Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
四种草药 - TFBoys
Xem chi tiết
Linh Linh
20 tháng 4 2019 lúc 12:31

                                                      "Tre xanh
                                                       Xanh tự bao giờ?
                                                       Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh "

Mỗi khi nghe bài thơ ấy, em lại nhớ về những cây tre xanh đầu làng em. Từ khi em còn nhỏ cho đến khi lớn, tre vẫn đứng đó, kiên cường và bất khuất làm sao

Tre từ thuở trước đã được trồng ở đầu làng, nghe ông em kể lại những cây tre ấy có từ thời kháng chiến chống mỹ cho đến tận bây giờ. Em rất tự hào và yêu thích cây tre vô cùng. Cây tre dáng thẳng, thân tròn và nhẵn nhụi một màu xanh . Tre không chịu mọc riêng lẻ, mà mọc từng bụi, giăng thành hàng, thành lũy ngay cạnh cổng làng. Lá tre xanh non, nhỏ, thuôn dài mảnh khảnh nhưng trong nó chứa một sự dẻo dai tràn sức sống. Khi tre chưa lớn , chúng là những mầm non măng mọc thẳng giống hình như cái búp. Những búp măng ấy trở thành biểu tượng cho các cháu nhi đồng chăm ngoan. Dáng tre vươn cao, hơi cong cong ở ngọn, sắc tre tươi, cứng cáp, dẻo dai như người dân Việt Nam xưa vậy. Khi chiều về, những cây tre xanh thân gầy guộc rì rào trong gió như một bản tình ca hoàng hôn thanh bình.

Những cây tre đứng đầu làng, hài hòa với sắc màu cổ kính của mái đình cây đa. Tre như người lính dũng cảm, ngày đêm bảo vệ bình yên cho nhân dân xóm làng. Còn gì đẹp hơn khi màn đêm buông rèm đen huyền ảo, ánh trăng vàng lơ lửng giữa trời đầy sao, thả bóng như tiên nữ giáng trần lả lướt trên từng ngọn tre xanh rì. Tre sống cùng với với nhân dân, cùng nhân dân lao động, tre cùng những anh dân quân xông vào trận chiến, tre xẻ lối đánh tan quân thù. Và khi đất nước bình yên, nhân dân ta bắt tay vào công cuộc đổi mới, tre vẫn thế xanh , xanh mãi một màu tươi mới, phơi phới trong không khí dựng xây của muôn dân. Tre cùng người dân dựng nên những cột nhà vững chắc, thân tre gầy mà dẻo dai, chịu bao mưa nắng vẫn như thường. Tre nứa đan thành rổ, thành rá,... phục vụ cuộc sống sinh hoạt của biết bao người dân Việt.

Tre không chỉ đẹp vì có màu xanh tươi mới. Tre còn đẹp bởi sức sống tiềm tàng, trải qua bao năm tháng nhọc nhằn, tre vẫn đứng đó xếp nên thành nên lũy. Lối sống của tre mang tinh thần của dân tộc ta, đoàn kết một lòng mà đánh đuổi giặc ngoại xâm, một lòng giữ bình yên cho tổ quốc. Tre là nhân chứng lịch sử, chứng kiến bao hy sinh của người lính, tre chứng kiến các anh hết mình hy sinh chiến đấu vì tổ quốc, tre nhìn các anh ngã xuống nơi vùng biên ải xa xôi, tre gầm lên từng khúc độc hành thương nhớ người lính trẻ. Màu tre xanh hòa cùng màu máu đỏ lấp lánh ngôi sao vàng, tre đi cùng năm tháng,khắp mọi miền tổ quốc, nuôi dưỡng biết bao khát vọng bảo vệ tổ quốc. Tre mãi vững bền, tre dù già rồi măng sẽ mọc, những búp măng non mang dáng hình mọc thẳng của cây tre xanh như chông trọc thẳng lên trời, ngay thẳng và kiêu hùng.

Linh Linh
20 tháng 4 2019 lúc 12:32

Mẹ thiên nhiên đã sinh ra vạn vật với bao sự tươi đẹp và kì vĩ. Trong đó thiên nhiên mang trong mình những sự vẻ đẹp ấy, từ hoa lá, chim muông cho đến cây cối. một trong những loài cây đặc biệt đó là cây tre. Dù đi đâu hay ở đâu thì hỉnh ảnh cây tre sẽ không bao giờ bị pai mờ trong tâm tria mỗi người dân Việt Nam.

Chẳng biết từ bao giờ cây tre xuất hiện, chỉ biết nó có từ rất lâu đời và gắn bó với người dân Việt qua hàng ngàn năm lịch sử dân tộc. hình ảnh tre in dấu bao trang lịch sử hào hùng từ dân gian cho đến nay, từ những câu chuyện đánh giặc trong truyền thuyết Thánh Gióng khi xưa.

