Chia sẻ những khó khăn và cách giải quyết của em trong định hướng học tập nghề nghiệp.
Phương pháp giải:
+ Những khó khăn mà em gặp phải trong định hướng nghề nghiệp là gì?
+ Em giải quyết những khó khăn đó như thế nào ?
Thực hành tham vấn ý kiến về lựa chọn nghề và định hướng học tập nghề nghiệp cho bản thân.
Phương pháp giải:
+ Trong học tập định hướng nghề nghiệp em gặp khó khăn gì ?
+ Khi nghe tham vấn em cần có thái độ, hành động như thế nào ?
- Chủ động chia sẻ khó khăn và thuận lợi trong học tập định hướng nghề nghiệp của mình (đặc biệt khi có sự chuyển hướng lựa chọn nghề nghiệp).
- Nói rõ những gì mình mong muốn, đặt những câu hỏi mình muốn tìm câu trả lời.
- Lắng nghe, phân tích và sàng lọc thông tin của người tham vấn.
- Lựa chọn những gì mình thấy phù hợp nhất với bản thân.
- Tiếp tục xin ý kiến về những gì mình vừa lựa chọn (các môn học, định hướng nghề, định hướng trường, phương thức tuyển sinh,...)
Chia sẻ những khó khăn trong giải quyết những vấn đề mà em gặp phải và cách em đã xử lí
Tham khảo
Em ngại khi hỏi lại thầy cô bài vì mình đã không hiểu lúc cô giảng
Cách khắc phục:
Mạnh dạn hơn để hỏi cô hoặc hỏi bạn bè giúp đỡ.
Nêu những thành tựu và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của ĐBSH? Hướng giải quyết những khó khăn đó?
*Thành tựu:
- Diện tích và tổng sản lượng lương thực chỉ đứng sau ĐBSCL.
- Các loại cây ưa lạnh trong vụ đông đem lại hiệu quả kinh tế lớn (ngô đông, khoai tây, cà rốt).
- Đàn lợn có số lượng lớn nhất nước (27,2% năm 2002); chăn nuôi bò sữa, gia cầm đang phát triển mạnh.
* Khó khăn:
- Diện tích canh tác đang bị thu hẹp do sự mở rộng đất thổ cư và đất chuyên dùng, số lao động dư thừa.
- Sự thất thường của thời tiết như: bảo, lũ, sương giá.
- Nguy cơ ô nhiễm môi trường do sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu không đúng phương pháp, không đúng liều lượng….
* Hướng giải quyết khó khăn:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Chuyển một phần lao động nông nghiệp sang các ngành khác hoặc đi lập nghiệp nơi khác.
- Thâm canh,tăng vụ, khai thác ưu thế rau vụ đông.
- Hạn chế dùng phân hoá học, sử dụng phân vi sinh, dùng thuốc trừ sâu đúng phương pháp, liều lượng…
2. Thực hiện kế hoạch học tập hướng nghiệp.
3. Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn của em khi thực hiện kế hoạch học tập hướng nghiệp.
Hoạt động 2 - Tham khảo:
KẾ HOẠCH HỌC TẬP, RÈN LUYỆN
THEO NGHỀ/NHÓM NGHỀ LỰA CHỌN
1. Họ và tên: Bùi Hải Nam Giới tính: Nam
2. Ngày, tháng, năm sinh:31/03/2007
3. Nơi ở hiện tại: Nam Định
4. Đang học lớp: 10A1 Trường: THPT Mỹ Tho
5. Những nghề em dự định chọn: Hướng dẫn viên du lịch.
6. Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của những nghề em định chọn: phẩm chất tốt, giao tiếp tốt, yêu nghề, mến khách.
7. Đặc điểm của em. Ghi rõ những điểm mạnh, điểm hạn chế về năng lực, phẩm chất, sở thích, khả năng (học lực, khả năng nổi trội, thể chất, sức khỏe, vận động,....) của bản thân.
+ Điểm mạnh: Vui vẻ, hòa đồng.
+ Học lực: Khá
+ Sức khỏe: Tốt
+ Hạn chế: Bị say xe
8. Yêu cầu của các trường đào tạo nghề em định chọn.
9. Kế hoạch học tập rèn luyện cụ thể:
Nhiệm vụ | Biện pháp thực hiện |
Nâng cao kết quả học tập môn Ngữ văn | - Đọc sách văn học mỗi ngày. - Nhờ thầy, cô giáo dạy văn hướng dẫn cách học. - Viết nhật kí hằng ngày. |
Rèn luyện tính chăm chỉ | - Chủ động học bài, làm bài tập. - Nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập. - Tích cực, chủ động tham gia các công việc ở nhà, trường, lớp. |
Rèn luyện khả năng giao tiếp | - Học cách lắng nghe tích cực. - Chủ động làm quen người khác. - Mạnh dạn nói ra suy nghĩ của bản thân. - Quan tâm đến cảm xúc của người khác. - Học cách động viên, khích lệ người khác. |
Tìm hiểu cách tham vấn chọn nghề và định hướng học tập.
