Tìm hiểu về một loại nông sản xuất khẩu nổi bật (cà phê, ca cao, đậu tương,…) của Mỹ Latinh.
Em hãy tìm hiểu và giới thiệu về hoạt động sản xuất cà phê ở Tây Nguyên (điều kiện, nơi trồng nhiều cà phê, các sản phẩm cà phê nổi tiếng trong và ngoài nước,...).
Tham khảo:
Vùng Tây Nguyên với các tỉnh như: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắk, Đắc Nông và Lâm Đồng; có tổng diện tích trồng cà phê khoảng 639.000 ha (chiếm tỷ lệ 92% so với cả nước), năng suất đạt 28,5 tấn/ha (cao gấp 1,1 lần so với cả nước), sản lượng khoảng 1.669.000 tấn, chiếm tỷ lệ 95% so với cả nước.
Qua đèo Hải Vân là vùng đất khí hậu nhiệt đới nóng ẩm rất thích hợp cho cây cà phê sinh trưởng và phát triển. Điểm đặc biệt và quan trọng nhất đối với cây cà phê đó là độ cao. Chẳng hạn như, cà phê chè hay Arabica phải được trồng ở độ cao 1000 – 1500m so với mực nước biển và các vùng cao nguyên tại Lâm Đồng như Di Linh, Bảo Lộc, Đà Lạt...hoàn toàn đáp ứng đủ điều kiện đó. Riêng vụ thu hoạch năm 2021, trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 173.660 ha cà phê cho thu hoạch. Trong đó, diện tích cà phê kinh doanh khoảng 162.129 ha; năng suất bình quân 32 tạ/ha; sản lượng ước đạt 518.603 tấn cà phê nhân. Cây cà phê có điều kiện sinh trưởng và phát triển khá khác biệt và không phải bất kỳ khu vực nào cũng có thể trồng được. Ở Việt Nam, một trong số những vùng trồng nhiều cà phê nhất chính là Tây Nguyên. Vậy vì sao Tây Nguyên trở thành vùng trồng cà phê lớn nhất nước ta mà không phải các vùng khác? Về các yếu tố tự nhiên Về khí hậu:
- Vùng đất Tây Nguyên có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm rất thích hợp cho sự phát triển của cây cà phê, nhất là giống cà phê Robusta hay còn gọi là cà phê vối. Thủ phủ trồng nhiều cà phê Robusta phải kể đến là tỉnh Đắk Lắk. Nơi đây có độ cao tầm 800m so với mực nước biển nên thích hợp với giống cà phê Robusta. Mặt khác, vùng Tây Nguyên có độ ẩm không khí cao tạo thuận lợi để cây cà phê phát triển. Lượng mưa không quá nhiều ở đây cũng làm hạn chế sự sinh sôi của nhiều loại sâu bọ. Cùng với đó, nhiệt độ chênh lệnh giữa ngày và đêm cao, ban ngày nắng gắt, còn ban đêm se se lạnh giúp cà phê được trồng ở vùng này ngon hơn. Chưa hết, khu vực Tây Nguyên còn có khí hậu cận xích đạo với 2 mùa là mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Đây là điều kiện tốt cho việc trồng, thu hoạch và bảo quản cà phê. Ngoài ra, lượng mưa tương đối ổn định nên lượng nước từ các sông và nguồn nước ngầm cũng có giá trị rất lớn trong việc tạo điều kiện để phát triển cà phê.
- Về đất đai: Một trong những đặc điểm thuận lợi nhất mà vùng Tây Nguyên được thiên nhiên ưu đãi để trồng được diện tích cây cà phê lớn nhất cả nước đó là đất đỏ bazan. Theo đó, đất tại khu vực Tây Nguyên có hơn 80% là đất đỏ bazan với đặc tính màu mỡ, tơi xốp rất thích hợp cho các loại cây công nghiệp phát triển, nhất là cây cà phê. Cũng vì đặc tính đất đai thuận lợi mà người trồng đỡ chi phí mua phân bón hay tưới nước cho cây cà phê phát triển. Xét về điều kiện kinh tế – xã hội Nếu chỉ dựa vào những gì thiên nhiên ban tặng thì không đủ để đưa Tây Nguyên trở thành thủ phủ cà phê của Việt Nam. Yếu tố thuộc kinh tế – xã hội cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Có thể kể một số điểm mạnh như sau: Về nguồn nhân lực: Ngành cà phê tại Tây Nguyên không chỉ thu hút lao động bản địa mà còn hấp dẫn lao động bổ sung từ các vùng khác trong cả nước, hình thành một lực lượng lao động dồi dào. Về cơ sở vật chất kĩ thuật: Không thể phủ nhận sự cố gắng trong việc áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và bảo quản cà phê của người dân Tây Nguyên ngày một nâng cao. Về thị trường tiêu thụ: Cà phê là lĩnh vực có nhiều tiềm năng bởi nhu cầu tiêu dùng trong nước và quốc tế không chỉ lớn mà còn ổn định, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, Việt Nam là quốc gia lớn thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê, chỉ đứng sau Brazil. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã tăng vọt trong 5 tháng đầu năm và dự báo tiếp tục tăng mạnh mẽ cả về giá và sản lượng trong thời gian tới.
