Chia sẻ cách em sắp xếp và quản lý đồ dùng cá nhân.
Hoạt động 1: Chia sẻ cách sắp xếp nơi ở gọn gàng, ngăn nắp.
- Kể về cách sắp xếp nơi ở của em.
Gợi ý:
+ Cách sắp xếp đồ dùng cá nhân của em trong gia đình như thế nào?
VD: Đồ dùng cá nhân em được sắp xếp đa phần ở trong phòng riêng của mình. Chỉ có một vài đồ vật như cốc, bát,... là để ở không gian chung cùng mọi người.
+ Nếu được thay đổi cách sắp xếp nơi ở của mình, em sẽ thay đổi như thế nào?
VD: Nếu được thay đổi cách sắp xếp nơi ở của mình, em sẽ sắp xếp lại nhà kho thành các mục có trật tự, ngăn nắp hơn.
- Thảo luận với bạn về cách sắp xếp nơi ở gọn gàng, ngăn nắp.
Hoạt động 2: Tranh biện về cách sắp xếp nơi ở gọn gàng, ngăn nắp.
- Tranh biện để ủng hộ hoặc phản đối những ý kiến sau:
+ Nơi ở là không gian của riêng em nên không cần phải sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.
VD: Em không đồng ý với ý kiến trên. Mặc dù nơi ở là không gian của riêng em nhưng nếu không sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp thì khi muốn tìm đồ sẽ rất khó, nhìn không gian vô cùng bừa bộn và tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật do ẩm thấp, bụi bẩn. Nơi ở là không gian của riêng em nhưng không có nghĩa không có ai thăm không gian riêng đó. Em sẽ cảm thấy xấu hổ, ngại ngùng nếu người ngoài nhìn thấy chúng như thế. Và người khác nhìn thấy một không gian bừa bộn sẽ đánh giá em là con người bừa bộn, lười nhác,...
Hoặc em đồng ý vì với không gian riêng thì chúng ta có quyền được sắp xếp tự do. Chúng ta là người sử dụng không gian đó nhiều nhất nên miễn chúng ta cảm thấy thoải mái thì không cần phải sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng.
+ Sắp xếp vật dụng cá nhân làm mất thời gian của em. Chỉ cần để vật dụng cá nhân em sao cho tiện sử dụng.
VD: Em không đồng ý vì việc sắp xếp vật dụng cá nhân không mất quá nhiều thời gian. Ý kiến trên chỉ cho thấy sự lười nhác, biện minh cho sự lười nhác của mình. Nếu không sắp xếp vật dụng gọn gàng thì khi tìm sẽ rất khó, chưa kể nhìn căn phòng bừa bộn, bẩn bụi. Hơn nữa, việc để đồ linh tinh còn gây ảnh hưởng tới người thân trong gia đình.
Hoặc em đồng ý vì thời gian sắp xếp vật dụng cá nhân em có thể làm được nhiều bài tập, nhiều việc nhà giúp bố mẹ,... Còn không gian phòng ở là nơi riêng tư, miễn sao em cảm thấy thoải mái, tiện lợi thì việc sắp xếp là không cần thiết.
- Nêu những điều em rút ra được và cảm nhận của em sau khi tranh biện.
VD: Em nhận ra được cần phải sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng nơi ở của mình để vừa phù hợp với sinh hoạt cá nhân vừa phù hợp với khung cảnh gia đình.
Hãy hành động
Quan sát nơi ở của em trong gia đình, vận dụng những điều em đã được học được để:
- Xác định những chỗ còn chưa gọn gàng, ngăn nắp trong nơi ở của em.
- Sắp xếp đồ dùng cá nhân của em gọn gàng, ngăn nắp.
- Trang trí nơi sinh hoạt cá nhân cho phù hợp với khung cảnh của gia đình.
Chia sẻ những việc em đã làm để bảo quản đồ dùng cá nhân.
- Em bọc sách vở cẩn thận ngay từ đầu năm học.
- Mỗi khi đi học về, em treo cặp sách lên móc cạnh bàn học và cất mũ, khẩu trang lên giá.
- Cứ mỗi cuối tuần, em lau dọn giá sách và xếp lại cho ngay ngắn
Hoạt động 1: Chia sẻ việc sắp xếp các học tập gọn gàng, ngăn nắp.