Gợi ý:
- Xác định vấn đề bản thân đang gặp khó khăn trong chọn nghề, định hướng học tập.
- Chuẩn bị câu hỏi về vấn đề khó khăn, vướng mắc và cách tháo gỡ.
Học sinh tự thực hiện.
Gợi ý: Những vấn đề bản thân gặp khó khăn trong việc chọn nghề, định hướng học tập:
- Lựa chọn trường đại học phù hợp với năng lực và khả năng tài chính của gia đình.
- Lựa chọn khu vực học.
- Phân vân giữa việc học khối tự nhiên hay khối xã hội.
- ….
Vấn đề khó khăn là chưa biết mình có thế mạnh nào, thích quá nhiều thứ, học các môn với lực học đều.
1 số câu hỏi: Việc học đều như thế mình nên chọn ngành theo tiêu chí nào? Mình chưa biết mình có khả năng hay năng khiếu gì đặc biệt, khác người vậy phải làm sao chọn nghề? Nghề A/ Ngành B/ Công việc D đó có thị trường việc làm và mức lương tốt chứ?
- Chia sẻ trong nhóm về những nội dung sau:
+ Em gặp những khó khăn nào trong môi trường học tập mới?
+ Em đã tìm sự hỗ trợ, tư vấn của ai để khắc phục được những khó khăn mà em gặp phải?
+ Những việc em đã làm được trong môi trường học tập mới.
- Nêu những điều em học được từ các bạn trong việc thay đổi cho phù hợp với môi trường học tập mới.
+ Em gặp những khó khăn trong môi trường học tập mới: môi trường học lạ, bạn bè xa lạ,
+ Em đã tìm sự hỗ trợ, tư vẫn của bố mẹ hoặc bạn bè để khắc phục những lỗi lầm mà em gặp phải.
- Những điều em học được từ các bạn trong việc thay đổi cho phù hợp với môi trường học tập mới: thân thiện với mọi người xung quanh, lắng nghe ý kiến mọi người, thường xuyên giúp đỡ các bạn trong học tập hơn,…
Chỉ ra hướng khắc phục những khó khăn của em trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập, rèn luyện theo nhóm nghề, nghề lựa chọn.
Tham khảo
Thay đổi cách học, định hướng môn học theo đúng nghành nghề của mình đã chọn
Chăm chỉ rèn luyện bản thân hơn.
Hãy nêu một khó khăn mà em đã gặp phải trong học tập trong cuộc sống và tự xây dựng những kế hoạch để khắc phục khó khăn đó .(khó khăn gì?Em cần đến sự giúp đỡ của những ai ? Giúp đỡ những gì? Dự kiến thời gian để khắc phục xong khó khăn đó...)
- Có một số bài khó em không làm được, đến lớp, thầy cô không chữa lại.
Cách khắc phục: Cố nghĩ nếu ko nghĩ đc gì thì hỏi những bạn làm được hoặc yêu cầu thầy cô chữa.
- Không hiểu bài.
Cách khắc phục: Nhờ thầy cô hoặc bạn bè giảng lại.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta gặp phải những khó khăn về đối ngoại như thế nào ? Đảng và Chính phủ đề ra những chủ trương và biện pháp gì để giải quyết khó khăn về đối ngoại ?
* Khó khăn về đối ngoại :
Quân đội các nước đồng minh, dưới danh nghĩa giải giáp quân Nhật, đã lũ lượt kéo vào nước ta.
-Từ vĩ tuyến 16 trở ra, có 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc đóng ở Hà Nội và hầu hết các tỉnh. Chúng kéo theo bọn tay chân từ các tổ chức phản động như Việt Nam quốc dân Đảng (Việt Quốc),Việt Nam Cách mạng đồng minh hội ( Việt Cách).
- Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân đội Anh trà trộn với quân Pháp nhằm quay trở lại xâm lược nước ta. Lợi dụng tình hình đó, bọn phản động ngóc đầu dậy làm tay sai cho Pháp, chống phá cách mạng.
* Chủ trương của Đảng và Chính phủ.
-Trước ngày 6/3/1946,chủ trương hòa với Trung Hoa dân quốc để tập trung đánh Pháp ở Nam Bộ.
+ Nhân nhượng cho bọn tay sai của Trung Hoa dân quốc giữ 70 ghế trong Quốc hội và 4 ghế trong Chính phủ.
+Cung cấp lương thực thực phẩm cho 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc.
+ Dùng tiền Trung Quốc mất giá.
- Từ ngày 6/3/1946 hòa với Pháp để đuổi quân Trung Hoa quốc dân ra khỏi miền Bắc.
+ Kí với Pháp hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946.
+ Kí với Pháp tạm ước 14/9/1946