cứu phong tục (trong đó ông thiết lập một hệ thống các đề tài mà ông gọi là các "cảnh đời" vì cuộc đời được ông ví như một tấn hài kịch lớn).
- Giai đoạn 1841 - 1850
+ Ban-dắc đã bắt đầu công việc tập hợp lại các tác phẩm theo chủ đề và thống kê sắp đặt lại trong một hệ thống có tên chung là “Tấn trò đời”.
Trong thế kỉ XVIII-XIX về lĩnh vực văn học có rất nhiều tác giả với các tác phẩm tiêu biểu. Trong số đó tác giả Lev Tolstoy được yêu mến ở khắp mọi nơi như một tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà viết tiểu thuyết ở xứ sở bạch dương, đặc biệt nổi tiếng nhất là kiệt tác Chiến tranh và hòa bình.Lev Nikolayevich Tolstoy sinh vào tháng 9 năm 1828, là một tiểu thuyết gia người Nga. Ông nổi tiếng tôn thờ chủ nghĩa hòa bình và đồng thời là nhà triết học có tầm ảnh hưởng mang tính nhân loại..Bộ tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình cùng bao nhiêu tác phẩm khác ông đã viết bao giờ cũng là để truy tìm ý nghĩa cuộc sống, ý nghĩa đời người cho nhân loại và mỗi con người.Chiến tranh và hòa bình là lời thức tỉnh con người trước ranh giới của cái thiện và cái ác Chiến tranh và hòa bình mở đầu vào đêm trước chiến tranh giữa Pháp và Nga. Những quý tộc tham dự ban đầu lo sợ về nguy cơ bạo lực cực đoan sẽ xảy ra. Nhưng ngay sau đó đã chuyển sang những vấn đề mà tầng lớp quý tộc của họ luôn quan tâm như: tiền bạc, tình dục và cái chết.Không có nhân vật chính trong Chiến tranh và hòa bình thay vào đó người đọc sẽ đắm chìm vào một mạng lưới liên kết rộng lớn với những mối quan hệ nhiều nghi vấn về những câu chuyện xoay quanh mưu cầu cá nhân và chính trị của con người cũng như của một tầng lớp, một dân tộc.Tác phẩm đã đặt ra câu hỏi: Tại sao chiến tranh khởi phát? Và giữa thế giới hàng tỷ sinh mạng thì chiến tranh sẽ mang lại điều gì? Đến cuối cùng tác giả đã chỉ cho chúng ta biết rằng khi hòa bình bị đánh cắp thì con người sẽ lâm vào bất hạnh và đau khổ tột cùng.Chiến tranh và hòa bình đã đặt ra yêu cầu về quyền sống, quyền hạnh phúc của con người khi ngoài kia những kẻ cầm quyền vẫn chỉ biết châm ngòi chiến tranh nhằm trục lợi.Tác giả cho thấy sự ngu ngốc đầy nham hiểm và tàn bạo của những kẻ đã gây ra tất cả những tai họa này trong khi khoác lác về danh dự, lòng yêu nước, lòng can đảm trong chiến đấu và trong đời thường. Cuốn tiểu thuyết của Tolstoy kể về hòa bình nhiều hơn là về chiến tranh. Chứa đầy tình yêu của ông đối với lịch sử và văn hóa Nga nhưng không ca ngợi sự ồn ào và dữ dội của những vụ giết chóc.Ngoài những triết lý và câu chuyện nhân văn giữa ranh giới chiến tranh và hòa bình mà trong đó còn ẩn chứa bóng dáng của một cuốn biên niên sử và cũng có một phần của bài luận triết học đồ sộ. Tất cả những thứ đó hòa quyện lại với nhau tạo nên một tuyệt tác.