Tìm hiểu về tài nguyên du lịch biển đảo Việt Nam ( 3 địa điểm)
Chọn và hoàn thành một trong hai nhiệm vụ sau:
1. Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu cho du khách về những giá trị của môi trường, tài nguyên biển đảo và nét chính về quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
2. Sưu tầm tư liệu từ sách, báo và internet, em hãy viết một bản tin (khoảng 7 - 10 câu) tuyên truyền về chủ quyền biển đảo của Việt Nam qua tư liệu tìm được.
Tham khảo
(*) Lựa chọn: thực hiện nhiệm vụ 2
Biển đảo là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam. Quá trình khai thác và xác lập quyền, chủ quyền biển đảo đã được cha ông ta nối tiếp nhau thực hiện qua hàng ngàn năm lịch sử. Việc bảo vệ chủ quyền biển đảo luôn là trách nhiệm lớn lao trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, biết bao nhiêu người con đất Việt đã ngã xuống để giữ vững biển trời, giữ màu xanh yêu thương của biển. Không chỉ là các chiến sỹ hải quân mà cả ngư dân, những con người lao động bình dị ấy cũng là những tấm gương sáng về tinh thần dân tộc. Họ đã dũng cảm vươn khơi bám biển, bám trụ với các ngư trường truyền thống cha ông để làm ăn và cũng để bảo vệ chủ quyền vùng biển thiêng liêng của Tổ Quốc.
Trong bối cảnh hiện nay, khó khăn lớn nhất mà chúng ta đang phải đối mặt là tình trạng chồng lấn giữa vùng biển đảo của nhiều quốc gia đã dẫn đến những tranh chấp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trên Biển Đông. Thực tiễn đó đòi hỏi chúng ta cần bình tĩnh, khôn khéo để giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Mỗi người dân Việt hãy luôn tự hào, hãy luôn cố gắng gìn giữ và bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng những việc làm thiết thực, phù hợp, ví dụ như: cách học tập tốt, lao động tốt, trở thành một người công dân tốt để cống hiến tài, đức của mình góp phần xây dựng cho đất nước ngày càng giàu, mạnh hơn. Hãy cùng chung tay ủng hộ sức người sức của, hướng triệu trái tim về biển đảo để lắng nghe: “Tổ Quốc gọi tên mình”.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, hình 31.5 (SGK) và sơ đổ Các loại tài nguyên du lịch của nước ta, hãy trình bày về tài nguyên du lịch của nước ta.
- Địa hình: có cả đồng bằng, đồi núi, bờ biển, hải đảo, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp; địa hình cácxtơ (vịnh Hạ Lọng, động Phong Nha,....), có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ dọc bờ biển.
- Tài nguyên khí hậu: sự phân hóa theo vĩ độ, theo mùa, theo độ cao tạo nên sự đa dạng của khí hậu tương đối thuận lợi cho phát triển du lịch.
- Tài nguyên nước: nhiều vùng sông nước (hệ thống sông Cửu Long, hồ Ba Bể, Hòa Bình, Dầu Tiếng, Thác Bà,...) đã trở thành các điểm tham quan du lịch. Nước khoáng thiên nhiên: vài trăm nguồn, có sức hút cao đối với du khách.
- Tài nguyên sinh vật: có nhiều giá trị trong việc phát triển du lịch; đặc biệt là các vườn quốc gia.
- Các di tích văn hóa - lịch sử: có khoảng 4 vạn, trong đó hơn 2.600 di tích đã được Nhà nước xếp hạng. Tiêu biểu nhất là các di tích đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới (Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mĩ Sơn, Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên).
- Các lễ hội: diễn ra hầu như khắp trên đất nước và luôn luôn gắn liền với các di tích văn hóa lịch sử.
- Tiềm năng về văn hóa dân tộc, văn nghệ dân gian và hàng loạt làng nghề truyền thống với những sản phẩm đặc sắc mang tính nghệ thuật cao.
Kết luận chung: Tài nguyên du lịch nước ta phong phú, đa dạng.
Hãy thu thập tài liệu, viết báo cáo tìm hiểu về địa phương cho một trong các nội dung sau:
- Một ngành giao thông vận tải.
- Tài nguyên du lịch hoặc một điểm du lịch.
- Một siêu thị hoặc trung tâm thương mại.
Ví dụ: Động Phong Nha: Khám phá vẻ đẹp kỳ quan đệ nhất động
Động Phong Nha là điểm đến hấp dẫn mà mọi tín đồ đam mê khám phá không nên bỏ lỡ. Tại đây, bạn không chỉ được hòa mình vào thiên nhiên non nước hữu tình, đẹp như tranh vẽ mà còn được tận mắt khám phá bàn tay kỳ diệu của tạo hóa từ thuở xa xưa.
Động Phong Nha nằm trong vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, là Di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận, thuộc xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới về phía Tây Bắc khoảng 45km.
