Một hộp đựng 8 quả cầu trắng, 12 quả cầu đen. Người ta đem hộp đó đưa cho người thứ nhất chọn 1 quả cầu; sau đó lại đưa cho người thứ hai chọn 1 quả cầu. Tính xác suất để người thứ hai chọn được quả cầu cùng màu với người thứ nhất.
Có 3 hộp đựng cầu. Hộp 1 đựng 5 cầu đen, 10 cầu trắng, hộp 2 đựng 8 cầu đen, 7 cầu trắng, hộp 3 đựng 1 cầu đen, 2 cầu trắng. Lấy ngẫu nhiên từ hộp 1 ra 2 quả cầu và từ hộp 2 ra 1 quả cầu bỏ vào hộp thứ 3 rồi từ hộp 3 lấy ngẫu nhiên ra 1 quả cầu. Tính xác suất lấy được cầu đen.
1. Có hai hộp đựng cầu. Hộp 1 có 5 cầu đen và 10 cầu trắng; hộp 2 có 8 cầu đen và 15 cầu trắng. Lấy ngẫu nhiên 1 quả cầu từ hộp 1 bỏ sang hộp 2, sau đó từ hộp 2 lấy ngẫu nhiên ra 1 quả cầu. Tính xác suất để lấy được cầu trắng.
Có hai hộp chứa các quả cầu. Hộp thứ nhất chứa 5 quả trắng và 4 quả đen. Hộp thứ 2 chứa 4 quả trắng và 5 quả đen. Từ mỗi hộp lấy ra ngẫu nhiên một quả. Tính xác suất sao cho: a/ Hộp thứ nhất lấy được quả trắng b/ Cả hai quả cầu cùng màu c/ Cả hai quả cầu khác màu
6. Một hộp đựng 7 quả cầu trắng và 8 quả cầu đen cùng kích cỡ. Lấy ngẫu nhiên ra 4 quả cầu. Tìm xác suất để:
a/ trong 4 quả lấy ra có 3 quả trắng?
b/ có 4 quả cùng màu?
c/ có ít nhất 1 quả màu đen?
a, Gọi T là biến cố "Trong 4 quả lấy ra có 3 quả cầu trắng".
\(\left|\Omega\right|=C^4_{15}\)
\(\left|\Omega_T\right|=C^3_7.C^1_8\)
\(\Rightarrow P\left(T\right)=\dfrac{\left|\Omega_T\right|}{\left|\Omega\right|}=\dfrac{C^3_7.C^1_8}{C^4_{15}}=\dfrac{8}{39}\)
b, Gọi P là biến cố "Có 4 quả cùng màu".
\(\left|\Omega\right|=C^4_{15}\)
\(\left|\Omega_P\right|=C^4_7+C^4_8\)
\(\Rightarrow P\left(P\right)=\dfrac{\left|\Omega_P\right|}{\left|\Omega\right|}=\dfrac{C^4_7+C^4_8}{C^4_{15}}=\dfrac{1}{13}\)
c, Gọi A là biến cố "Có ít nhất 1 quả màu đen".
\(\Rightarrow\overline{A}\) là biến cố "Không có quả cầu màu đen nào".
\(\left|\Omega\right|=C^4_{15}\)
\(\left|\Omega_{\overline{A}}\right|=C^4_8\)
\(\Rightarrow P\left(\overline{A}\right)=\dfrac{\left|\Omega_{\overline{A}}\right|}{\left|\Omega\right|}=\dfrac{C^4_8}{C^4_{15}}=\dfrac{2}{39}\)
\(\Rightarrow P\left(A\right)=\dfrac{37}{39}\)
1. Có ba hộp đựng cầu. Hộp 1 đựng 10 cầu trắng và 5 cầu đỏ, hộp 2 đựng 7 cầu trắng và 8 cầu đỏ, hộp 3 đựng 5 cầu trắng. Lấy ngẫu nhiên từ hộp 1 ra 2 quả cầu và từ hộp 2 ra 1 quả cầu rồi bỏ vào hộp 3. Tính xác suất để hộp thứ 3 toàn cầu trắng.
Lời giải:
YCĐB tương đương với việc lấy ngẫu nhiên 2 cầu từ hộp 1 và 1 cầu từ hộp 2 đều trắng.