Tre xuất hiện ở nhiều nơi dù ở đồng bằng hay miền núi. Là loại cây rất dễ sống và không kén chọn đất hay thời tiết mà có thể mọc từng khóm và trở thành lũy tre. Lúc đầu tre còn nhỏ mới mọc thì được gọi là tre nón hay cây măng, một hình ảnh quen thuộc thường xuất hiện trên các huy hiệu đoàn của học sinh trung học. Và cây măng này có thể đem nấu thức ăn hoặc mang bán để kiếm thêm tiền thu nhập trong gia đình. Khi cây tre lớn dần thì có thêm từng đốt một cách từng đột một cách đều nhau càng lên cao thì những đốt càng dài ra.

Theo thời gian lớn lên cây tre càng già sẽ càng thêm cứng cáp và bắt đầu mọc ra những nhánh gai và có những cành và lá. Lá tre mọc thon dài thon dài có màu xanh mơn mởn với những gân lá song song với nhau. Thân cây tre gầy gộc và rỗng ở bên trong nhưng cây tre có một sức sống bền bỉ và bám sát lấy nhau như sức mạnh đoàn kết cho dân tộc

Rễ tre thuộc họ rễ chùm giúp cây bám chắc vào đất hút chất dinh dưỡng cần thiết và chống trọ với những tác động xấu bên ngoài của thời tiết. Chúng ta ai có thể nhìn thấy hoa tre bởi mỗi cây chỉ ra hoa một lần và sau lần ra hoa ấy cây sẽ trở nên già nua và yếu sức sống rồi lụi tàn dần để nhường chỗ cho những cây tre mới mọc ra.

Không những thế cây tre còn có vai trò vô cùng to lớn trong đời sống hàng ngày. Như làm công cụ để phục vụ sản xuất. Như cán cuốc, cán cào, cái chang....đồng thời trong sinh hoạt tre có bóng mát rộng che chắn cái nắng hè oi bức cho người dân sau mỗi giờ làm vất vả. Những chú trâu có thể yên chí gặm cỏ dưới bóng mát của lũy tre mà không thấy mệt mỏi. xưa kia khi chưa có xi măng, cốt thép thì tre chính là chất liệu phổ biến nhất để dựng nhà dựng cửa. Tre còn xuất hiện ngay cả trong những bữa ăn, và đó chính là chiếc đũa phục vụ cho việc ăn uống sạch sẽ và thuận tiện hơn. Người già thì lấy cây tre làm điều cầy để hút thuốc cũng là một thú vui dân gian. Trẻ con thì dùng tre để vót thành những thanh chuyền để chơi từ lâu đã đi vào trong tuổi thơ mỗi người. Có những sản phẩm từ tre ngay cả trong cuộc sống hiện đại ngày nay vẫn còn xuất hiện.

Hình ảnh cây tre đi vào đời sống người dân Việt cả về vật chất lẫn tinh thần. Tre luôn là biểu tượng đáng tự hào của dân tộc Việt. Cho dù có đi xa, đi đến những vùng đất mới thì em mãi vẫn không quên được loài cây giản dị nhưng thiêng liêng đến lạ thường như cây tre.

四种草药 - TFBoys
20 tháng 4 2019 lúc 12:37

cậu có chép ko vậy

Ăn Gì Tao Cúng
Xem chi tiết
Kudo Shinichi AKIRA^_^
23 tháng 7 2021 lúc 22:16

Có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam vì: - Cây tre mang đầy đủ những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam: giản dị, thanh cao, ngay thẳng, thuỷ chung, cần cù, dũng cảm và kiên cường, bất khuất. - Cây tre gắn bó lâu đời với người dân Việt Nam từ ngàn đời xưa, cùng nhân dân ta đánh giặc,...

Kudo Shinichi AKIRA^_^
23 tháng 7 2021 lúc 22:16

tick nhé

 

Trần Quang Hiếu
Xem chi tiết
Minh Thu
30 tháng 9 2016 lúc 19:29

Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các neỏ đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả_ được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,…Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài “Cây tre VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng…”

“Tre xanh, xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…”

Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,… và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m , ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,… Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”.

Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.

Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc…”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Àn xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre ( theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 -20cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn côngtrong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập Tự do cho Tổ Quốc. “ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,…”

Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,…) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,… Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ tưng, sáo, kèn,… Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm… Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.

Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách mước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng : đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.

Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng : “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.

Elizabeth
30 tháng 9 2016 lúc 18:00

Ngày xửa ngày xưa,tôi chỉ là một mầm măng nhỏ được sinh ra tại một làng quê nghèo chất phác và mộc mạc.Từ lâu tôi đã thắc mắc không biết tổ tiên mình là ai và có từ khi nào.Chỉ biết rằng:

“Tre xanh xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”.

Thật đúng như vậy,họ hàng nhà tre chúng tôi đã có từ lâu đời,gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.

