Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
nguyen thuy an
Xem chi tiết
bê trần
Xem chi tiết
Linh Phương
29 tháng 10 2016 lúc 20:03

bài j bạn????????????????????????????

Phan Ngọc Cẩm Tú
29 tháng 10 2016 lúc 19:48

Câu 1. - Lí do để bài thơ ra đời là một nghịch lí ngậm ngùi bị gọi là khách ngay trên chính quê hương mình trong ngày đầu tiên trở về. - Khác với Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch ở xa quê nhớ quê nên mới viết về quê. Câu 2. - Nhận xét: + Phép đối này được thực hiện trong cùng một câu (tiếu đối). + Đối nhưng không cân về chữ, vì đây là thơ thất ngôn. + Nhưng chỉnh đối về mặt từ loại, cú pháp, ý và lời. - Tác dụng của phép đối. Thiếu tiểu li gia > < lão đại hồi Rời nhà lúc trẻ < - > già mới về Thiểu tiểu đối với lão; li gia đối với đại hồi. Hai quãng đời đối lập nhau của đời người. Hai hành động trái ngược nhau trẻ ra đi, già quay về = > thể hiện tấm lòng luôn hướng về quê của con người đã gần đi hết cuộc đời mình, “Cáo chết quay đầu về núi – Chim mỏi bay về rừng cũ”. Hương âm vô cả > < mấn mao tổi Giọng quê không đổi < - > tóc mai đội Sự đối lập giữa cái thay đổi: tóc mai rụng đi do tuổi già và cái không thay đổi: giọng nói của quê hương vẫn còn nguyên sau cả nửa thế kỉ = > hồn quê hương, tình quê hương sống mãi trong lòng thi nhân. Câu 3. Hướng dẫn. Phương thức biểu đạt Tự sự Miêu tả Biểu cảm Biểu cảm qua tự sự Biểu cảm qua miêu tả Câu 1 X X X Câu 2 X X Câu 1: Phương thức biểu đạt là biểu cảm qua tự sự. Câu 2: Phương thức biểu đạt là biểu cảm qua miêu tả. Câu 4. Sự khác nhau về giọng điệu biểu đạt ở hai câu trên và hai câu dưới: - Hai câu trên: “Trẻ đi, già trở lại nhà Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu” Giọng điệu miêu tả, tự sự và thoáng chút ngậm ngùi, tâm sự của người con xa quê lâu ngày nay mới được trở về. - Hai câu dưới: “Trẻ con nhìn lạ không chào Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi? Giọng điệu hóm hỉnh, bi hài: + Sự ngây thơ, hồn nhiên của trẻ thơ. + Hoàn cảnh trớ trêu, bị gọi là khách ngay trên quê nhà. + Cảm giác bơ vơ, lạc lọng khi trở về quê không còn người thân thích, quen biết, nỗi ngậm ngùi đau xót. + Câu hỏi hồn nhiên của các em nhỏ làm cho tác giả vừa vui, vừa buồn.

Trần Thị Mai Chi
9 tháng 11 2016 lúc 13:27

phân tích sơ đồ chậu bài Thạch Sanh

 

Quỳnh Trang
Xem chi tiết
#Blue Sky
Xem chi tiết
Phong Thần
3 tháng 7 2021 lúc 21:06

Câu văn thể hiện sự yêu mến đặc biệt của tác giả với Cô Tô: "Nhìn rõ cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây".

Tình cảm của tác giả: Say mê trước cảnh đẹp thiên nhiên ở đảo Cô Tô

minh nguyet
3 tháng 7 2021 lúc 21:06

viết cả đoạn văn ra em ơi, viết như này ai biết mà trả lời

Shiba Inu
3 tháng 7 2021 lúc 21:07

- Câu văn thể hiện sự yêu mến của tác giả với Cô Tô : "Nhìn rõ cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây."

- Qua câu văn trên, ta thấy tình cảm của tác giả với Cô Tô như gắn bó với nhau, tình yêu của tác giả với Cô Tô như người con được sinh ra ở vùng biển Cô Tô này.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
3 tháng 12 2023 lúc 22:31

- Nhân vật người em thường được tái hiện qua hành động:

+ Sau khi có vẻ đã hài lòng, nó lôi trong túi ra ba bốn lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục,... đều do nó tự chế.

+ Nó đưa mắt canh chừng rồi lại nhét tất cả vào túi sau khi cho màu đen nhọ nồi vào trong một cái lọ còn bỏ không. 

+ Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: "Em muốn cả anh cùng đi nhận giải".

- Nhân vật người anh thường được tái hiện qua tâm trạng:

+ Tôi luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài.

+ Những lúc ngồi bên bàn học tôi chỉ muốn gục đầu xuống khóc.

+ Tôi giật sững người.

+ Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

+ Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá.

- Ngôi kể: rất thích hợp với chủ đề, hơn nữa để cho sự hối hận được bày tỏ một cách chân thành hơn, đáng tin cậy hơn.

Thư Minh
Xem chi tiết
Phương Thảo
19 tháng 10 2016 lúc 17:00

a) Thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt

Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối, tức chỉ có 28 chữ trong một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, phân nửa của thất ngôn bát cú.

b) Ngày xưa, nỗi nhớ quê hương thường thể hiện qua nỗi sầu của người xa xứ. