Minh Lệ
Chiến lược biển của nước ta đề ra mục tiêu: Đến năm 2045, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn; kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước, góp phần xây dựng nước ta thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương (Theo Chiến luọcw phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
13 tháng 8 2023 lúc 23:45

Tham khảo

- Đặc điểm môi trường biển của nước ta:

+ Môi trường biển không thể chia cắt.

+ Môi trường đảo sẽ thay đổi rất nhanh khi có tác động của con người.

- Tài nguyên ở vùng biển và thềm lục địa:

+ Tài nguyên sinh vật.

+ Tài nguyên khoáng sản, muối.

+ Tài nguyên du lịch.

+ Tài nguyên năng lượng biển.

Bình luận (0)
Eunha Yuju
Xem chi tiết
🕹ĜŊĚヾ(⌐■_■)ノ♪🎮#TK
26 tháng 2 2021 lúc 8:12

mk nghĩ là C

Bình luận (0)
Yeutoanhoc
26 tháng 2 2021 lúc 8:12

`\text{A,An ninh quốc phòng,phát triển kinh tế}`

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
26 tháng 2 2021 lúc 12:57

Chọn A nhé

Bình luận (0)
Trầnnhy
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
15 tháng 8 2023 lúc 0:03

Tham khảo

- Đặc điểm về tự nhiên:

+ Địa hình vùng biển, đảo Việt Nam rất đa dạng.

+ Khí hậu vùng biển nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Hướng chảy và cường độ của dòng biển ven bờ có sự thay đổi theo mùa. Nhiệt độ nước biển trung bình trên 23°C. Độ muối bình quân là 30 - 33%%. Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ thuỷ triều khác nhau, như: nhật triều, bán nhật triều,…

- Đặc điểm về môi trường:

+ Chất lượng môi trường nước biển khá tốt; môi trường trên các đảo chưa bị tác động mạnh; các hệ sinh thái vùng bờ biển cũng rất phong phú.

+ Tuy nhiên, thời gian gần đây: môi trường biển đang có xu hướng suy giảm về chất lượng.

- Đặc điểm về tài nguyên: vùng biển Việt Nam rất giàu các tài nguyên sinh vật, khoáng sản và giàu tiềm năng để phát triển du lịch, khai thác năng lượng gió, năng lượng thủy triều,…

Bình luận (0)
Giang Đàm
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Xuân Diệu
2 tháng 2 2018 lúc 21:33
Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu - Châu Á, Trung Đông -Châu Á. Đây được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Mỗi ngày có khoảng 150 - 200 tàu các loại qua lại Biển Đông. Nhiều nước và vùng lãnh thổ ở khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào tuyến đường biển này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Xin-ga-po và cả Trung Quốc. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua Biển Đông. Biển Đông có những eo biển quan trọng như eo biển Ma-lắc-ca, eo biển Đài Loan là những eo biển khá nhộn nhịp trên thế giới. Do đó, Biển Đông có vai trò hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực về địa - chiến lược, an ninh quốc phòng, giao thông hàng hải và kinh tế. Xét về an ninh, quốc phòng, Biển Đông đóng vai trò quan trọng là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Các đảo và quần đảo trên Biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không chỉ có ý nghĩa trong việc kiểm soát các tuyến đường biển qua lại Biển Đông mà còn có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với Việt Nam. Nước ta giáp với Biển Đông ở ba phía Đông, Nam và Tây Nam. Các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam là một phần Biển Đông trải dọc theo bờ biển dài khoảng 3.260 km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, với nhiều bãi biển đẹp như Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Cam Ranh, Vũng Tàu... Như vậy, cứ 100 km2 lãnh thổ đất liền có 1 km bờ biển, tỷ lệ này cao gấp 6 lần tỷ lệ trung bình của thế giới (600 km2đất liền có 1 km bờ biển). Không một nơi nào trên lục địa của Việt Nam lại cách xa bờ biển hơn 500 km. Việt Nam có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng lớn theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982; có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm giữa Biển Đông và hàng nghìn đảo lớn, nhỏ, gần và xa bờ, hợp thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm chủ các vùng biển và thềm lục địa. Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Không chỉ cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ từ hàng nghìn năm nay, Biển Đông còn tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế và là cửa ngõ để Việt Nam có quan hệ trực tiếp với các vùng miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hoá. Về kinh tế, Biển Đông tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch... Ngoài ra, ven biển Việt Nam còn chứa đựng tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như than, zircon, thiếc, vàng, đất hiếm... trong đó cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, rất thuận lợi cho việc đặt các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền... phục vụ cho tuyến đường hàng hải trên Biển Đông.
Bình luận (0)
Nguyễn Đức Đạt
Xem chi tiết
Phạm Khắc Đang
17 tháng 2 2016 lúc 16:38

a) Những chiến lược của sự phát triển bền vững:

- Chiến lược hiệu quả: Mục tiêu của chiến lược này là tăng cường hiệu quả các mối quan hệ đầu vào – đầu ra trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên, thông qua những đổi mới về công nghệ và phân phối sản xuất.

