Chia sẻ những điều em học được sau khi đóng vai xử lí tình huống.
- Đóng vai xử lí một số tình huống bắt nạt học đường
- Chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của em sau khi xử lí tình huống:
+ Khi đóng vai người bắt nạt
+ Khi đóng vai người bị bắt nạt
+ Khi là người chứng kiến vụ bắt nạt.
Tham khảo
- Đóng vai xử lí một số tình huống bắt nạt học đường:
(1) Bỏ ngoài tai những lời trêu đùa của các bạn.
(2) Chia sẻ với 1 người bạn mà mình tin tưởng để bạn giúp đỡ mình hoặc báo cho người lớn, thầy cô biết.
(3) Thẳng thắn chia sẻ với các bạn.
(4) Can ngăn, bảo vệ bạn hoặc báo cho thầy cô giáo, bảo vệ biết.
- Chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc:
+ Khi đóng vai người bắt nạt: rất là giỏi bắt nạt và xúc khạm người khác.
+ Khi đóng vai người bị bắt nạt: tâm lí rất sợ hãi và lo lắng.
+ Khi là người chứng kiến vụ bắt nạt: lo lắng cần can ngăn vào báo cho người lớn, thầy cô giáo,..
- Quan sát các bức tranh và chỉ ra mối nguy hiểm mà các bạn trong mỗi tranh có thể gặp phải.
- Thảo luận cách xử lý và đóng vai thể hiện cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm đó.
- Chia sẻ điều em học được sau khi đóng vai xử lí tình huống.
Bức tranh 1: Các bạn nhỏ bơi giữa hồ mà không có áo phao bảo vệ có thể bị đuối nước
Bức tranh 2: Bạn học sinh đi học về một mình giữa trời mưa sấm chớp, xung quanh rất nhiều cây cối nếu sấm chớp đánh sẽ nguy hiểm
Bức tranh 3: Các bạn nhỏ đi học dàn hàng xe giữa đường có thể làm tai nạn
Bức tranh 4: Bạn nhỏ bị côn trùng đậu ở tay và có thể bị nó cắn.
- Em đóng vai thực hiện tình huống.
- Đóng vai thể hiện sự lắng nghe tích cực khi tiếp nhận những ý kiến đóng góp, chia sẻ từ các thành viên trong gia đình.
- Chia sẻ những điều em học được qua các nhân vật em vừa đóng vai.
- Thực hiện lắng nghe tích cực trong các tình huống hằng ngày ở gia đình em.
- Em thực hành lắng nghe tích cực trong gia đình.
- Chia sẻ những điều em đã học được:
+ Khi là người lớn: Em cần đưa ra ý kiến nhẹ nhàng, tích cực.
+ Khi là các thành viên nhỏ tuổi trong gia đình cần lễ phép, ngoan ngoãn, có thái độ lắng nghe tích cực.
Chia sẻ cảm xúc của em khi đóng vai thể hiện hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa trong các tình huống trên.
- Học sinh chia sẻ cảm xúc khi đóng vai thể hiện hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa trong các tình huống 1,2,3,4.
- Những cảm xúc có thể là vui vẻ, rèn luyện việc giao tiếp văn hóa, mong muốn thể hiện nhiều hơn những hành vi này.
Hãy cùng các bạn đóng vai tình huống chuyên gia tâm lí hỗ trợ học sinh gặp khó khăn trong giao tiếp với thầy cô:
+ Chia sẻ những khó khăn trong giao tiếp, ứng xử với các thầy cô để xin ý kiến trợ giúp từ chuyên gia.
+ Chuyên gia tâm lí gợi ý các phương án giải quyết cho tình huống đã được đưa ra.
- Chia sẻ những khó khăn trong giao tiếp, ứng xử với các thầy cô:
- Thưa cô em hay ngại khi giao tiếp với người lạ, đặc biệt là như bạn mới quen ở lớp mới.
- Chuyên gia:
+ Em có thể nới lỏng sự lo sợ của mình.
+ Hãy thử đến bên bàn của bạn mới và nói chào cậu, tớ là Lan rất vui được làm quen với cậu.
+ Hoặc là tớ thích bím tóc của cậu,.. rất nhiều cách làm quen em có thể áp dụng.
- Thưa cô em hay ngại khi giao tiếp với thầy cô:
- Chuyên gia: Thầy cô luôn sẵn sàng giúp em giải đáp mọi thắc mắc nên em đừng ngại nha. Sự giao tiếp giữa cô trò sẽ giúp hai người hiểu nhau hơn.
- Quan sát các bức tranh trong mỗi tình huống dưới đây và đóng vai thể hiện cách ứng xử có văn hóa nơi công cộng.
- Thảo luận sau đóng vai:
+ Các nhân vật trong tình huống đã có cách ứng xử như thế nào ở nơi công cộng?
+ Em rút ra điều gì từ những cách ứng xử trên?
Tình huống (1): Minh đã sai khi không tự dọn dẹp rác của mình. Việc ỷ lại vào lao công là một hành vi không nên.
Tình huống (2): Bạn nhỏ phân vân có nên nhường chỗ cho ông cụ không, và việc cần làm lúc này là mạnh dạn nhường chỗ nếu như bạn đảm bảo sức khoẻ.
Em sẽ làm gì khi gặp các tình huống dưới đây? Vì sao?
Hãy cùng bạn đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống đã chọn.
- Tình huống 1: Em sẽ đi đường khác và sau đó báo cho thầy cô, người lớn để kịp thời sửa chữa. Vì tường bị nứt và hỏng như vậy rất nguy hiểm cho học sinh.
- Tình huống 2: Em sẽ nhắc nhở các bạn không được xả rác bừa bãi, sau khi ăn xong phải vệ sinh sạch sẽ. Vì giữ vệ sinh sân trường là trách nhiệm của mỗi học sinh. Các bạn khác đã vệ sinh sân trường rất sạch sẽ rồi vì vậy chúng ta phải giữ gìn cẩn thận.
Học sinh cùng bạn đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống đã chọn.
Đóng vai xử lí tình huống sau.
Các em đóng vai theo hướng dẫn.
Chia sẻ về cách em đã quản lí cảm xúc trong những tình huống giao tiếp khác nhau
Gợi ý:
- Những tình huống mà em đã có cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực.
- Cách ứng xử trong những tình huống đó.
Hướng dẫn:
- Nếu tình huống mà em có cảm xúc tích cực: ... (mỗi người sẽ có sự bày tỏ cảm xúc khác nhau)
- Nếu tình huống mà em có cảm xúc tiêu cực: em quyết định đưa ra một bước đi tích cực và cố gắng hòa giải với người thân, thầy cô, bạn bè,...