Thuở ấu thơ,tôi chỉ là một mầm măng yếu ớt với  cái thân hình bé nhỏ hình nón,trên đầu nhọn hoắc và khoác ngoài nhiều lớp áo xếp chồng lên nhau bao lấy tấm thân nhỏ bé.Rồi tôi trưởng thành theo thời gian và trở thành một chàng tre đích thực.Thân tôi gầy guộc hình ống rỗng bên trong,màu xanh lục,đậm dần xuống gốc .Tôi bền bỉ hiên ngang chẳng dễ gì bị ngã dưới các anh mưa chị gió.Vả lại trên thân tôi có rất nhiều rất nhiều gai nhọn như những chiếc kim giúp tôi tự vệ ,bảo vệ cuộc sống của mình trước những bàn tay ác qủy dám chặt phá tôi một cách vô lí. Lá của tôi mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những hình gân song song trên lá như những chiếc thuyền nan rung rinh theo những cơn gió thoảng. Rễ tôi thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ mình không bị đổ trước những cơn gió dữ .

Vào những ngày khô hạn nóng nực vô cùng.Cả nhà chúng tôi đung đưa tạo gió, dang những cành tre che mát cho đàn con-những đàn con thân yêu. Đến thời kì mưa gió bão bùng,chúng tôi kết thành lũy dày kiên cố ra sức chống gió cản mưa .Chính nhờ đặc điểm này mà chúng tôi sông được ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, ở những nơi gần nước hay những nơi xa nước. Vì thế mà câu thơ này ra đời:

“Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sởi đá vôi bạc màu”…

Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, vai trò của tôi được nêu cao trong việc làm vũ khí đánh giặc như gậy , chông,mũi tên.cung tên,…góp phần mang lại hòa bình cho dân tộc Việt Nam hôm nay. Trong cuộc sống của con người ngày hôm nay, tôi được xây dựng thành những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sông con người và đàn con thơ của họ. Trong bữa cơm hằng ngày của con người, tôi dược dùng để gắp thức ăn và con người gọi tên tôi là đũa, Dung tôi để gắp thức ăn không trơn trượt như đũa nhựa mà rất nhẹ và dùng gắp thức ăn rất dễ, lại rẽ tiền nữa! Sau mỗi bữa ăn. những ng lớn dung tăm để xia răng được làm từ tôi. mỗi sáng các chị em phụ nữ trên tay xách chiếc giỏ mây đi chợ, hay các ông các bà  nhâm nhi tách trà nóng trên bộ bàn ghế được đan bằng mây. Vì vậy, ở quê hương tôi có nhiều người làm tăm tre,đũa tre, đan giường hay đan giỏ mây,bàn ghế mây. Các chị tre ngà có ngoại hình khá đẹp và ấn tượng thì được trồng làm cảnh . Ngoài ra, khi cuộc đời tôi đã chấm hết ,thân hình chỉ còn là một cây tre gầy còm,xơ xác và khô héo lụi tàn , tôi vẫn được mọi ng sử dụng để làm chất đốt vì dễ cháy và ngọn lửa mạnh.

Các bạn đã nghe câu:”Tre già măng mọc” chưa?Đó là chu kì sống của họ nhà tôi đấy! Dòng họ nhà tre chúng tôi sẽ duy trì nòi giống cho đến tận mai sau để gắn bó với con ng nhiều hơn, để dần đi vào tiềm thức của loài ng, để được ng đời nhớ mãi. Nhớ rằng tre như 1 ng nông dân chất phác và mộc mạc , chịu thương chịu khó. Tre còn như một biểu tượng thiêng liêng cho một sức mạnh hung hồn, sự bền bỉ và chịu đựng ngoan cường , tinh thần bất khuất trước kẻ thù của đất nước ta, dân tộc ta trong lịch sử chông giặc ngoại xâm.Thân hình yếu ốm của loài tre chúng tôi như nước Nam ta thời xưa chưa hùng mạnh nhưng lại tiềm ẩn một sức mạnh phi thường , đánh đổ được tất cả những bão tố, khó khăn để đi đến một thắng lợi vẻ vang và chính nghĩa.

“Mai sau, mai sau, mai sau

Đất xanh xanh mãi xanh màu tre xanh”…

Thảo Phương
30 tháng 9 2016 lúc 18:44

Mình cho cái dàn ý này bạn tự triển khia ra nhé nếu viết thì dài lắm

 

I. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về mối quan hệ và công dụng thiết thực của cây tre với người dân Việt Nam

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc:

– Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.

– Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi…

2. Các loại tre:

– Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng…

3. Đặc điểm:

– Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi

– Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai

– Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn.

– Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác.

– Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất -> giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ.

– Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”…

4. Vai trò và ý nghĩa của cây tre đối với con người Việt Nam:

a. Trong lao động:

– Tre giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân.

– Làm công cụ sản xuất: cối xay tre nặng nề quay.

b. Trong sinh hoạt:

– Bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn. Trong vòng tay tre, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ, người nông dân say nồng giấc ngủ trưa dưới khóm tre xanh…

– Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp.

– Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp:

+ Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng để làm những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sống con người.

+ Tre làm ra những đồ dùng thân thuộc: từ đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ…

+ Tre gắn với tuổi già: điếu cày tre.

+ Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích: đánh chuyền với những que chắt bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre…

c. Trong chiến đấu:

– Tre là đồng chí…

– Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù.

