Quan sát các hình sau và cho biết cảnh vật trong mỗi hình là mùa nào trong năm. Vì sao?
Quan sát các hình dưới đây và cho biết hình nào thể hiện mùa mưa, hình nào thể hiện mùa khô. Vì sao em biết?
- Hình 5: mùa mưa (vì trời mưa, cây cối xanh tươi).
- Hình 6: mùa khô (vì trời nắng, ruộng nứt nẻ, lá cây vàng, người nông dân phải tưới nước).
Hãy quan sát hình 69, 70 và cho biết tên các loài động vật trong mỗi miền. Vì sao các loài động vật giữa hai miền lại có sự khác nhau?
- Hình 69: Đài nguyên. Bao gồm: Hải cẩu, chim, sư tử, tuần lộc.
- Hình 70: Đồng cỏ nhiệt đới. Bao gồm: Voi, chim, hươu, gà rừng, sư tử, ngựa.
→ Nguyên nhân chính là do Khí hậu. Đài nguyên khí hậu lạnh, động vật ít; đồng cỏ nhiệt đới có khi hậu nóng, ẩm hệ động vật phong phú, đa dạng.
Quan sát và cho biết những tình huống nào là nguy hiểm trong các hình dưới đây? Vì sao?
Những tình huống nguy hiểm trong các hình là: 1, 2, 3, 5
- Hình 1:
+ Tình huống nguy hiểm: 2 bạn nhỏ nô đùa, rượt đuổi nhau trong phòng ăn.
+ Tình huống đó nguy hiểm vì hai bạn ấy đã va phải cô phục vụ trong phòng ăn, có thể gây nguy hiểm cho bản thân và cả những người xung quanh.
- Hình 2:
+ Tình huống nguy hiểm: các bạn nhỏ đang chạy nhảy, nô đùa trong khu vực bể bơi
+ Tình huống đó nguy hiểm vì các bạn ấy có thể trượt ngã xuống bể.
- Hình 3:
+ Tình huống nguy hiểm: các bạn nam đang chơi con quay trên sân trường.
+ Tình huống đó nguy hiểm vì trong lúc rút dây có thể gây ảnh hưởng đến các bạn khác.
- Hình 5:
+ Tình huống nguy hiểm: các bạn nhỏ đang sử dụng những dụng cụ làm vườn để đùa nghịch
+ Tình huống đó nguy hiểm vì các bạn có thể bị thương khi đùa nghịch như vậy.
Mỗi hình sau vẽ cảnh mùa nào? Vì sao em biết?
Hình 1:
- Hình 1 vẽ cảnh mùa xuân
+ Mùa xuân có nhiều hoa mai vàng, hoa đào
+ Người lớn và trẻ em mặc quần áo mới
+ Mọi người vui vẻ đi chợ hoa
- Hình 2 vẽ cảnh mùa hạ
+ Các bạn học sinh được nghỉ hè
+ Bầu trời có nhiều nắng.
+ Cây côi mọc um tùm.
- Hình 3 vẽ cảnh mùa thu
+ Lá vàng rơi lả tả
+ Thời tiết mát mẻ, dễ chịu
+ Các bạn vui vẻ tới trường
- Hình 4 vẽ cảnh mùa đông
+ Thời tiết lạnh lẽo
+ Mọi người mặc áo ấm
+ Cây côi trơ trụi lá
Quan sát và cho biết các bạn trong mỗi hình sau đang gặp thiên tai nào. Nhận xét cách xử lí của các bạn trong mỗi hình.
- Hình 7 đang gặp bão. Cách xử lí của hai bạn nhỏ không ra về vì trời mưa quá to.
- Hình 8 đang gặp lụt. Cách xử lí của hai bạn rất tốt, tránh bị lũ cuốn trôi hoặc điện giật.
- Hình 9 đang gặp sấm sét. Hai bạn xử lí đúng vì không được trú dưới gốc cây.
- Hình 10 đang gặp lũ. Hai bạn không ra về là đúng vì lũ chảy xiết gặp nguy hiểm đến tính mạng.
