Tìm kiếm thông tin, viết báo cáo ngắn về một ngành kinh tế của Trung Quốc.
Sưu tầm thông tin, hình ảnh và viết báo cáo ngắn về một vấn đề kinh tế của Liên bang Nga mà em quan tâm (một sản phẩm nổi bật, một ngành kinh tế quan trọng,…)
Thông tin tham khảo: Cách Nga trở thành nước dẫn đầu thế giới về nông sản
Liên bang Nga vốn là nhà nhập khẩu ròng trong nhiều thập kỷ, nay đã trở thành nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới trong năm 2017, vượt qua cả nước láng giềng và cũng là đối thủ Ukraine. Lúa mì, ngô, lúa mạch, kiều mạch cũng như thịt lợn, gia cầm và các sản phẩm từ sữa..., chế biến thực phẩm của Nga đang trong thời kỳ hoàng kim thực sự.
Làm thế nào mà Nga, với nền nông nghiệp trải qua nhiều năm suy sụp trong thế kỷ XX, từ quá trình tập thể hóa bắt buộc với nông nghiệp thập niên 1930 và sau đó là sự bất lực của Liên Xô trước sự hỗn loạn trong những năm 90 của thế kỷ trước, lại đạt được kỳ tích này? Câu trả lời chính là bước ngoặt trong năm 2014.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra lệnh cấm vận nghiêm ngặt đối với các mặt hàng nông sản từ châu Âu. Trái cây, rau, củ, các sản phẩm từ sữa, thịt, ngũ cốc... có nguồn gốc từ châu Âu chỉ trong một đêm đã biến mất khỏi các cửa hàng của Nga. Biện pháp này không chỉ gây thiệt hại cho nông dân châu Âu khi mất đi một thị trường quan trọng mà còn tạo động lực quyết định đối với các nhà sản xuất Nga.
Bên cạnh việc loại trừ hầu hết sự cạnh tranh từ nước ngoài, Chính phủ Nga cũng đầu tư nguồn lực lớn vào phát triển và hiện đại hóa nền nông nghiệp. Trong năm 2021, Nga có kế hoạch đầu tư hơn 77 tỷ rúp (857 triệu euro) vào chương trình phát triển nông nghiệp quốc gia, dưới hình thức các khoản vay ưu đãi, tín dụng thuế và trợ cấp. Nga cũng hỗ trợ xuất khẩu, với các khoản trợ cấp đặc biệt hướng đến logistics.
Các công ty nông sản của Nga đã đầu tư vốn vào máy móc, hạt giống có chất lượng và hiện đang chuyển sang công nghệ mới. Máy thu hoạch tự động, giám sát đồng ruộng và đàn gia súc bằng máy bay không người lái và vệ tinh, tăng cường sử dụng các cảm biến được kết nối... là những công nghệ mới mà các công ty nông sản của Nga đang áp dụng. Và ở đây, Nhà nước cũng đóng vai trò động lực. Năm 2019, thông qua Chương trình “Nông nghiệp kỹ thuật số”, Chính phủ Nga đã hỗ trợ hiện đại hóa ngành nông nghiệp trong nước và tài trợ tới 50% chi phí cho các công nghệ mới này.
Sưu tầm tư liệu, viết một báo cáo ngắn về nền kinh tế Trung Quốc
Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tính theo GDP danh nghĩa và lớn nhất thế giới tính theo GDP theo sức mua. Trong những thập kỷ qua, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng, với GDP tăng trưởng trung bình hàng năm là 9,9% từ năm 1978 đến năm 2018.
Lịch sử
- Trước năm 1978, nền kinh tế Trung Quốc là một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, với sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ đối với mọi khía cạnh của nền kinh tế. Tuy nhiên, kể từ khi Đặng Tiểu Bình bắt đầu thực hiện chính sách cải cách kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc đã chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
- Chính sách cải cách kinh tế của Trung Quốc đã mang lại thành công rực rỡ. Nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng, và Trung Quốc đã trở thành một trong những nền kinh tế mạnh nhất thế giới.
