Quan sát và nhận xét về lớp bao phủ cơ thể và cách di chuyển của con vật trong các hình sau đây.
Nhận xét và so sánh về lớp bao phủ, cơ quan di chuyển của các con vật mà em biết.
Con vật | Lớp bao phủ | Cơ quan di chuyển |
Mèo | Lông mao | Chân |
Gà | Lông vũ | Chân |
Cua | Vỏ cứng | Chân |
Lợn | Lông mao | Chân |
Vịt | Lông vũ | Chân |
Cá | Vảy | Vây, đuôi |
Chim | Lông vũ | Cánh |
=> Mỗi động vật có những bộ phận chugn và riêng. Có những bộ phận chỉ có ở những động vật sống trong môi trường nhất định, biến đổi để phù hợp với môi trường như cánh để bay - sống ở môi trường trên trời; vây thay có chân để bơi – sống ở môi trường dưới nước….
Nhận xét, so sánh đặc điểm lớp bao phủ và cơ quan di chuyển của các con vật.
Chỉ trên hình và nói về cơ quan di chuyển, lớp bao phủ của các con vật dưới đây.
Quan sát hình và thực hiện:
- Chỉ và nói tên một số bộ phận bên ngoài của con vật.
- Nhận xét về lớp che phủ bên ngoài cơ thể của các con vật.
- Lựa chọn một số con vật và so sánh đặc điểm bên ngoài của chúng.
- Chỉ và nói tên một số bộ phận bên ngoài của con vật:
+ Hình 2: vỏ cứng.
+ Hình 3: có vảy.
+ Hình 4: có lông vũ.
+ Hình 5: có lông mao.
- Nhận xét về lớp che phủ bên ngoài cơ thể của các con vật: các con vật có lớp che phủ khác nhau. Mỗi con vật có một đặc điểm về lớp che phủ bên ngoài cơ thể riêng.
Lựa chọn một số con vật và so sánh đặc điểm bên ngoài của chúng: Chọn chim và mèo.
Chim bao ngoài bởi lông vũ, còn mèo có lông mao.
Mèo có 4 chân, di chuyển bằng chân. Chim có 2 chân và 1 đôi cánh, di chuyển trên cạn bằng chân, trên không bay bằng cánh.
Mèo và chim đều có mũi, thở bằng mũi.
Mèo có tai to, chim có tai bé.
Mèo không có mỏ nhọn, chim có mỏ cứng và nhọn.
a) Trong khu vực quan sát, nhóm động vật nào em gặp nhiều nhất? Nhóm nào gặp ít nhất? Nhận xét về hình dạng, kích thước, cơ quan di chuyển và cách di chuyển của các loài động vật quan sát được.
b) Nêu tên các loài động vật có ích cho cây, có hại cho cây mà em quan sát được.
c) Nhiều loài động vật có màu sắc trùng với màu sắc của môi trường hoặc có hình dạng giống với động vật nào đó trong môi trường (hình 37.2). Hãy kể tên các động vật giống với những đặc điểm trên mà em quan sát được. Theo em, đặc điểm này có lợi gì cho động vật?
a)
- Nhóm động vật gặp nhiều nhất: côn trùng
- Nhóm động vật gặp ít nhất: ruột khoang
- Nhận xét các động vật quan sát được:
Tên động vật | Hình dạng | Kích thước | Cơ quan di chuyển | Cách di chuyển |
Chim bồ câu | Thân hình thoi | Khoảng 500g | Cánh, chân | Bay và đi bộ |
Châu chấu | Thân hình trụ | Khoảng 3 – 5g | Cánh, chân | Bay, bò, nhảy |
Sâu | Thân hình trụ | Khoảng 1 – 2g | Cơ thể | Bò |
b) Vai trò của các loại động vật đã quan sát:
- Có ích:
+ Chim bắt sâu hại cây
- Có hại:
- Sâu và châu chấu ăn lá cây
c) Tên các động vật có tính ngụy trang và đặc điểm của chúng:
Tên động vật | Đặc điểm |
Sâu bướm | Thân có màu xanh giống màu lá |
Bọ que | Cơ thể màu nâu nhạt, mảnh và dài giống cành cây |
Châu chấu | Thân có màu xanh giống màu lá |
- Những đặc điểm kể trên giúp động vật có thể ngụy trang, tránh khỏi nguy hiểm từ các vật săn mồi.
Hãy phân loại những con vật trong hình dưới đây dựa vào:
- Cơ quan di chuyển.
- Lớp bao phủ bên ngoài.
- Cơ quan di chuyển.
+ Chân: 10. Chó, 13. Trâu, 15. Cua, 12. Vịt
+ Cánh: 14. Chim
+ Vây: 11. Cá
- Lớp bao phủ bên ngoài:
+ Lông mao: 10. Chó, 13. Trâu
+ Lông vũ: 12. Vịt, 14. Chim
+ Vỏ cứng: 15. Cua
+ Vảy: 11. Cá
Quan sát hình 31.1 và 31.2:
a) Mô tả vòng đời của các sinh vật trong hình.
b) Nhận xét về hình thái cơ thể của con non giống hay khác so với cơ thể mẹ sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng ở mỗi loài động vật đó.
a) Mô tả vòng đời của một số sinh vật:
- Vòng đời của chó: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong tử cung của con chó mẹ → Con non được sinh ra → Con non sinh trưởng, phát triển về thể chất (tăng cân nặng,…) → Con trưởng thành có khả năng sin sản → Con trưởng thành thụ thai và sinh ra con non.
- Vòng đời của gà: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Gà con chui ra khỏi trứng → Gà con sinh trưởng phát triển về thể chất → Gà trưởng thành có khả năng sinh sản → Gà mái thụ thai và đẻ trứng.
- Vòng đời của ếch : Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Phát triển thành nòng nọc → Từ nòng nọc chưa chân thành nòng nọc có chân → Ếch con (có đuôi) → Ếch trưởng thành (mất đuôi) → Ếch cái thụ thai và đẻ trứng.
- Vòng đời của muỗi: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Ấu trùng sống trong nước → Phát triển thành hình thái mới là bọ gây sống trong nước → Phát triển thành con muỗi trưởng thành sống trên cạn → Muỗi cái đẻ trứng.
b) Nhận xét về hình thái cơ thể của con non so với cơ thể mẹ:
- Ở chó và gà thì hình thái cơ thể của con non giống với con mẹ sau khi sinh ra.
- Ở ếch và muỗi thì hình thái cơ thể của con non khác hoàn toàn với con mẹ sau khi nở ra từ trứng.
Vẽ hoặc sưu tầm hình ảnh một số con vật có đặc điểm chung về lớp bao phủ cơ thể hoặc cách di chuyển.
Sưu tầm hình ảnh:
- Nhóm động vật có lông mao:
1. Đặc điểm chung nhất để nhận dạng lớp thú?
A. Lông mao bao phủ cơ thể, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
B. Lông vũ bao phủ cơ thể, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
C. Lông vũ bao phủ cơ thể.
D. Lông mao bao phủ cơ thể.
2. Những loài động vật nào sau đây là động vật biến nhiệt, đẻ trứng?
A. Chim, thú, bò sát. B. Thú, cá, lưỡng cư.
C. Cá, lưỡng cư, bò sát. D. Lưỡng cư, cá, chim.