Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục 2, hãy trình bày vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu.
Dựa vào bảng số liệu và thông tin trong bài, em hãy trình bày vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu.
- Vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu: + Đa dạng sinh học giữ vai trò quan trọng đối với châu Âu, nhất là rừng và biển tuy nhiên đang bị suy giảm.
+ Châu Âu đã thực hiện các biện pháp để bảo vệ đa dạng sinh học như: Thành lập khu bảo tồn, áp dụng các quy định nghiêm ngặt trong đánh bắt thủy sản, quản lí rừng chặt chẽ.
+ Kết quả: Rừng ngày càng mở rộng, nhiều loài sinh vật được bảo tồn, trồng cây xanh hóa đô thị.
Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục 1, hãy trình bày vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu.
*Bảo vệ môi trường nước
- Thực hiện các dự án kiểm soát nguồn nước thải
- Đầu tư công nghệ tiên tiến làm sạch nguồn nước
- Nâng cao nhận thức của người dân
- Hợp tác giữa các quốc gia để cùng kiểm soát ô nhiễm trên các dòng sông và các vùng biển
*Bảo vệ môi trường không khí
- Đầu tư vào công nghệ xanh, phát triển năng lượng mặt trời, năng lượng gió,... nhằm hạn chế khí thải, cải thiện chất lượng không khí
- Giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt, than,...
a, Bảo vệ môi trường không khí
– Nguyên nhân: Do sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải đã làm môi trường không khí châu Âu ô nhiễm.
– Giải pháp: kiểm soát chất lượng khí thải, đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ nhiên liệu có hàm lượng các-bon cao, đầu tư phát triển công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo, giảm lượng xe lưu thông trong thành phố, ưu tiên giao thông công cộng.
b, Bảo vệ môi trường nước
– Nguyên nhân: Do chất thải từ sản xuất và sinh hoạt nên môi trường nước của châu Âu bị ô nhiễm.
– Giải pháp: tăng cường kiểm soát đầu ra của nguồn nước thải trong sinh hoạt và sản xuất, xử lí rác thải, nước thải trước khi đưa ra môi trường, kiểm soát và xử lí các nguồn gây ô nhiễm từ kinh tế biển, nâng cao ý thức người dân.
Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục e hãy:
- Trình bày đặc điểm các đới thiên nhiên ở châu Á.
- Nêu vấn đề cần lưu ý trong sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á.
Đặc điểm các đới thiên nhiên ở châu Á (3 đới thiên nhiên):
– Đới lạnh:
+ Có khí hậu cực và cận cực, lạnh giá khắc nghiệt.
+ Phân bố ở 1 dải hẹp phía bắc.
+ Nghèo thành phần loài: thực vật chủ yếu là rêu, địa y, không có thân gỗ và các động vật chịu lạnh hoặc di cư.
– Đới ôn hòa:
+ Diện tích rất rộng, có sự phân hóa bắc – nam, đông – tây.
+ Vùng Xi-bia rộng lớn ở phía bắc: khí hậu ôn đới lục địa lạnh, khô về mùa đông. Rừng lá kim phát triển mạnh trên đất pốt dôn. Hệ động vật tương đối phong thú.
+ Phía đông, đông nam Trung Quốc và quần đảo Nhật Bản: khí hậu cận nhiệt gió mùa. Có nhiều loài cây gỗ và động vật quý.
+ Các khu vực nằm sâu trong lục địa: khí hậu khô hạn khắc nghiệt, hình hành các thảo nguyên, hoang mạc, bán hoang mạc.
– Đới nóng:
+ Chủ yếu có khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo.
+ Thảm thực vật điển hình là rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa phân bố ở Đông Nam Á, Nam Á.
+ Rừng nhiệt đới có thành phần loài đa dạng, gỗ tốt và động vật quý hiếm.
– Vấn đề cần lưu ý trong sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á
+ Phần lớn rừng, thảo nguyên ở châu Á đã bị con người khai phá chuyển thành đất nông nghiệp, công nghiệp, khu dân cư, khu công nghiệp.
+ Rừng tự nhiên còn lại rất ít, nhiều loài thực, động vật bị suy giảm nghiêm trọng.
=> Việc bảo vệ, khôi phục lại rừng là vấn đề rất quan trọng ở các quốc gia châu Á.
Đọc thông tin và quan sát hình 3.3, hình 3.4, hãy trình bày vấn đề bảo vệ và phát triển rừng ở châu Âu.
Vấn đề bảo vệ và phát triển rừng ở châu Âu:
- Vai trò của rừng ở châu Âu: Vai trò quan trọng đối với môi trường, sự phát triển kinh tế, có ý nghĩa văn hóa, lịch sử.
- Hiện trạng rừng:
+ Toàn châu lục có khoảng 39,7% tổng diện tích đất có rừng bao phủ.
+ Biến đổi khí hậu và nhu cầu gỗ tăng cao ở nhiều quốc gia => suy giảm diện tích rừng tự nhiên.