Các thành tựu
- Nền kinh tế Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong những năm qua, bao gồm:
+ Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng: Trung Quốc đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong lịch sử thế giới.
+ Giảm nghèo: Trung Quốc đã giúp hàng trăm triệu người thoát khỏi nghèo đói.
+ Cải thiện đời sống của người dân: Nền kinh tế phát triển đã giúp cải thiện đời sống của người dân Trung Quốc, cả về vật chất lẫn tinh thần.
Thách thức
- Nền kinh tế Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với một số thách thức, bao gồm:
+ Bất bình đẳng thu nhập: Bất bình đẳng thu nhập đang gia tăng ở Trung Quốc.
+ Ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng ở Trung Quốc.
+ Tình trạng già hóa dân số: Dân số Trung Quốc đang già hóa nhanh chóng.
Tương lai
- Nền kinh tế Trung Quốc được dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới. Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc cũng sẽ phải đối mặt với một số thách thức, như bất bình đẳng thu nhập, ô nhiễm môi trường và tình trạng già hóa dân số.
Kết luận
- Nền kinh tế Trung Quốc là một nền kinh tế năng động và đang phát triển nhanh chóng. Nền kinh tế Trung Quốc có tác động lớn đến nền kinh tế thế giới, và sẽ tiếp tục là một nhân tố quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu trong những năm tới.
Sưu tầm tư liệu, viết một báo cáo ngắn về một trong các nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi của châu Á.
- Trung Quốc.
- Nhật Bản.
- Hàn Quốc.
- Xin-ga-po.
NHẬT BẢN
1. Khái quát chung
- Vị trí địa lí: Quần đảo Nhật Bản nằm ở Đông Á, trải ra theo 1 vòng cung dài khoảng 3 800 km trên Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn (Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư và Kiu-xiu).
- Diện tích: 378 000 km2.
- Thủ đô: Tô-ky-ô.
- Tổng số dân: 125,8 triệu người (2020).
2. Đặc điểm kinh tế
a. Quá trình phát triển
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản bị suy sụp nghiêm trọng, nhưng đến năm 1952 kinh tế đã khôi phục ngang mức trước chiến tranh và phát triển với tốc độ cao trong giai đoạn 1955 - 1973.
- Những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980, do khủng hoảng dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuống (còn 2,6% năm 1980).
- Nhờ điều chỉnh chiến lược phát triển nên đến những năm 1986 - 1990, tốc độ tăng GDP trung bình đã đạt 5,3%.
- Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã chậm lại.
b. Hiện trạng nền kinh tế
- GDP Nhật Bản đạt 4975,42 tỉ USD (2020), chiếm 4,4% trong tổng GDP thế giới (Nguồn: World Bank).
- GDP/người đạt 39,5 nghìn USD/người.
3. Kết luận
- Nhật Bản là một trong những cường quốc kinh tế trên thế giới.
- Nền kinh tế Nhật Bản ngày càng phát triển hùng mạnh.
Dựa vào thông tin trên internet các e hay tìm hiểu và viết 1 bài báo cáo ngắn về vùng kinh tế trọng điểm " Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng Bằng sông Cửu Long"
TK#
Vùng có vị trí địa kinh tế quan trọng, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và giao thương với khu vực. Nằm ở cực của Tổ quốc, tiếp giáp với Campuchia thông qua vịnh Thái Lan; giáp với biển Đông với bờ biển dài. Đây là điều kiện thuận lợi phát triển giao lưu thương mại và du lịch với khu vực.
Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, vùng kinh tế trọng điểm nói riêng, là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất lương thực, nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới rộng lớn. Điều kiện thuận lợi để sản xuất gạo, thủy sản cho tiêu dùng và xuất khẩu.
Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên nhân văn của vùng khá phong phú, phục vụ tốt cho phát triển kinh tế và du lịch. Nhờ có tài nguyên về dầu khí, vùng đã và sẽ là trung tâm năng lượng lớn của cả nước với ba trung tâm điện lực: Ô Môn, Cà Mau, Kiên Lương với tổng công suất khoảng 9.000 - 9.400 MW và cung cấp khí đốt từ các mỏ khí Tây Nam. Ngoài ra, còn có đá vôi ở khu vực: Hà Tiên, Kiên Lương (Kiên Giang); đá Andezit, granit (An Giang)... Những di tích lịch sử, văn hóa, phong cảnh đẹp phân bố đều trên toàn địa bàn, tạo cho vùng tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế du lịch.
- Xác định trên bản đồ một số trung tâm công nghiệp, các ngành của các trung tâm công nghiệp; một số sản phẩm nông nghiệp và sự phân bố của chúng; một số sân bay, cảng biển, đường giao thông.
- Viết báo cáo ngắn gọn về tình hình phát triển kinh tế của Ô-xtrây-li-a: GDP, tốc độ tăng trưởng, một số ngành kinh tế nổi bật.
Tham khảo
- Một số trung tâm công nghiệp và các ngành của trung tâm công nghiệp:
+ Trung tâm công nghiệp Bri-xbên: nhiệt điện, điện tử - tin học, luyện kim đen, cơ khí, hóa chất.
+ Trung tâm công nghiệp Xít-ni: hóa chất, cơ khí, nhiệt điện, dệt - may, điện tử - tin học, khai thác than.
+ Trung tâm công nghiệp Men-bơn: sản xuất ô tô, điện tử - tin học, cơ khí, nhiệt điện, dệt - may.
+ Trung tâm công nghiệp Gi-lông: luyện kim đen, cơ khí, hóa chất, , dệt - may.
+ Trung tâm công nghiệp A-đê-lai: sản xuất ô tô, cơ khí, thực phẩm.
+ Trung tâm công nghiệp Pớc: sản xuất ô tô, cơ khí, khai thác bô-xít, thực phẩm.
- Một số sản phẩm nông nghiệp và sự phân bố:
+ Lúa mì: được trồng nhiều ở phía đông nam và tây nam.
+ Nho: trồng nhiều ở phía nam và tây nam.
+ Cam: trồng chủ yếu ở vùng phía đông và đông nam.
+ Mía: trồng nhiều ở vùng duyên hải phía đông.
+ Ngô: chủ yếu trồng ở phía tây nam.
+ Bông: được trồng ở vùng phía đông và tây nam.
+ Thuốc lá: được trồng ở vùng duyên hải đông nam và duyên hải tây nam.
+ Bò: hầu hết bò thịt được nuôi ở Quin-xlen, và nam xứ Uên.
+ Cừu: được nuôi ở hầu hết các vùng.
- Một số sân bay, cảng biển, đường giao thông:
+ Sân bay: Đác-uyn, Pho-xait, Xít-ni, Can-bê-ra, Men-bơn, A-đê-lai, Pớc
+ Cảng biển: Gla-xtôn, Bri-xbên, Can-bê-ra, Men-bơn
+ Đường giao thông: hệ thống đường giao thông bao chạy quanh lãnh thổ nối liền các trung tâm công nghiệp và các quặng khai thác khoáng sản.
Câu hỏi 2 trang 134 SGK Địa lí 11 Cánh diều: Viết báo cáo ngắn gọn về tình hình phát triển kinh tế của Ô-xtrây-li-a: GDP, tốc độ tăng trưởng, một số ngành kinh tế nổi bật.
Lời giải:
- Quy mô GDP: Ô-xtrây-li-a có nền kinh tế phát triển, năm 2020 GDP của Ô-xtrây-li-a đứng thứ 13 thế giới với 1327,8 tỉ USD, đứng thứ 15 về xuất khẩu hàng hóa và đứng thứ 20 về nhập khẩu hàng hóa.
- Tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng giảm, năm 2019 là 2,1% đến năm 2020 con số này đã về mức 0%, cho thấy tăng trưởng GDP đã chững lại.