- Chia sẻ về cách sắp xếp góc học tập của em.
Gợi ý:
+ Mô tả cách sắp xếp sách, vở, đồ dùng học tập của em ở góc học tập.
VD: Đồ dùng học tập được đặt trong một chiếc hộp lớn, được chia ngăn. Sách vở để trong tủ sách, chia thành từng ngăn ứng với từng loại sách: sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo, tác phẩm đọc thêm,...
+ Cảm nhận của em về góc học tập của mình.
VD: Góc học tập chính là một trong những nơi em dành nhiều thời gian nhất. Bởi vì góc học tập của em được sắp xếp hợp lí, dựa trên sở thích của mình nên em có thể dễ dàng, thuận tiện và có hứng thú học tập.
+ Nếu được thay đổi vị trí và cách sắp xếp góc học tập của em ở nhà, em muốn thay đổi như thế nào? Vì sao?
VD: Nếu được thay đổi vị trí và cách sắp xếp góc học tập của em ở nhà, em muốn được đổi hướng của bàn học tới gần cửa sổ. Vì như vậy vừa có thể hưởng được ánh sáng tự nhiên, vừa có thể hưởng gió, nếu mỏi mắt nhìn ra cây xanh.
- Thảo luận về việc sắp xếp góc học tập gọn gàng, ngăn nắp.
Hoạt động 2: Thiết kế góc học tập.
- Tham khảo một số cách sắp xếp góc học tập trong các hình sau để đưa ra ý kiến ý tưởng thiết kế góc học tập gọn gàng, ngăn nắp phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình em.
VD:
Hình 1 | Hình 2 |
- Dùng ánh sáng đèn bàn, ánh sáng nhân tạo. - Sách vở được đặt ở trên giá sách tầng cao, dụng cụ học tập để ở tầng dưới, có ngăn kéo đựng đồ. - Bàn học hướng vào tường. | - Dùng ánh sáng tự nhiên từ mặt trời. - Sách vở và dụng cụ học tập xếp trên bàn, ở một góc bàn. - Bàn học hướng ra cửa sổ, bên cạnh cửa ra vào. |
- Trình bày ý tưởng thiết kế trong nhóm.
Một số học sinh trình bày ý tưởng thiết kế góc học tập trước lớp.
VD: Đầu tiên, một góc học tập hợp lí phải có bộ bàn ghế và đèn bàn học phù hợp với chiều cao và hợp với tiêu chuẩn chung để không khiến học sinh bị gù lưng hay hỏng mắt. Tiếp theo, phần giá sách có thể gắn liền với bàn học (nếu có quá nhiều sách có thể bố trí thêm một giá sách nhỏ bên cạnh bàn học). Các cuốn sách nên được sắp xếp hợp li sao cho dễ tìm (ví dụ: để riêng các cuốn sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo,...). Bên cạnh đó, các dụng cụ học tập cũng nên được để ngăn nắp trong một cái hộp lớn trên bàn hoặc hộc tủ sao cho tiện sử dụng. Cuối cùng, những vật trang trí không nên để quá nhiều để tránh tạo sự rối mắt, phân tâm khi học tập.
- Chia sẻ nhận thức và cảm xúc sau hoạt động.
VD: Sau hoạt động, em có ý thức trong việc sắp xếp góc học tập gọn gàng, ngăn nắp, phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình em.
Hãy hành động
Quan sát học tập của mình, vận dụng những điều em đã học được để:
- Chúng ta những chỗ còn cho gọn gàng, ngăn nắp ở góc học tập.
- Sắp xếp góc học tập gọn gàng, ngăn nắp, thuận tiện cho việc học tập của em ở nhà.
Bạn nào để sách vở gọn gàng ngăn nắp trong phòng hok của mik thì bình luận hay trả lời câu hỏi cho mik bt nha!
Còn bn nào để sách vở ko gọn gàng mà để lộn xộn khắp nơi thì hãy thu dọn ngay ngắn luôn đi nha!
Thanks.
Mik luôn luôn để sách vở gọn gàng và ngăn nắp ko bao giờ để sách vở lộn xộn. Phòng của mik rất sạch sẽ.