- Biện pháp bảo vệ và phát triển rừng bền vững:
+ Tất cả các quốc gia ở châu Âu đều thực hiện luật bảo vệ rừng.
+ Năm 2015, Liên minh Châu Âu (EU) đã đưa ra “Chiến lược rừng” nhằm phục hồi các hệ sinh thái rừng. EU đã chi 82 tỉ Ơ-rô để trồng mới và phục hồi các hệ sinh thái rừng, áp dụng công nghệ tiên tiến để kiểm soát và ngăn ngừa cháy rừng.
+ Áp dụng nhiều biện pháp trong khai thác gỗ như: quy định những vùng được phép khai thác, dán nhãn sinh thái lên các cây gỗ được khai thác nhằm đáp ứng nguyên tắc “đúng cây, đúng nơi, đúng mục đích”.
Đọc thông tin và quan sát hình 3.2, hãy trình bày vấn đề bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu.
Vấn đề bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu:
- Vì là nơi tiến hành công nghiệp hóa sớm nhất thế giới nên trước đây nhiều quốc gia châu Âu bị ô nhiễm không khí.
- Nhờ áp dụng các giải pháp cắt giảm lượng khí thải và nâng cao chất lượng không khí => môi trường không khí đã được cải thiện.
- Hiện nay, các quốc gia châu Âu chú trọng phát triển năng lượng tái tạo nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính, cải thiện chất lượng không khí và giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nguyên nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt, than,…
Đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong mục 2, hãy chứng minh tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.
Tham khảo
- Tính đa dạng sinh học ở Việt Nam ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng nên việc bảo tồn đa dạng sinh học trở thành vấn đề cấp thiết hiện nay ở nước ta:
+ Suy giảm số lượng cá thể, loài sinh vật: số lượng cá thể, các loài thực vật, động vật hoang dã suy giảm nghiêm trọng. Một số loài thực vật, động vật có nguy cơ tuyệt chủng, ví dụ như: nhiều loài cây gỗ quý (đinh, lim, sến, táu,…); nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm (voi, hổ, bò tót, tê giác,…)
+ Suy giảm hệ sinh thái: Các hệ sinh thái rừng nguyên sinh bị phá hoại gần hết, chỉ còn chủ yếu là rừng thứ sinh; các hệ sinh thái rừng ngập mặn, các hệ sinh thái biển cũng đứng trước nguy cơ bị tàn phá bởi con người.
+ Suy giảm nguồn gen: việc suy giảm số lượng cá thể cộng với suy giảm số lượng loài đã khiến nguồn gen suy giảm.
Dựa vào hình 3.1 và thông tin trong bài, em hãy trình bày thực trạng khai thác và bảo vệ môi trường nước ở châu Âu.
Thực trạng khai thác và bảo vệ môi trường ở châu Âu:
- Thực trạng khai thác: trước đây, tình trạng khai thác nguồn nước quá mức, các hóa chất từ sản xuất nông nghiệp, nước thải từ sản xuất công nghiệp, sinh hoạt,… khiến môi trường nước châu Âu bị ô nhiễm.
=> Còn khoảng 44% nguồn nước sông, hồ và 75% nguồn nước ngầm đạt chất lượng tốt.
- Bảo vệ môi trường nước:
+ Ban hành các quy định về nước, nước thải đô thị, nước uống để kiểm soát chất lượng, cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ xử lí nước thải.
+ Giảm sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường nước,…
=> Giảm lượng nước sử dụng cho các ngành kinh tế, giảm nồng độ các chất gây ô nhiễm, đảm bảo cung cấp đủ nước với chất lượng tốt cho sinh hoạt, sản xuất.
Dựa vào thông tin trong mục b, hãy trình bày vấn đề nạn đói ở châu Phi.
Vấn đề nạn đói ở châu Phi:
- Mỗi năm, có hàng chục triệu người bị nạn đói đe dọa; trong đó, vùng nam hoang mạc Xa-ha-ra là nơi chịu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
- Hằng năm, rất nhiều quốc gia châu Phi phải phụ thuộc vào viện trợ lương thực của thế giới.
Dựa vào thông tin và bảng trong mục a, hãy trình bày vấn đề tăng dân số tự nhiên ở châu Phi.
Tham khảo:
Vấn đề tăng dân số tự nhiên ở châu Phi:
- Năm 2020, số dân châu Phi khoảng 1 340 triệu người, chiếm khoảng 17% số dân thế giới.
- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên cao nhất thế giới với 2,54% (giai đoạn 2015 - 2020).
- Gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển, dẫn đến đói nghèo, tài nguyên bị khai thác kiệt quệ, suy thoái và ô nhiễm môi trường,...
– Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi cao hơn nhiều so với thế giới.
– Trong khi tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thế giới giảm thì tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi vẫn tăng => tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi gần đây cao hơn 2 lần so với thế giới.