Xác suất lấy 2 cầu trắng từ hộp 1 là: $\frac{C^2_{10}}{C^2_{15}}=\frac{3}{7}$
Xác suất lấy 1 cầu trắng từ hộp 2 là: $\frac{C^1_7}{C^1_{15}}=\frac{7}{15}$
Xác suất lấy ngẫu nhiên 2 cầu từ hộp 1 và 1 cầu từ hộp 2 đều trắng là: $\frac{3}{7}.\frac{7}{15}=\frac{1}{5}$
Có hai hộp chứa các quả cầu. Hộp thứ nhất chứa 6 quả trắng, 4 quả đen. Hộp thứ hai chứa 4 quả trắng, 6 quả đen. Từ mỗi hộp lấy ngẫu nhiên một quả. Kí hiệu:
A là biến cố: "Qủa lấy từ hộp thứ nhất trắng"
B là biến cố: "Qủa lấy từ hộp thứ hai trắng"
a. Xem xét A và B có độc lập không?
b. Tính xác suất sao cho hai quả cầu lấy ra cùng màu.
c. Tính xác suất sao cho hai quả cầu lấy ra khác màu.
a) Không gian mẫu là kết quả của việc lấy ngẫu nhiên 1 quả cầu ở hộp thứ nhất và một quả cầu ở hộp thứ hai
+ Có 10 cách lấy 1 quả cầu bất kì ở hộp 1 và có 10 cách lấy 1 quả cầu bất kì ở hộp 2. Nên số phần tử của không gian mẫu là;
⇒ n(Ω) = 10.10 = 100.
A: “ Quả cầu lấy từ hộp thứ nhất trắng”
⇒ Có 6 cách lấy quả cầu màu trắng ở hộp A và 10 cách lấy quả cầu ở hộp B
⇒ n(A) = 6.10 = 60.
B: “Quả cầu lấy từ hộp thứ hai trắng”
⇒ Có 4 cách lấy quả cầu màu trắng ở hộp B và 10 cách lấy quả cầu ở hộp A
⇒ n(B) = 4.10 = 40.
A.B: “Cả hai quả cầu lấy ra đều trắng”
⇒ Có 6 cách lấy quả cầu màu trắng ở hộp A và 4 cách lấy quả cầu màu trắng ở hộp B
⇒ n(A.B) = 6.4 = 24.
hay P(A.B) = P(A).P(B)
⇒ A và B là biến cố độc lập.
b) Gọi C: “Hai quả cầu lấy ra cùng màu”.
Ta có: A− : “Quả cầu lấy ra từ hộp thứ nhất màu đen”
B− : “ Quả cầu lấy ra từ hộp thứ hai màu đen”
⇒A−.B− : “Cả hai quả cầu lấy ra đều màu đen”
Nhận thấy A.B và A−.B− xung khắc (Vì không thể cùng lúc xảy ra hai trường hợp 2 quả cầu lấy ra cùng trắng và cùng đen)
Và C=(A.B)∪(A−.B−)
c) C− : “Hai quả cầu lấy ra khác màu”
⇒ P(C− )=1-P(C)=1-0,48=0,52
1 hộp đựng 9 quả cầu xanh, 7 quả cầu đỏ , 8 quả cầu vàng. Chọn ra 5 quả cầu. Tính xác suất lấy được 5 quả cầu trong đó có ít nhất 1 quả cầu đỏ
Có: `\Omega =C_24 ^5`
Gọi `A:` "Lấy được `5` quả cầu trong đó có ít nhất `1` quả cầu đỏ."
`=>\overline{A}=C_17 ^5`
`=>P(A)=1-[C_17 ^5]/[C_24 ^5]=1297/1518`
một hộp chứa 8 quả cầu trắng và 6 quả cầu đen cùng kích thước. Rút ngẫu nhiên cùng một lúc 4 quả cầu. Tính xác suất để trong 4 quả cầu rút được ít nhất 2 quả cầu đen
Trong một hộp chứa sáu quả cầu trắng được đánh số từ 1 đến 6 và ba quả cầu đen được đánh số 7, 8, 9. Có bao nhiêu cách chọn một trong các quả cầu ấy?
A. 27
B. 9
C. 6
D.3
Vì các quả cầu trắng hoặc đen đều được đánh số phân biệt nên mỗi lần lấy ra một quả cầu bất kì là một lần chọn.
Nếu chọn một quả trắng có 6 cách.
Nếu chọn một quả đen có 3 cách.
Theo qui tắc cộng, ta có 6 + 3 = 9 cách chọn.
Chọn đáp án B.