Chủ thể trữ tình đã quan sát cảnh vật từ những góc độ nào? Phân tích các hình ảnh và từ ngữ trong bài thơ để thấy được nét đặc trưng của mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
- Chủ thể trữ tình đã quan sát cảnh vật từ những góc độ.
+ Điểm nhìn của tác giả từ chiếc thuyền câu. Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần. Từ không gian ao làng bên trong thu mở rộng thành không gian mùa thu…
→ Cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động
- Phân tích các hình ảnh và từ ngữ trong bài thơ để thấy được nét đặc trưng của mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
+ Màu sắc: "nước trong veo", "sóng biếc", "trời xanh ngắt", "lá vàng".
+ Đường nét chuyển động: "sóng" - "hơi gợn tí", "lá" – "khẽ đưa vèo", "tầng mây" – "lơ lửng"
+ Hòa sắc tạo hình: bao trùm lên cảnh vật là một màu xanh: xanh ao, xanh bờ, xanh sông, xanh tre, xanh trời, xanh bèo và có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi.
+ Ao thu nhỏ, chiếc thuyền câu theo đó cũng “bé tẻo teo”.
→ Đó là nét riêng vùng đồng bằng Bắc Bộ
→ Bức tranh thu trong sáng, thanh đạm mang hồn dân dã của làng quê nước Việt
Quan sát các kí hiệu cảnh báo trong hình 3.2 và cho biết ý nghĩa của mỗi kí hiệu.
- Ý nghĩa của mỗi kí hiệu trong hình là:
a, Biển cảnh báo nguy hại do hóa chất gây ra: Chất dễ cháy.
b, Biển cảnh báo nguy hại do hóa chất gây ra: Chất ăn mòn.
c, Biển cảnh báo nguy hại do hóa chất gây ra: Chất độc môi trường.
d, Biển cảnh báo nguy hại do hóa chất gây ra: Chất độc sinh học.
e, Biển cảnh báo khu vực nguy hiểm: Nguy hiểm về điện.
g, Biển cảnh báo khu vực nguy hiểm: Hóa chất độc hại.
h, Biển cảnh báo khu vực nguy hiểm: Chất phóng xạ.
i, Biển cảnh báo cấm: Cấm sử dụng nước uống.
k, Biển cảnh báo cấm: Cấm lửa.
l, Biển chỉ dẫn thực hiện: Nơi có bình chữa cháy.
m, Biển chỉ dẫn thực hiện: Lối thoát hiểm.
Quan sát hình 14.1 và hình 15.1. Cho biết tên các quốc gia có sông Mê Công chảy qua. Cửa sông thuộc địa phận nước nào, đổ vào biển nào? Vì sao chế độ nước sông Mê Công thay đổi theo mùa?
- Sông Mê Công chảy từ Trung Quốc qua Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam, đổ ra Biển Đông; cửa sông thuộc địa phận Việt Nam.
- Chế độ nước sông thay đổi theo mùa do phần lớn chiều dài của sông chảy trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nguồn nước chính cung cấp cho sông là nước mưa.
chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì.
a) Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm phải trồng người
b) Áo chàm đưa buổi phân li. Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
c) làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể.
d) Vì sao? Trái đất nặng ân tình. Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh.
a) Phép hoán dụ: làng xóm ta.
- Mối quan hệ: vật chứa đựng (B) và vật bị chứa đựng (A):
+ Gọi tên vật chứa đựng: làng xóm ta.
+ Thay cho vật bị chứa đựng: những người dân sống trong làng xóm.
b) Phép hoán dụ: mười năm, trăm năm.
- Mối quan hệ: cái cụ thế (B) và cái trừu tượng (A):
+ Gọi tên cái cụ thể: mười năm, trăm năm.
+ Thay cho cái trừu tượng: con số không xác dinh.
c) Phép hoán dụ: áo chàm.
- Mối quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật (B) và sự vật (A):
+ Gọi tên dấu hiệu của sự vật: áo chàm.
+ Thay cho sự vật: người Việt Bắc.
d) Phép hoán dụ: trái đất.
- Mối quan hệ giữa vật chứa đựng (B) và vật bị chứa đựng (A):
+ Gọi tên vật chứa đựng: trái đất. +
Thay cho vật bị chứa đựng: nhân loại.