- Một số ngành kinh tế nổi bật:
+ Công nghiệp: các ngành công nghiệp chủ yếu là thực phẩm, khai khoáng, luyện kim, hóa chất, vật liệu xây dựng. Ngành khai khoáng đóng góp 5,6% vào GDP nhưng lại chiếm tới 35% kim ngạch xuất khẩu năm 2020, phân bố ở nhiều nơi. Ngành công nghiệp điện tử - tin học, chế tạo, thực phẩm, phân bố chủ yếu ở phía đông và phía nam.
+ Nông nghiệp: Ô-xtrây-li-a có nền nông nghiệp phát triển mạnh, lúa mì là cây ngũ cốc hàng đầu, được trồng nhiều ở phía đông nam và tây nam. Các cây trồng quan trọng khác bao gồm: bông, thuốc lá, mía, ngô, nho, cam,… trồng chủ yếu ở các vùng phía nam. Chăn nuôi cừu và bò phát triển mạnh, cừu được nuôi ở hầu hết các vùng, hầu hết bò thịt được nuôi ở Quin-xlen, và nam xứ Uên.
+ Dịch vụ: ngành dịch vụ chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế Ô-xtrây-li-a, đóng góp 66,3% GDP, sử dụng 77,7% lực lượng lao động. Cơ cấu dịch vụ đa dạng, trong đó phát triển mạnh du lịch, tài chính.
Viết báo cáo ngắn về sự phát triển kinh tế tại vùng duyên hải Trung Quốc.
SỰ THAY ĐỔI CỦA NỀN KINH TẾ TẠI VÙNG DUYÊN HẢI TRUNG QUỐC
1. Giới thiệu vùng duyên hải
- Vùng duyên hải Trung Quốc bao gồm các tỉnh, thành phố giáp biển ở phía đông Trung Quốc là: Liêu Ninh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô, Thượng Hải, Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam.
- Đây là khu vực kinh tế phát triển, chiếm khoảng 55% GDP của Trung Quốc (2021).
- Sự phát triển kinh tế của vùng duyên hải đóng góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc, đồng thời là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng nội địa và miền tây Trung Quốc.
2. Những thay đổi của vùng duyên hải
- Về GDP
+ Các tỉnh vùng duyên hải của Trung Quốc có giá trị GDP khá cao và đang tăng dần. GDP năm 2011 chỉ đạt 4410 tỉ USD thì đến năm 2021 đã đạt 9500 tỉ USD, tăng hơn gấp đôi.
+ Trong giai đoạn 2011 - 2021, GDP các tỉnh duyên hải đều tăng thêm hàng trăm tỉ USD, cao nhất là các tỉnh Quảng Đông (1947 tỉ USD), Giang Tô (1832 tỉ USD).
- Về trị giá xuất nhập khẩu:
+ Trị giá xuất nhập khẩu của các tỉnh ngày càng cao
+ Hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra sôi động, tiêu biểu là ở các cảng Thượng Hải, Ninh Ba, Ôn Châu, Thiên Tân.
+ Năm 2010, cảng Thượng Hải đã vượt qua cảng Singapore để trở thành cảng container nhộn nhịp nhất thế giới. Cuối năm 2016 lượng hàng hóa ra vào tại cảng lên tới 514 triệu tấn. Cảng Thượng Hải được xem là vị trí cửa ngõ giao thương của khu vực sông Dương Tử với thương mại thế giới.
- Về vai trò của vùng duyên hải:
+ Hình thành các cực tăng trưởng tiêu biểu như: Thượng Hải, Thiên Tân
+ Vùng này được coi là “đầu tàu” lôi kéo và kết nối các điểm tăng trưởng ở hạ lưu Trường Giang và ven biển Hoa Đông.
+ Hình thành nên cục diện mở cửa đối ngoại nhiều tầng nấc, hình thành nên điểm - tuyến - diện, hình thành hai vành đai, hai cực tăng trưởng của Trung Quốc, đó là Quảng Đông và Thượng Hải.