– Tre xung phong… giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…

– Tre hi sinh để bảo vệ con người

III – Kết bài:

Cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống hiện đại ngày nay, chúng ta vẫn không thể dời xa tre.

 

 

Nguyễn Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
YẾN  NGUYỄN
3 tháng 5 2021 lúc 19:29

a, Đời sống sinh hoạt :

- Tre làm bóng mát cho cuộc sống ở làng quê 

- Gìn giữ nền văn hóa lâu đời

- Giúp người dân cày, dựng nhà cửa, vỡ ruộng, khai hoang

- Giúp người dân trăm nghìn công việc khác nhau

- Làm cối xay cả nghìn đờitạo nên hạt gạo nuôi sông con người.

b, Đời sống tinh thần :

- Là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ

- Được gắn bó suốt cả đời người, từ thưở lọt lòng đến lúc nhắm mắt xuôi tay

- Tre với người sống, chết có nhau, chung thủy bền chặt.

c, Bảo vệ tổ quốc :

- Tre là thẳng thắn, bất khuất

- Trong kháng chiến, tre là đồng chí chiến đấu cùng với người

- Tre cùng người làm ăn, lại vì người mà đánh giặc

- Tre làm vũ khí chiến đấu

- Làm gậy chống lại sắt, thép của quân thù

- Tre xung phong vào xe tăng, đại bác

- Giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà và giữ đồng lúa chín.

- Tre dựng nên thành đồng tổ quốc

- Tre là anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu.

Dương Trọng Trung
3 tháng 5 2021 lúc 20:07

a, Đời sống sinh hoạt :

- Tre làm bóng mát cho cuộc sống ở làng quê 

- Gìn giữ nền văn hóa lâu đời

- Giúp người dân cày, dựng nhà cửa, vỡ ruộng, khai hoang

- Giúp người dân trăm nghìn công việc khác nhau

- Làm cối xay cả nghìn đờitạo nên hạt gạo nuôi sông con người.

b, Đời sống tinh thần :

- Là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ

- Được gắn bó suốt cả đời người, từ thưở lọt lòng đến lúc nhắm mắt xuôi tay

- Tre với người sống, chết có nhau, chung thủy bền chặt.

c, Bảo vệ tổ quốc :

- Tre là thẳng thắn, bất khuất

- Trong kháng chiến, tre là đồng chí chiến đấu cùng với người

- Tre cùng người làm ăn, lại vì người mà đánh giặc

- Tre làm vũ khí chiến đấu

- Làm gậy chống lại sắt, thép của quân thù

- Tre xung phong vào xe tăng, đại bác

- Giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà và giữ đồng lúa chín.

- Tre dựng nên thành đồng tổ quốc

- Tre là anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu.

Katerin
Xem chi tiết
Nguyễn Thắng Tùng
23 tháng 3 2016 lúc 19:02

Cây tre Việt Nam là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Thép Mới. Hình tượng cây tre trong tác phẩm là phẩm chất của người Việt Nam, chí khí của tre Việt Nam là chí khí của dân tộc Việt Nam trên mọi chặng đường lịch sử, tâm hòn của tre là tâm hồn của nhân dân lao động Việt Nam…

Đọc văn bản Cây tre Việt Nam, ta bắt gặp hình ảnh cây tre thật gần gũi với người lao động, cây tre in đậm trong tâm hồn chúng ta, nó là người bạn thân thiết của nông dân và nhân dân Việt Nam. Tác giả đã nhấn mạnh vị thế của cây tre trong lòng người. Cây tre thật mộc mạc, giản dị nhưng được đề cập đến hơn muôn ngàn cây lá khác. Tuy đất nước ta có nhiều loại cây quý, nhưng gắn bó nhất với con người vẫn là tre, nứa. Tre bao bọc xóm thôn, tre có mặt khắp nơi trên đất nước, tre gần gũi với con người.

Tác giả đã phát hiện rất tinh tế về họ nhà tre. Dù mấy chục loại khác nhau nhưng đều có một điểm chung là có mầm non măng mọc thẳng. Dáng tre vươn cao thanh mảnh, màu tre xanh tươi, lá nhọn, mượt mà. Khi lớn lên, tre cứng cáp, dẻo dai, tre trông thanh cao, giản dị và chí khí như con người lao động cần cù.

Tuy mộc mạc nhưng tre Việt Nam có vẻ đẹp như chiều sâu của tâm hồn con người. Tre là vẻ đẹp của phong cảnh quê hương, là vẻ đẹp của nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre, xóm làng hiện lên thật đẹp, một vẻ đẹp thanh bình, yên ả. Đặc biệt vẻ đẹp trang nghiêm của những mái đình chùa thấp thoáng dưới bóng tre xanh, vẻ đẹp thơ mộng của ánh trăng vàng lơ lửng trên ngọn tre. Hình ảnh đẹp của tre không chỉ có như thế, không chỉ đơn thuần là màu xanh cây lá, không chỉ là cái dáng nghiêng nghiêng ôm ấp xóm làng mà vẻ đẹp của tre là sự cần cù, chất phác. Nhà nông xem cây tre như cánh tay phải của mình:

Cánh đồng ta năm đôi ba vụ
Tre với người vất vả quanh năm.