Tham khảo:
- Tây Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng,... phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê.
- Ở Tây Nguyên, cây cà phê được trồng nhiều tại: Gia Lai; Đăk Lăk; Đăk Nông...
- Cà phê là một trong những sản phẩm chủ lực trong cơ cấu kinh tế của vùng, ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của người dân.
- Một số sản phẩm cà phê nổi tiếng nổi tiếng trong và ngoài nước là:
+ Cà phê Arabica (hay còn gọi là cà phê chè) được trồng nhiều tại tỉnh Lâm Đồng.
+ Cà phê Robusta (hay còn gọi là cà phê vối), được trồng nhiều tại các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk,…
+ Cà phê Cherry (hay còn gọi là cà phê mít), được trồng nhiều tại tỉnh Lâm Đồng.
+ Cà phê Moka Tây Nguyên, được trồng nhiều tại tỉnh Lâm Đồng.
Một công ty xuất nhập khẩu lần thứ nhất xuất đi được 8 tấn 700 kg cà phê, lần thứ hai xuất đi được 6 tấn 300 kg cà phê . Biết rằng cứ xuất đi 5 tấn cà phê thì công ty được nhập về 500 linh kiện máy nông nghiệp . Hỏi sau hai lần xuất khẩu đó ,công ty được nhập về bao nhiêu linh kiện máy nông nghiệp?
** người ta hỏi hẳn hoi tự nhiên lại bảo là chúc học ngu *** ** @Ối giờ ối giời ôi >:(
Cho bảng số liệu:
Sản lượng cà phê và khối lượng cà phê xuất khẩu của nước ta qua các năm
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016).
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng cà phê nhân và khối lượng cà phê xuất khẩu, trong giai đoạn 1980 - 2014?
A. Sản lượng cà phê nhân và khối lượng cà phê xuất khẩu tăng không liên tục
B. Sản lượng cà phê nhân và khối lượng cà phê xuất khẩu tăng liên tục
C. Sản lượng cà phê nhân tăng không liên tục, khối lượng cà phê xuất khẩu tăng liên tục
D. Sản lượng cà phê nhân tăng liên tục, khối lượng cà phê xuất khẩu tăng không kiên tục
Căn cứ vào bảng số liệu, nhận xét đúng về sản lượng cà phê nhân và khối lượng cà phê xuất khẩu, trong giai đoạn 1980 - 2014 là Sản lượng cà phê nhân tăng không liên tục (có giảm trong giai đoạn 2000-2005), khối lượng cà phê xuất khẩu tăng liên tục
=> Chọn đáp án C
Sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam hằng năm được xác định theo hàm số T=100n+ 90. Với T là sản lượng và n là số năm kể từ năm 2005. Hãy tính sản lượng cà phê xuất khẩu năm 2007. Theo hàm số trên thì sản lượng cà phê xuất khẩu đạt 1800 ngàn tấn vào năm nào?
Cho bảng số liệu sau đây:
SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ VÀ KHỐI LƯỢNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990-2012
(Đơn vị: nghìn tấn)
Năm |
1990 |
1995 |
2000 |
2002 |
2005 |
2012 |
Sản lượng |
92,0 |
218,0 |
698,2 |
699,5 |
752,1 |
961,0 |
Khối lượng cà phê xuất khẩu |
89,6 |
248,1 |
733,9 |
722,0 |
855,0 |
1229,0 |
Căn cứ vào bảng số liệu, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê ở nước ta giai đoạn 1990 - 2012.
