Những câu hỏi liên quan
hieu123
Xem chi tiết
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
24 tháng 2 2022 lúc 16:01

Bài làm (Tham khảo)

Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi đã được nhà thơ Tế Hanh miêu tả thành công trong bài thơ “Quê hương”:

    “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

     Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”.

Trước hết, câu thơ đầu tiên cho ta thấy đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào một buổi bình minh khi gió yên, biển lặng - một không gian tinh khôi, mới mẻ, trong sáng. (Có lẽ nào đây không phải là một ngày đẹp trời hứa hẹn một chuyến ra đầy thắng lợi hay sao?) Và hiện ra trong không gian ấy là hình ảnh con thuyền ra khơi:

     “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

      Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”.

Phép tu từ so sánh chiếc thuyền với các động từ, tính từ “hăng, phăng, vượt” cho thấy sức mạnh, khí thế hứng khởi, dũng mãnh của đoàn thuyền đang lướt sóng ra khơi, gợi hình ảnh người dân làng chài “dân trai tráng” khoẻ mạnh, vạm vỡ. Có lẽ nào đó không phải bức tranh lao động sinh động và khoẻ khoắn hay sao? Ngoài ra, hình ảnh cánh buồm - linh hồn con thuyền cũng được Tế Hanh miêu tả tinh tế trong hai câu thơ cuối:

     “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

      Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

Tế Hanh đã so sánh cánh buồm - một vật cụ thể, hữu hình với mảnh hồn làng - một thứ trìu tượng, vô hình. Nó giúp cảnh buồm giản đơn hiện ra thật linh thiêng, kì vĩ, lớn lao, trở thành linh hồn làng chài, biểu tượng quê hương; như tiếp thêm sức mạnh, niềm tin cho người dân đánh bắt cá ngoài biển khơi. Cuối cùng, nghệ thuật nhân hoá qua động từ “rướn” cùng màu sắc và tư thế “thâu góp gió” đã cho ta thấy sức vươn của con thuyền và sự bay bổng, lãng mạn của nó. Ôi, hình ảnh đoàn thuyền ra khơi thật sinh động, hấp dẫn, gợi cảm và gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc biết bao!

Bình luận (0)
hieu123
24 tháng 2 2022 lúc 16:07

phân tích hình ảnh thơ dặc sắc : cánh buồm giương to .... thâu tóm gió ....

Bình luận (0)
gtrutykyu
Xem chi tiết
Phan Ngọc Cẩm Tú
10 tháng 11 2016 lúc 11:38

học nhanh vậy, mìk chưa học tới nhưng mìk có thể làm mấy câu giúp bn

a) - Đặc điểm:

+ Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn)

+ Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt)

+ Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4. Cảnh khuya: xa – hoa – nhà. Rằm tháng giêng: viên – thiên – thuyền.

- Ngắt nhịp: Rằm tháng giêng: Toàn bài 4/3.

b) - Ý nghĩa: thể hiện sự tràn đầy của sức xuân và sắc xuân, tạo cảm giác sức sống ấy đang ùn ùn trỗi dậy, đây là một mùa xuân đang ở trong trạng thái chuyển động lớn dần, lớn dần lên.

c) Rất bận rộn vì suốt ngày chăm lo việc nước đến đêm khuya, còn phải ẩn náu trong nơi "yên ba thâm xứ" để tránh bọn giặc tới.

d) - Tâm hồn chan hòa thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh.
- thể hiện vẻ đẹp ung dung tự tại của người chiến sĩ Cách mạng, đêm ngày lo vận nước.

Bình luận (4)
Hạnh Nguyễn
15 tháng 11 2018 lúc 20:14

a)

– Thể thơ: bản chữ hán: thất ngôn tứ tuyệt; bản dịch: lục bát.
– Bố cục: 2 phần.
• Phần 1: 2 câu đầu: cảnh đêm trăng tròn.• Phần 2: hoạt động cách mạng trong đêm trăng tròn.

b)

- Câu thơ điệp từ “xuân” nhấn mạnh vào sự đẹp đẽ của sông nước đêm trăng. Ánh trăng kia với sức lan tỏa mạnh đã chiếu xuống sông làm cho màu nước và màu trời hòa quyện giống nhau và làm cho khung cảnh thiên nhiên nơi núi rừng đầy trăng, xuân như ngập tràn nơi đây.

- ( ko bít), tham khảo: https://www.elib.vn/soan-bai-tho-ram-thang-gieng-cua-ho-chi-minh-438717.html ( đọc kĩ mới thấy )

Mình ko có thời gian nhìu nên chỉ viết tk thui!❤ Chúc bạn học tốt!❤

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 10 2019 lúc 15:00

Em thích nhất là hình ảnh "Tóc bết đầy nước mặn - Chúng ùa chạy không cần tới đích - Tay cầm cành củi khô - Vớt từ biển những vỏ ốc âm thanh - Mặt trời chảy trên bàn tay bé xíu - Gió à à u u như ngàn cối xay lúa". Những câu thơ vẽ ra hình ảnh một đám trẻ da đên nhẻm vì cháy nắng, tóc bết lại vì nước biển đang chạy ùa từ dưới biển lên. Trước mắt các bạn là một bãi cát dài và mịn, trắng xóa. Mặt trời chiếu sáng rực rỡ trên đầu. Tay các bạn cầm những cành củi khô, có lẽ vớt từ biển lên, có bạn tay cầm chiếc vỏ ốc to, hướng về phía đầu gió cho phát ra những âm thanh à à u u... Nước biển và cát lấp lóa trên tay.

b) Nêu một hình ảnh hoặc chi tiết mà em thích trong bức tranh phong cảnh ấy.

Bình luận (0)
Võ Thị Mạnh
27 tháng 10 2022 lúc 20:03

Em thích nhất là hình ảnh "Tóc bết đầy nước mặn - Chúng ùa chạy không cần tới đích - Tay cầm cành củi khô - Vớt từ biển những vỏ ốc âm thanh - Mặt trời chảy trên bàn tay bé xíu - Gió à à u u như ngàn cối xay lúa". Những câu thơ vẽ ra hình ảnh một đám trẻ da đên nhẻm vì cháy nắng, tóc bết lại vì nước biển đang chạy ùa từ dưới biển lên. Trước mắt các bạn là một bãi cát dài và mịn, trắng xóa. Mặt trời chiếu sáng rực rỡ trên đầu. Tay các bạn cầm những cành củi khô, có lẽ vớt từ biển lên, có bạn tay cầm chiếc vỏ ốc to, hướng về phía đầu gió cho phát ra những âm thanh à à u u... Nước biển và cát lấp lóa trên tay.

b) Nêu một hình ảnh hoặc chi tiết mà em thích trong bức tranh phong cảnh ấy.

Bình luận (0)
Đinh Quỳnh Hương Giang
Xem chi tiết
Phương Thảo
10 tháng 11 2016 lúc 15:42

a) Đc lm theo thể Thất ngôn tứ tuyệt

_ Số chữ : mỗi dòng thơ có 7 chữ ( thất ngôn )

_ Số dòng : mỗi bài có 4 dòng thơ ( tứ thuyệt )

_ Hiệp vần : chữ cuối của các dòng 1-2-4 ( viên - thiên - thuyền )

_ Ngắt nhịp : toàn bài 4/3

b) _ Thời gian : trăng vào lúc tròn nhất

Ko gian : bát ngát , tràn ngập ánh trăng

_ Từ "xuân" được lặp lại ba lần như ùn ùn trỗi dậy một sức xuân, sắc xuân.
=> Thanh điệu hài hoà (với năm thanh ngang) tạo nên cảm giác trong trẻo, thảnh thơi thi vị.

_ Tâm hồn Bác chan hoà với cảnh Sắc đất trời, sông nước mùa xuân với một tình yêu tha thiết, nồng nan.

c) _ Đó là nơi những người lãnh đạo cuộc kháng chiến thần
Thánh của dân tộc đang bàn việc quân.

_ Câu thơ cuối vẽ lên một cảnh Vật rất thơ mộng. Vầng trăng và con người cùng lướt đi giữa dòng sông đầy ánh trăng.

Bài thơ thể hiện một phong thái ung dung, tự tin và lạc quan của Bác. Đó là sự gắn bó tuyệt vời giữa tình yêu thiên nhiên và tình yêu nước, tâm hồn nghệ sĩ và bản chất chiến sĩ của Bác.

d) Những người chiến sĩ cách mạng đang họp bạn chính trong cảnh đêm ấy. Ánh trăng đêm đẹp, đẹp như tấm lòng của nhà thơ đang từng ngày từng đêm mong cho mùa xuân thực sự đến với đất nước và nhân dân Việt Nam.

e) - Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu hình ảnh.
- Bài thơ kết hợp hài hoà giữa biểu cảm và miêu tả, giữa những thi liệu cổ và không khí của thời đại đó là cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.

 

 

Bình luận (7)
Nguyễn Đăng Thảo Ngân
Xem chi tiết
TRINH MINH ANH
5 tháng 11 2016 lúc 21:17

bài thở cảnh khuya à bn!!bn nên viết rõ ra chứ!!bucminh

Bình luận (6)
TRINH MINH ANH
6 tháng 11 2016 lúc 20:41

a)

+ Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn

+ Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt)

+ Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4

+NGẮT NHỊP:. : Toàn bài 4/3.

Bình luận (0)
Phương Thảo
21 tháng 11 2016 lúc 11:15

a)

- bài thơ rằm tháng giêng làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

- Đặc điểm:

Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn)

Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt)

Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4.

- Ngắt nhịp:

Rằm tháng giêng: Toàn bài 4/3.( viên – thiên – thuyền.)

b) _ Time : vào buổi tối lúc trăng tròn nhất

_ Ko gian : Không gian được miêu tả trong bài Rằm tháng riêng là một không gian rộng lớn của trời mây sông nước. Bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát.

_ Từ "xuân" được lặp lại ba lần như ùn ùn trỗi dậy một sức xuân, sắc xuân.
=> Thanh điệu hài hoà (với năm thanh ngang) tạo nên cảm giác trong trẻo, thảnh thơi thi vị.

_ Hai câu thơ vẽ lên một cảnh Vật mùa xuân tràn đầy sức sống, đang vận động trỗi dậy, không phải mùa xuân yên lặng.
Tâm hồn Bác chan hoà với cảnh Sắc đất trời, sông nước mùa xuân với một tình yêu tha thiết, nồng nan.

c)

_ Công vc : bàn vc quân

_ Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói một trong những lí do khiến "người chưa ngủ" ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ. Song hai câu thơ cuối còn khắc hoạ một phương diện khác của Hồ Chí Minh. Bác "chưa ngủ" không chỉ bởi thiên nhiên quá đẹp và quá ư quyến rũ mà còn bởi "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Cụm từ "chưa ngủ" được nhắc lại hai lần gắn với nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ.

d) Bài thơ thể hiện một phong thái ung dung, tự tin và lạc quan của Bác. Đó là sự gắn bó tuyệt vời giữa tình yêu thiên nhiên và tình yêu nước, tâm hồn nghệ sĩ và bản chất chiến sĩ của Bác.

e) - Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu hình ảnh.
- Bài thơ kết hợp hài hoà giữa biểu cảm và miêu tả, giữa những thi liệu cổ và không khí của thời đại đó là cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.

 

 

Bình luận (1)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Người Già
1 tháng 2 lúc 2:54

Tác giả kể về nhân vật “tôi” trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhân vật tôi hiện lên có một điều kiện cuộc sống rất tốt, nhưng chính cái sự tham lam quan tâm vật chất này đã khiến cho nhân vật tôi có những việc làm thiếu trong sạch. Anh ta đã vô tình hại cô em họ mà không hề hay biết. Khi một lần nữa về quê, anh ta mới biết người mình hại là ai. Sống trong cái xã hội mà thực dân Pháp chiếm đóng, con người cũng dần bị tha hóa theo. Nhà văn Trang Thế Hy, đã khắc họa chân dung của những con người trong chiến tranh khốc liệt. Làm nổi bật hai mặt trái giữa những cái xấu, cái tốt trong tính cách của con người. Cái thứ ánh sáng giản đơn ở miền quê ngoại giống như là thứ ánh sáng soi rọi tâm hồn của mỗi người con quê hương.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 1 2017 lúc 17:02

- Gia cảnh của cô bé bán diêm:

   + Gia cảnh sa sút, mồ côi mẹ, bà ngoại mất

   + Sống với người bố hay mắng nhiếc, chửi rủa, đánh đập trên căn gác sát mái nhà

- Hình ảnh cô bé bán diêm:

   + Đầu trần, chân đất, bụng đói, dò dẫm đường

   + Cả ngày không bán được bao diêm nào

- Thời gian: đêm giao thừa

- Không gian: ngoài đường phố lạnh lẽo, mọi nhà đều sáng rực đèn

   + trong phố sực nức mùi ngỗng quay

- Những hình ảnh đối lập nhằm khắc họa nỗi khổ cực của cô bé:

   + Ngôi nhà xinh đẹp, nơi em sống có cây thường xuân bao quanh >< gác sát mái gió lùa lạnh lẽo

   + Cửa sổ mọi nhà sáng rực, ấm áp >< ngoài đường phố tối, góc tường lạnh lẽo giữa hai ngôi nhà

   + Phố xá sực nức mùi ngỗng quay >< em bé đói rét,bụng đói

= > hình ảnh đối lập làm nổi bật lên tình cảnh thảm thương, tội nghiệp của cô bé, tội nghiệp hơn nữa là bà, mẹ mất, em phải sống với người bố bạo lực.

Bình luận (0)
lê phương linh
Xem chi tiết
☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
18 tháng 9 2023 lúc 19:13

a, Những chi tiết miêu tả thiên nhiên khi gió lạnh tràn về:

+Đất khô trắng

+Cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo

+Trời không u ám, toàn một màu trắng đục

+Những cây lan trong chậu, lá rung động và hình như sắt lại vì rét

- Cảm xúc của nhân vật Sơn về thiên nhiên và cảnh vật : 

+ "Tung chăn tỉnh dậy, nhưng không bước xuống giường ngay như mọi khi"

+ "Sơn cũng thấy lạnh, vội vơ lấy cái chăn trùm lên đầu rồi cất tiếng gọi chị"

- Sơn được mọi người trong gia đình yêu thương, quan tâm chăm sóc

-  Chi tiết khắc họa tính cách nhân vật Sơn:

+ "Sơn vẫn thân mật chơi đùa"

+ "không kiêu kì và khinh khỉnh như các em họ của Sơn"

=> Cuộc sống ra đình Sơn khá giả, 1 cuộc sống viễn mãn

- Cuộc sống của các bạn nhỏ xóm chợ :

+ Cách ăn mặc : Vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ, qua những chỗ rách, da thịt thâm đi

+ Bộ dạng : Ăn mặc không khác ngày thường, mỗi cơn gió đến, chúng nó run lên, hàm răng đập vào nhau

+ Thái độ : Tỏ thái độ vui mừng khi thấy chị em Sơn nhưng vẫn đứng xa, không dám vồ vập

- Hiên là bạn nhỏ được chú ý nhất. Vì Hiên là đứa con gái hàng xóm bạn chơi với Lan và Duyên. Và cách ăn mặc của cô bé giống những đứa trẻ hàng xóm kia; đứng co ro bên cột quán, mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay

 

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 23:18

Tham khảo!

Tác giả kể về nhân vật “tôi” trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhân vật tôi hiện lên có một điều kiện cuộc sống rất tốt, nhưng chính cái sự tham lam quan tâm vật chất này đã khiến cho nhân vật tôi có những việc làm thiếu trong sạch. Anh ta đã vô tình hại cô em họ mà không hề hay biết. Khi một lần nữa về quê, anh ta mới biết người mình hại là ai.

Sống trong cái xã hội mà thực dân Pháp chiếm đóng, con người cũng dần bị tha hóa theo. Nhà văn Trang Thế Hy, đã khắc họa chân dung của những con người trong chiến tranh khốc liệt. Làm nổi bật hai mặt trái giữa những cái xấu, cái tốt trong tính cách của con người. Cái thứ ánh sáng giản đơn ở miền quê ngoại giống như là thứ ánh sáng soi rọi tâm hồn của mỗi người con quê hương. 

Bình luận (0)