- Kể về những đồ dùng cá nhân của em và cách em bảo quản chúng.
- Em cùng các bạn thực hiện việc bảo quản đồ dùng cá nhân.
- Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng cá nhân
- Đồ dùng cá nhân của em là: bút, thước, sách vở, túi xách, cặp sách,...
- Bảo quản đồ dùng cá nhân bằng cách:
+ Bút dùng xong đậy nắp lại cẩn thận, bỏ vào hộp bút
+ Sách vở được bao bìa, dán nhãn cẩn thận
+ Sử dụng đồ dùng cá nhân xong để lại vị trị cũ ngay ngắn, gọn gàng
- Chia sẻ về cách sắp xếp góc học tập của em.
Gợi ý:
+ Mô tả cách sắp xếp sách, vở, đồ dùng học tập của em ở góc học tập
+ Cảm nhận của em về góc học tập của mình
+ Nếu được thay đổi vị trí và cách sắp xếp góc học tập của em ở nhà, em muốn thay đổi như thế nào? Vì sao?
- Thảo luận về việc sắp xếp góc học tập gọn gàng, ngăn nắp.
- Em sẽ xếp sách vở gọn gàng, sách giáo khoa riêng, vở trên lớp riêng và sách vở học thêm, bổ trợ riêng. Để khi tìm sách vở học bài em không mất thời gian.
- Em thấy góc học tập của mình rất sạch sẽ, khoa học
- Nếu được thay đổi vị trí và cách sắp xếp em muốn có thêm một chiếc giá sách nhiều ngăn để em phân loại được nhiều sách hơn và gọn gàng, ngăn nắp hơn.
- Trao đổi với các bạn cách sắp xếp góc học tập.
- Sách vở xếp ngăn nắp.
- Bút để vào hộp.
- Bàn học lau sạch sẽ.
Em thấy căn phòng nào dưới đây gọn gàng hơn? Chia sẻ với bạn về cách sắp xếp đồ dùng gọn gàng.
Em thấy căn phòng ở hình 2 gọn gàng hơn
Một số cách em sắp xếp đồ dùng gọn gàng:
- Dùng xong sẽ để lại chỗ cũ
- Phân loại đồ theo từng khu vực
Tìm kiếm và chia sẻ các phương pháp, công cụ giúp kiểm soát chi tiêu và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả.
Gợi ý:
+ Sử dụng những ứng dụng quản lý tài chính cá nhân;
+ Lập bảng quản lý tài chính cá nhân bằng phần mềm Excel;
+ Làm sổ thu – chi;…
Các phương pháp, công cụ giúp kiểm soát chi tiêu và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả:
+ Học hỏi từ những người có kiến thức tài chính;
+ Phương pháp quản lý tài chính “ 6 cái lọ”;
+ Tham gia khóa học về quản lý tài chính.
Em hãy sắp xếp đồ dùng cá nhân vào vị trí hợp lí.
Sách vở - Trên giá sách
Đồ chơi - Trong khay trắng
gối to và chăn tím - trên giường
Quần áo - trong tủ gỗ
Chăn, gối - Trên giường ngủ
Đồ chơi - Trong khay đựng màu trắng
Quần áo - Tủ gỗ
Sách vở - bàn học
- Chia sẻ những việc em đã và sẽ làm để bảo quản đồ dùng gia đình.
- Em cùng mọi người trong gia đình thực hiện bảo quản đồ dùng gia đình.
- Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng gia đình.
* Những việc em đã và sẽ làm để bảo quản đồ dùng gia đình:
- Tắt các thiết bị điện nếu như không sử dụng.
- Gấp quần áo, phân chia gọn gàng vào tủ.
- Giúp mẹ lau dọn nhà cửa.
- Dọn dẹp nhà vệ sinh thường xuyên.
* Mỗi ngày, em sẽ cùng với mọi người trong gia đình thực hiện đúng cách bảo quản đồ dùng gia đình.
* Hãy quan sát bạn bè, người thân trong việc bảo quản đồ dùng gia đình. Nếu như làm sai hoặc chưa có trách nhiệm trong việc bảo quản đồ dùng gia đình thì em cần nhắc nhở và đưa ra lời khuyên hợp lí.