A. Sản lượng cà phê nước ta tăng nhanh 10,4 lần
B. Khối lượng cà phê xuất khẩu tăng nhanh hơn sản lượng cà phê.
C. Các năm 1995, 2000, 2002, 2005 sản lượng cà phê sản xuất trong nước nhiều hơn sản lượng cà phê xuất khẩu.
D. Khối lượng cà phê xuất khẩu tăng nhanh 13,7 lần.
Cho bảng số liệu sau đây:
SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ VÀ KHỐI LƯỢNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990-2012
(Đơn vị: nghìn tấn)
Căn cứ vào bảng số liệu, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê ở nước ta giai đoạn 1990 - 2012
A. Sản lượng cà phê nước ta tăng nhanh 10,4 lần
B. Khối lượng cà phê xuất khẩu tăng nhanh hơn sản lượng cà phê
C. Các năm 1995, 2000, 2002, 2005 sản lượng cà phê sản xuất trong nước nhiều hơn sản lượng cà phê xuất khẩu
D. Khối lượng cà phê xuất khẩu tăng nhanh 13,7 lần
1 công ty xuất nhập khẩu lần thứ nhất xuất đi đc 8 tấn 700 kg cà phê , lần 2 xuất đi đc 5 tấn cà phê thì công ty đc nhập về 500 linh kiện máy nông nghiệp . Hỏi sau 2 lần xuất khẩu đó , công ty đc nhập về bao nhiêu máy linh kiện công nghiệp .
Tổng số cà phê xuất đi là:8,7 + 6,3 = 15(tấn)
Số linh kiện thu về được là:15:5x5= 1500 (linh kiện)
Đáp số 1500 linh kiện
Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng cà phê nhân và khôi lượng cà phê xuất khẩu ở nước ta,giai đoạn 1990 - 201
(Đơn vị: nghìn tấn)
b) Nhận xét tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê ở nước ta trong giai đoạn trên.
Gợi ý làm bài
b) Nhận xét
Giai đoạn 1990-2010:
- Sản lượng cà phê nhân của nước ta tăng nhanh (gấp 12,0 lần), nhưng không ổn định (dẫn chứng). Nguyên nhân chủ yếu làm tăng sản lượng cà phê là do mở rộng diện tích trồng cà phê, đặc biệt là vùng Tây Nguyên, bên cạnh đó, năng suất cà phê ở nước ta cũng không ngừng được nâng cao.
- Khối lượng cà phê nhân xuất khẩu liên tục tăng, từ 89,6 nghìn tấn (năm 1990) lên 1218,0 nghìn tấn (năm 2010), tăng 1128,4 nghìn tấn (tăng gấp 13,6 lần). Nguyên nhân do sản lượng cà phê trong nước tăng nhanh trong khi nhu cầu cầu của thế giới về mặt hàng này cũng không ngừng tăng.
Nhận xét:
Nhìn chung trong cả giai đoạn năm 1980 – 2005, sản lượng cà phê (nhân) và khối lượng cà phê xuất khẩu nước ta tăng lên rất nhanh và liên tục.
- Sản lượng cà phê (nhân) từ 8,4 nghìn tấn lên tới 752,1 nghìn tấn (tăng gấp gần 90 lần trong 25 năm).
- Khối lượng cà phê xuất khẩu cũng tăng lên nhanh chóng từ 4 nghìn tấn lên 912,7 nghìn tấn (trong 25 năm tăng gấp 228 lần).
Có thể thấy trong thời gian qua ngành sản xuất trồng và chế biến cà phê ở nước ta phát triển mạnh mẽ, nguyên nhân là:
- Nước ta đã phát huy tối đa thế mạnh về địa hình, đất đai khí hậu kết hợp cá điều kiện kinh tế - xã hội đề mở rộng diện tích cây cà phê (hình thành các vùng chuyên canh cà phê ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ) từ đó giúp tăng sản lượng nhanh chóng.
- Song song đó là đẩy mạnh mở rộng các nhà máy sơ chế, chế biến cà phê tại chỗ, góp phần nâng cao chất lượng cà phê, bảo quản được lâu dài... tạo nên mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
- Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu trên thế giới. Hiện nay cà phê Việt Nam đã xuất hiện khắp các châu lục: Bắc Mỹ, Tây Âu, Đông Âu, Úc, Nam Á, Bắc Á…Chất lượng cà phê ở Việt
Hướng chuyên môn hóa sản sản xuất cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu là của vùng nông nghiệp
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ
B. Duyên hải Nam Trung Bộ
C. Đông Nam Bộ
D. Tây Nguyên