Tre là bạn của nông dân, tre chia sẻ ngọt bùi cùng con người, tre là bạn tâm giao cho mọi lứa tuổi, tre gắn bó với tuổi già, chiếc điếu cày giúp các cụ già trong làng khoan khoái hút thuốc làm vui, nhớ vụ mùa trước, nghĩ đến vụ mùa sau, hay nghĩ đến một ngày mai tươi đẹp. Tre đem lại niềm vui cho trẻ thơ, cái ống sáo hay que chuyền cũng đủ giúp cho lũ trẻ chúng tôi có được niềm vui thú. Tre đem lại hạnh phúc cho từng đôi nam nữ:

Lạt này gói bánh chưng xanh
Cho mai lấy trúc, cho anh lấy nàng.

Đặc biệt hơn nữa là hình ảnh cây tre trong chiến đấu. Gậy tre, chông tre, mũi tên tre đã chiến thắng kẻ thù từ những buổi đầu. Tre mang chí khí như người chiến sỹ vệ quốc đang tung hoành ngang dọc: giữ làng, giữ nước, giữ hòa bình hạnh phúc cho bao người. Hình ảnh cây tre thật đáng tự hào.

Chiến tranh đã đi qua, tre trở lại với nét đẹp duyên dáng của mình. Tre rì rào khúc hát giữa làng quê yên ả, tre vi vút những bài ca xây dựng trong cuộc sống sôi động đang hướng tới tương lai. Tre hiên ngang đứng giữa công chào thắng lợi.

Trong tương lai, tre vẫn còn mãi mãi. Búp măng non luôn trên phù hiệu ở áo học sinh, áo của thanh thiếu niên Việt Nam. Đó là hình ảnh lớp trẻ đang lớn mạnh. Tre vẫn còn mãi mãi với dân tộc Việt Nam, cũng như sức mạnh dẻo dai luôn còn mãi với bao thế hệ. Tre, nứa luôn giúp ích cho người, nứa làm nên trang giấy trắng để chứa đựng bao nguồn tri thức, tre làm nên chiếc nôi êm nuôi dưỡng trẻ thơ, các mặt hàng bằng tre sẽ đi khắp mọi nơi để làm đẹp cho đời.

Hình ảnh cây tre Việt Nam thật cao quý: cần cù, bất khuất, thủy chung. Tre gắn bó với người, cùng người lao động và chiến đấu, cùng con người xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hình tượng cây tre Việt Nam là hình tượng của đất nước, của dân tộc Việt Nam. Phẩm chất của tre là phẩm chất của người Việt Nam yêu nước. Tôi ước mong họ nhà tre sẽ mãi xanh, một màu xanh của tâm hồn, của nền văn hóa, của cuộc sống tươi đẹp đang hướng tơi tương lai. Đúng như nhà thơ Nguyễn Duy đã nói:

Mai sau
Mai sau
Mai sau
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 12 2018 lúc 9:49
Dàn ý

A. Mở bài :

- Giới thiệu khái quát đôi nét về cây lúa Việt Nam.

B. Thân bài :

- Nguồn gốc của cây lúa: Từ xa xưa, khi con người bắt đầu biết tới trồng trọt.

- Đặc điểm cấu tạo của cây lúa:

   + Lúa là một trong số cây lương thực chính của Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung.

   + Có rất nhiều các loại giống lúa khác nhau phù hợp với đặc điểm khí hậu và địa hình của mỗi vùng miền như: Nếp 97, xi, quy..

   + Lúa thuộc họ cây thân mềm, rễ chùm, dài. Thân lúa thường mọc thẳng. Lá lúa dài như lưỡi kiếm, mặt lá nhám. Khi còn non thì mang màu xanh mỡ màng, lúc chín, lá lúa khoác trên mình chiếc áo vàng óng ả, cùng với hương thơm ngào ngạt của bông lúa chín tạo nên một nét vẽ thôn quê bình yên đến lạ. Bông lúa nằm phía ngọn cây, mọc thành từng chùm, sau sinh trưởng và thành hạt lúa. Hạt lúa được người nông dân xay xát và trở thành hạt gạo.

   + Cây lúa là loại cây chủ yếu sống dưới nước.

- Quá trình sinh trưởng của lúa chia làm 3 thời kỳ:

   + Khi mới cấy

   + Lúa đang ở thời con gái

   + Lúa thời kỳ trổ bông và làm mẩy

- Cách trồng lúa và chăm sóc:

   + Người nông dân phải tỉ mỉ ở mỗi một công đoạn: Từ khi chọn giống lúa sao cho đạt tiêu chuẩn, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh, chuẩn bị đất: Dọn cỏ, trục bùn cho đến gieo mạ, bón phân, quản lý lượng nước cho thích hợp với từng giai đoạn phát triển của cây lúa, phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh hại. Khi lúa trổ bông rồi đến kỳ thu hoạch, người dân lại lam lũ ra đồng cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xát gạo.