- Chiến lược tồn tại: Chiến lược này hướng tới mục tiêu cải thiện sự hòa hợp của các dòng vật chất năng lượng bằng việc sử dụng, chẳng hạn các chất tái sinh hay các chất thay thế.

- Chiến lược lâu dài: Chiến lược này nâng cao tính bền vững của các sản phẩm và vật liệu.

- Chiến lược hoàn thiện: Mong muốn tạo ra những thay đổi về quan niệm và tạo ra những mẫu tiêu dùng và hành vi tiết kiệm tài nguyên, giữ gìn môi trường.

- Chiến lược đoàn kết chung sống hòa bình: Nhằm phát triển sự sẵn sàng giúp đỡ những cộng đồng dân cư nhỏ cũng như phát triển dịch vụ xã hội.

b) Những mục tiêu của sự phát triển bền vững:

- Phát triển dân cư, đảm bảo lương thực, phát triển giáo dục, tăng cường quan hệ thương mại, tạo việc làm, bảo vệ hòa bình, xóa đói giảm nghèo….

- Bảo vệ rừng, bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ đất, tạo khí quyển…

 

 

Bình luận (0)
Nghi Nguyễn
Xem chi tiết

Tham khảo:

Biển đông có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước: biển Đông rộng lớn với hàng ngàn hòn đảo  quần đảo tạo nên hệ thống tiền tiêu bảo vệ vùng đất liền nước ta. => đây là ý nghĩa quan trọng về mặt an ninh quốc phòng của biển đông.

Bình luận (0)
le huu nghi
Xem chi tiết
Thời Sênh
19 tháng 2 2019 lúc 13:03

Phát triển tổng hợp kinh tế biển (đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, khai thác khoáng sản biển - đảo, giao thông vận tải biển, du lịch biển - đảo) có ý nghĩa:
+ Đối với nền kinh tế:
- Khai thác hợp lí hơn tiềm năng biển - đảo, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn
- Đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cấu trúc lại cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ
- Tăng nguồn thu ngoại tệ để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước: từ xuất khẩu thủy sản, khoáng sản, từ hoạt động du lịch, dịch vụ vận tải biển ....
- Thu hút đầu tư nước ngoài (thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản biển, xây dựng các khu du lịch ...) -> tăng tiềm lực phát triển kinh tế.
- Góp phần đẩy mạnh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
+ Đối với việc bảo vệ an ninh quốc phòng:
- Khẳng định chủ quyền lãnh thổ biển - đảo của nước ta.
- Có điều kiện bảo vệ an ninh quốc phòng biển — đảo tốt hơn

Bình luận (0)
halinhvy
19 tháng 2 2019 lúc 14:24

*Về vị trí địa lý, về mặt tự nhiên :
- Vị trí nội chí tuyến.
- Vị trí gần trung tâm khu vực đông Nam Á.
- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và hải đảo.
- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và sinh vật.
* Thuận lợi:
- Phát triển kinh tế nhiều ngành (Nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch)
- Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.
-Phát triển kinh tế biển giúp tăng tính phát triển kinh tế toàn diện cho đất nước .

* Khó khăn:
- Luôn phải phòng chống thiên tai, bão, sóng biển, cháy rừng,…
- Bảo vệ lãnh thổ cả vùng biển, trời và đảo xa,… trước nguy cơ bị giặc ngoại xâm.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
15 tháng 8 2023 lúc 9:41

Tham khảo

- Thuận lợi và khó khăn với phát triển kinh tế:

+ Thuận lợi: tài nguyên biển đảo đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, như: giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản, làm muối, khai thác và nuôi trồng thủy sản, du lịch biển.

+ Khó khăn: chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai (bão, lũ,…) gây thiệt hại lớn cho sinh hoạt và sản xuất; môi trường biển đảo đang bị ô nhiễm, gây trở ngại cho khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội,…

- Thuận lợi và khó khăn đối với quá trình bảo vệ chủ quyền, quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông:

+ Thuận lợi: Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (1892); Luật biển Việt Nam (2012); Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á,…

+ Khó khăn: tình trạng vi phạm, tranh chấp chủ quyền vẫn diễn ra giữa một số quốc gia trong khu vực…

- Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo:do sống ở gần biển, sớm nhận thức được vai trò của biển, các thế hệ người Việt từ xa xưa đã dành nhiều công sức để khai phá, xác lập và thực thi quyền, chủ quyền biển đảo nói chung và đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa nói riêng.

Bình luận (0)