Trong các hang động thì Phong Nha thật sự nổi bật nhất với chiều dài khảo sát lên tới gần 8km, có nhiều hang động đẹp, thạch nhũ bắt mắt. Tất cả làm nên vẻ đẹp hùng vĩ, mang tới cảm giác lý thú, thư thái và dễ chịu cho du khách tới đây tham quan.
Qua tìm hiểu chủ đề phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường Biển- Đảo, em hãy đưa ra các cách thuyết trình có hiệu quả và thuyết phục nhất khi được đóng vai là: người hướng dẫn viên du lịch; người đi tham quan du lịch biển; người ngư dân tham gia đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản; người nông dân làm muối…
Việt Nam là quốc gia biển. Vùng biển Việt Nam rộng lớn, giàu đẹp, môi trường trong lành, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lí và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền quốc gia về biển đảo ở Biển Đông. Môi trường, tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam ở Biển Đông có những đặc điểm rất đặc sắc. Những đặc điểm đó đã mang đến những thuận lợi, khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông? Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong lịch sử đã diễn ra như thế nào?
Tham khảo
- Thuận lợi và khó khăn với phát triển kinh tế:
+ Thuận lợi: tài nguyên biển đảo đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, như: giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản, làm muối, khai thác và nuôi trồng thủy sản, du lịch biển.
+ Khó khăn: chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai (bão, lũ,…) gây thiệt hại lớn cho sinh hoạt và sản xuất; môi trường biển đảo đang bị ô nhiễm, gây trở ngại cho khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội,…
- Thuận lợi và khó khăn đối với quá trình bảo vệ chủ quyền, quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông:
+ Thuận lợi: Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (1892); Luật biển Việt Nam (2012); Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á,…
+ Khó khăn: tình trạng vi phạm, tranh chấp chủ quyền vẫn diễn ra giữa một số quốc gia trong khu vực…
- Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo:do sống ở gần biển, sớm nhận thức được vai trò của biển, các thế hệ người Việt từ xa xưa đã dành nhiều công sức để khai phá, xác lập và thực thi quyền, chủ quyền biển đảo nói chung và đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa nói riêng.
Em hãy cho ví dụ cụ thể về các tài nguyên du lịch biển đảo của nước ta.
THAM KHẢO:
- Ví dụ 1 (Du lịch biển Nha Trang): Nha Trang được mệnh danh là điểm du lịch biển hấp dẫn nhất thế giới. Bãi biển Nha Trang có chiều dài gần 10km, khung cảnh thiên nhiên bát ngát say đắm lòng người. Đến với biển Nha Trang, bạn sẽ được khám phá những bãi tắm Nha Trang đẹp mê li, chìm đắm cùng làn nước biển trong vắt. Những rặng dừa rì rào hòa cùng tiếng sóng biển như một bản tình ca lay động bao tâm hồn du khách. Hơn hết, ở đây còn có rất nhiều hoạt động vui chơi như: lướt sóng, nhảy dù biển, bơi lội, khám phá san hô và hoạt động teambuilding vô cùng thú vị.
Một số ví dụ như:
Vịnh Hạ Long
Đảo Phú Quốc
Biển Sầm Sơn
Biển Mũi Né
Biển Vũng Tàu
Đọc thông tin và quan sát các hình từ 12.1 đến 12.3, hãy trình bày về các tài nguyên biển đảo và thềm lục địa Việt Nam.
Tham khảo
- Tài nguyên sinh vật:
+ Sinh vật biển của nước ta rất phong phú, thành phần loài đa dạng, nhiều loài quý hiếm, nhiều loài có giá trị kinh tế cao.
+ Việt Nam còn có diện tích rừng ngập mặn đứng thứ hai trên thế giới; đây là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật.
- Tài nguyên khoáng sản
+ Nước ta có tài nguyên dầu mỏ và khí đốt với trữ lượng khá lớn ở thềm lục địa, đặc biệt là thềm lục địa phía nam.
+ Ven biển Việt Nam còn có ti-tan, cát,.. là nguyên liệu cho các ngành sản xuất vật liệu, công nghiệp và xây dựng.
+ Vùng biển nước ta có nguồn muối dồi dào, đặc biệt là vùng ven biển Nam Trung bộ.
- Tài nguyên du lịch: từ bắc vào nam, dọc bờ biển nước ta có nhiều bãi biển đẹp; các vũng, vịnh, đầm, phá; các đảo gần bờ, cùng với hệ sinh thái ven biển đều là nguồn tài nguyên du lịch có giá trị.
- Tài nguyên năng lượng biển: Vùng biển nước ta còn có tiềm năng năng lượng lớn từ thuỷ triều, sóng, gió,... đặc biệt là năng lượng từ băng cháy.
=> Nguồn tài nguyên biển đảo và thềm lục địa của nước ta rất phong phú, đã và đang được khai thác để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam cần có những giải pháp hợp lí để khai thác hiệu quả các tài nguyên của vùng biển đảo mà vẫn bảo vệ được môi trường.
Em hãy đóng vai mình là hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về các địa điểm du lịch nổi tiếng của vùng biển Việt Nam cho du khách quốc tế