- Công dụng, ý nghĩa:

   + Hạt gạo được coi là lương thực chính của người nông dân, một thứ không thể thiếu trong mâm cơm mỗi gia đình Việt, từ giản đơn đến sang trọng.

   + Thân lúa ngày xưa thường được phơi cho khô để lợp nhà, bện chổi, làm chất đốt. Rơm là thức ăn chính của trâu, bò. Người ta đôi khi còn dùng thân cây để ủ phân, cấy nấm.

   + Hạt gạo khi qua chế biến còn trở thành những món ăn ngon lạ miệng: Bánh trôi, bánh tét, bánh giò...Bột gạo còn làm thành bánh phở, mỳ chũ. Nếp non làm nên thứ cốm dẻo thơm phảng phất dư vị nồng nàn của Hà Nội xưa cũ.

   + Bên cạnh đó, việc xuất khẩu lúa gạo ra thị trường quốc tế giúp phát triển kinh tế nông nghiệp.

C. Kết bài :

Khẳng định lại ý nghĩa và vai trò của cây lúa Việt Nam.

Cây lúa vừa là cây lương thực giúp nuôi sống con người, vừa còn là linh hồn của làng quê Việt Nam, làm đẹp thêm cho hình ảnh quê hương đất nước.

Bài mẫu

Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau, đi từ Bắc chí Nam, dọc theo đường quốc lộ hay ven những rặng núi, những dòng sông, bao giờ ta cũng cũng thấy những cánh đồng lúa xanh tận chân trời hoặc vàng thắm một màu trù phú. Cây lúa là người bạn của con người, là biểu tượng của sự no ấm phồn vinh của đất nước.

Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa dài và mỏng, mặt lá nhám, gân lá chạy song song. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.

Muốn lấy hạt gạo bên trong, con người phải trải qua nhiều công đoạn: gặt lúa, trục lúa về, phơi cho hạt thật khô. Sau đó đổ lúa vào trong cối, dùng chày mà giã liên tục cho lớp vỏ trấu bong tróc ra. Kế tiếp phải sàng sảy để lựa ra hạt gao chắc mẩy... Sau này, máy móc đã thay dần cho sức người, năng suất tăng dần theo thời gian, nhưng ở những vùng cao người ta vẫn dùng chày để giã gạo. Tiếng chày "cụp, cum" văng vẳng trong đêm gợi lên một cuộc sống lao động thanh bình mang đậm bản sắc riêng của người dân Việt.

Cây lúa ở nước ta có rất nhiều giống nhiều loại. Tuỳ vào đặc điểm địa lý từng vùng, từng miền mà người ta trồng những giống lúa khác nhau. Ở miền Bắc với những đồng chiêm trũng, người ta chọn lúa chiêm thích hợp với nước sâu để cấy trồng, miền Nam đồng cạn phù sa màu mỡ hợp với những giống lúa cạn. Ở những vùng lũ như Tân Châu, Châu Đốc, Mộc Hoá, Long Xuyên người ta chọn loại lúa "trời" hay còn gọi là lúa nổi, lúa nước để gieo trồng. Gọi là lúa "trời" vì việc trồng tỉa người nông dân cứ phó mặc cho trời. Gieo hạt lúa xuống đồng, gặp mùa nước nổi, cây lúa cứ mọc cao dần lên theo con nước. Đến khi nước rút, thân lúa dài nằm ngã rạp trên đồng và bắt đầu trổ hạt. Người dân cứ việc vác liềm ra cắt lúa đem về.

Ngày nay, ngành nghiên cứu nuôi trồng phát triển đã cho ra đời nhiều loại lúa ngắn ngày có năng suất cao như NN8, Thần Nông 8, ÔM, IR66...

Theo điều kiện khí hậu và thời tiết nước ta, cây lúa thường được trồng vào các vụ mùa sau: miền Bắc trồng vào các vụ lúa chiêm, lúa xuân, miền Nam chủ yếu là lúa Đông Xuân và lúa Hè Thu. Các loại lúa ngắn ngày thường không bị ảnh hưởng bởi vụ mùa.

Cây lúa đã mang đến cho dân ta hai đặc sản quí từ lâu đời. Đó là bánh chưng, bánh giầy và cốm. Bánh chưng bánh giầy xuất hiện từ thời Hùng Vương, biểu tượng cho trời và đất. Người Việt ta dùng hai thứ bánh này dâng cúng tổ tiên và trời đất vào những dịp lễ tết. Nó trở thành đặc sản truyền thống của dân tộc Việt.

Cốm, một đặc sản nữa của cây lúa. Chỉ những người chuyên môn mới định được lúc gặt thóc nếp mang về. Qua nhiều chế biến, những cách thức làm có tính gia truyền từ đời này sang đời khác đã biến hạt thóc nếp thành cốm dẻo, thơm và ngon. Nhắc đến cốm, không đâu ngon bằng cốm làng Vòng ở gần Hà Nội.

Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:

    Bao giờ cây lúa còn bông

   Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn

hương Quỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
24 tháng 11 2021 lúc 8:29

Tham khảo!

 

- Cây tre có mặt khắp nơi trên đất nước, đặc biệt là luỹ tre xanh bao bọc xóm làng.

- Dưới bóng tre, từ lâu đời người nông dân làm ăn sinh sống và gìn giữ một nền văn hoá cổ truyền.

- Tre là cánh tay của người nông dân, giúp họ rất nhiều trong công việc đồng áng.

- Tre gắn bó với con người thuộc mọi lứa tuổi: các em nhỏ chơi chuyển đánh chắt bằng tre, lứa đôi nam nữ tâm tình dưới bóng tre, các cụ già với chiếc điếu cày bằng tre... Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nằm trên giường tre, tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ.

- Tre còn gắn bó với dân tộc trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước. Tre là võ khí, tuy thô sơ nhưng rất có hiệu quả: gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù, tre xung phong vào đồn giặc... Từ xa xưa, tre đã từng là vũ khí hiệu nghiệm trong tay người anh hùng làng Gióng đánh đuổi giặc Ân. Cuối cùng, để tổng kết vai trò to lớn của cây tre đối với đời sống con người và dân tộc Việt Nam, tác giả đã khái quát: Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

Nguyễn Phương Trà
Xem chi tiết
Như Nguyễn
12 tháng 5 2016 lúc 14:22

Dàn ý

I. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về mối quan hệ và công dụng thiết thực của cây tre với người dân Việt Nam

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc:

– Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.

– Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi…

2. Các loại tre:

– Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng…

3. Đặc điểm:

– Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi

– Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai

– Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn.

– Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác.

– Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất -> giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ.

– Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”…

4. Vai trò và ý nghĩa của cây tre đối với con người Việt Nam:

a. Trong lao động:

– Tre giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân.

– Làm công cụ sản xuất: cối xay tre nặng nề quay.

b. Trong sinh hoạt:

– Bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn. Trong vòng tay tre, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ, người nông dân say nồng giấc ngủ trưa dưới khóm tre xanh…

– Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp.

– Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp:

+ Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng để làm những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sống con người.

+ Tre làm ra những đồ dùng thân thuộc: từ đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ…

+ Tre gắn với tuổi già: điếu cày tre.

+ Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích: đánh chuyền với những que chắt bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre…

c. Trong chiến đấu:

– Tre là đồng chí…

– Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù.

– Tre xung phong… giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…

– Tre hi sinh để bảo vệ con người

III – Kết bài:

Cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống hiện đại ngày nay, chúng ta vẫn không thể dời xa tre.

Bài làm

Ngày xửa ngày xưa,tôi chỉ là một mầm măng nhỏ được sinh ra tại một làng quê nghèo chất phác và mộc mạc.Từ lâu tôi đã thắc mắc không biết tổ tiên mình là ai và có từ khi nào.Chỉ biết rằng:

“Tre xanh xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”.

Thật đúng như vậy,họ hàng nhà tre chúng tôi đã có từ lâu đời,gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.

Thuở ấu thơ,tôi chỉ là một mầm măng yếu ớt với  cái thân hình bé nhỏ hình nón,trên đầu nhọn hoắc và khoác ngoài nhiều lớp áo xếp chồng lên nhau bao lấy tấm thân nhỏ bé.Rồi tôi trưởng thành theo thời gian và trở thành một chàng tre đích thực.Thân tôi gầy guộc hình ống rỗng bên trong,màu xanh lục,đậm dần xuống gốc .Tôi bền bỉ hiên ngang chẳng dễ gì bị ngã dưới các anh mưa chị gió.Vả lại trên thân tôi có rất nhiều rất nhiều gai nhọn như những chiếc kim giúp tôi tự vệ ,bảo vệ cuộc sống của mình trước những bàn tay ác qủy dám chặt phá tôi một cách vô lí. Lá của tôi mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những hình gân song song trên lá như những chiếc thuyền nan rung rinh theo những cơn gió thoảng. Rễ tôi thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ mình không bị đổ trước những cơn gió dữ .

Vào những ngày khô hạn nóng nực vô cùng.Cả nhà chúng tôi đung đưa tạo gió, dang những cành tre che mát cho đàn con-những đàn con thân yêu. Đến thời kì mưa gió bão bùng,chúng tôi kết thành lũy dày kiên cố ra sức chống gió cản mưa .Chính nhờ đặc điểm này mà chúng tôi sông được ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, ở những nơi gần nước hay những nơi xa nước. Vì thế mà câu thơ này ra đời:

“Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sởi đá vôi bạc màu”…

Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, vai trò của tôi được nêu cao trong việc làm vũ khí đánh giặc như gậy , chông,mũi tên.cung tên,…góp phần mang lại hòa bình cho dân tộc Việt Nam hôm nay. Trong cuộc sống của con người ngày hôm nay, tôi được xây dựng thành những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sông con người và đàn con thơ của họ. Trong bữa cơm hằng ngày của con người, tôi dược dùng để gắp thức ăn và con người gọi tên tôi là đũa, Dung tôi để gắp thức ăn không trơn trượt như đũa nhựa mà rất nhẹ và dùng gắp thức ăn rất dễ, lại rẽ tiền nữa! Sau mỗi bữa ăn. những ng lớn dung tăm để xia răng được làm từ tôi. mỗi sáng các chị em phụ nữ trên tay xách chiếc giỏ mây đi chợ, hay các ông các bà  nhâm nhi tách trà nóng trên bộ bàn ghế được đan bằng mây. Vì vậy, ở quê hương tôi có nhiều người làm tăm tre,đũa tre, đan giường hay đan giỏ mây,bàn ghế mây. Các chị tre ngà có ngoại hình khá đẹp và ấn tượng thì được trồng làm cảnh . Ngoài ra, khi cuộc đời tôi đã chấm hết ,thân hình chỉ còn là một cây tre gầy còm,xơ xác và khô héo lụi tàn , tôi vẫn được mọi ng sử dụng để làm chất đốt vì dễ cháy và ngọn lửa mạnh.

Các bạn đã nghe câu:”Tre già măng mọc” chưa?Đó là chu kì sống của họ nhà tôi đấy! Dòng họ nhà tre chúng tôi sẽ duy trì nòi giống cho đến tận mai sau để gắn bó với con ng nhiều hơn, để dần đi vào tiềm thức của loài ng, để được ng đời nhớ mãi. Nhớ rằng tre như 1 ng nông dân chất phác và mộc mạc , chịu thương chịu khó. Tre còn như một biểu tượng thiêng liêng cho một sức mạnh hung hồn, sự bền bỉ và chịu đựng ngoan cường , tinh thần bất khuất trước kẻ thù của đất nước ta, dân tộc ta trong lịch sử chông giặc ngoại xâm.Thân hình yếu ốm của loài tre chúng tôi như nước Nam ta thời xưa chưa hùng mạnh nhưng lại tiềm ẩn một sức mạnh phi thường , đánh đổ được tất cả những bão tố, khó khăn để đi đến một thắng lợi vẻ vang và chính nghĩa.

“Mai sau, mai sau, mai sau

Đất xanh xanh mãi xanh màu tre xanh”…

Duong Thi Nhuong
12 tháng 5 2016 lúc 19:28

MB: Giới thiệu cây tre:

- Cây tre loài cây rất quen thuộc,gần gũi, xuất hiện trên khắp nẻo đường đất nước.

- Đặc biệt hơn, cây tre còn là tâm hồn của người dân Việt, được xem như là biểu tượng của người Việt, đất Việt.

TB:* Miêu tả cây tre:

- Nhìn từ xa, lũy tre như một bức tường thành bao quanh thôn xóm

- Tới gần mới thấy bức tường thành ấy được tạo bởi nhiều cây tre gầy guộc, khẳng khiu

- Cây này tựa cây kia, bất chấp nắng mưa, giông bão, vươn lên đón ánh mặt trời

- Các cụ già thường bảo:Cây tre cx như người dân quê mk, hai sương 1 nắng, chịu thương chịu khó, bất khuất kiên cường.

- Thân tre tròn lằn lại, nhiều gai, trên thân cây tua tủa những vòi xanh như những cánh tay vươn dài

- Dưới gốc, chi chít những búp măng non

- Búp thì ms nhú, búp thì cao ngang ts ngực, có búp vượt quá đầu người

- Từng năm, từng tháng, những búp măng non ấy đc mẹ tre chăm chút ngày 1 lớn lên, ngày 1 trưởng thành trong bóng mát yêu thương...

KB: Bn tự viết nha!!!

 

Duong Thi Nhuong
12 tháng 5 2016 lúc 19:38

Quên trong phần thân bài mk quên viết biểu cảm. SORRY

TB(TT): * Biểu cảm của em:

- Tre là biểu tượng cho con người VN, sức sống VN

- Tre đã gắn bó vs nhiều thăng trầm lịch sử nc nhà

- Cây tre đã giúp chúng ta đánh đuổi giặc ngoại xâm

-  Tre gắn bó vs đời sống tinh thần của người VN 

- Ngày nay, tre đã dần mất đi hình tượng nhưng dù khoa học kỹ thuật có phát triển đến đâu thì cx ko thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn con người VN

 

Hoang Hong Thuy
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
28 tháng 11 2023 lúc 21:19

Giá trị của phép nhân hóa được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của tre với người trong bài cây tre Việt Nam là:

- Tăng tính biểu hình biểu cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. Cây tre vốn là vật thể vô tri được thổi hồn trở nên sống động như một con người.

- Cho thấy mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa người và tre hàng ngàn năm qua. 

- Nhấn mạnh vai trò của cây tre trong cuộc sống sinh hoạt của con người.

- Thể hiện thái độ nâng niu trân trọng của tác giả đối với cây tre Việt Nam.

Hoang Hong Thuy
28 tháng 11 2023 lúc 21:14

huhuhuhu mọi người ơi gấp lắm rồi mọi người giúp mình điiiii

Hoang Hong Thuy
28 tháng 11 2023 lúc 21:21

xl bạn mình nhầm đề mong bạn có thể làm lại