Dựa vào thông tin tham khảo kiến thức đã học và các nguồn tư liệu thu thập được. Hãy viết báo cáo về GDP, trị giá xuất, nhập khẩu và sự phát triển kinh tế tại vùng duyên hải của Trung Quốc
Tham khảo
♦ Giới thiệu chung về vùng duyên hải của Trung Quốc
- Vùng duyên hải Trung Quốc bao gồm các tỉnh, thành phố giáp biển ở phía đông Trung Quốc là: Liêu Ninh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô, Thượng Hải, Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam,…
- Đây là khu vực kinh tế phát triển, chiếm khoảng 55% GDP của Trung Quốc (năm 2021).
♦ Sự phát triển kinh tế của một số tỉnh thuộc vùng duyên hải của Trung Quốc
- Liêu Ninh:
+ Liêu Ninh là một tỉnh nằm ở Đông Bắc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
+ Theo số liệu công bố của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, năm 2021, quy mô GDP của tỉnh đạt 434 tỉ USD (đóng góp khoảng 2,5% tổng GDP toàn quốc).
- Thượng Hải:
+ Thượng Hải nằm ở bờ biển phía Đông của Trung Quốc và là một trong 4 thành phố trực thuộc trung ương của nước này. Đây cũng là thành phố đông dân nhất Trung Quốc.
+ Theo số liệu công bố của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, năm 2021, quy mô GDP của tỉnh đạt 680 tỉ USD (đóng góp khoảng 3,9 % tổng GDP toàn quốc).
- Giang Tô:
+ Giang Tô là một tỉnh nằm ở ven biển phía Đông, có quy mô dân số lớn thứ 5 của Trung Quốc.
+ Theo số liệu công bố của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, năm 2021, quy mô GDP của tỉnh đạt 1832 tỉ USD (đóng góp khoảng 10,6 % tổng GDP toàn quốc).
♦ Một số trung tâm kinh tế thuộc vùng duyên hải của Trung Quốc
- Trung tâm công nghiệp Thượng Hải, với các ngành: sản xuất ô tô, nhiệt điện, hóa dầu, luyện kim đen,…
- Trung tâm công nghiệp Thẩm Dương (tỉnh Liêu Ninh), với các ngành: cơ khí, luyện kim đen, hóa chất, nhiệt điện, dệt may, luyện kim màu…
- Trung tâm công nghiệp Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang), với các ngành: hóa chất, luyện kim đen, sản xuất ô tô, dệt may, luyện kim màu,…
- Trung tâm công nghiệp Tế Nam (tỉnh Sơn Đông), với các ngành: luyện kim đen, dệt may, thực phẩm,…
Tìm kiếm thông tin và viết báo cáo ngắn về hiện trạng khai thác 1 loại khoáng sản ở nước ta
Mk cần gấp,giúp mk nha
Tham Khảo ;-;
Tính riêng, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản tháng 9 ước đạt 1,07 tỷ USD, tăng 16% so với tháng 8 và tăng 47,5% so với cùng kỳ năm 2011. Trừ than đá, các mặt hàng khác trong nhóm đều tiếp tục gặp thuận lợi về giá xuất khẩu.
Lượng xuất khẩu của các mặt hàng cũng tăng so với tháng trước khiến cho kim ngạch xuất khẩu tháng 9 tăng 16% so với tháng 8.
Tính chung 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của cả nhóm tăng 4,8% so với cùng kỳ, trong đó dầu thô tăng 14,7%, quặng và khoáng sản khác tăng 2,5%, hai mặt hàng còn lại là than đá giảm 27% và xăng dầu giảm 5%.
viết đoạn văn báo cáo ngắn về các nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi của Hàn quốc?
GDP bình quân đầu người (GDP/người) của Hàn Quốc là 31.489 USD/người vào năm 2020. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc đạt -1.09% trong năm 2020, giảm -357 USD/người so với con số 31.846 USD/người của năm 2019. GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc năm 2021 dự kiến sẽ đạt 31.136 USD/người nếu nền kinh tế Hàn Quốc vẫn giữ nguyên tốc độ tăng trưởng GDP và mức dân số như năm vừa rồi.
- Đơn vị tiền tệ của Hàn Quốc là KRW (Korean Won), tỷ giá là 1020 KRW = 1 USD.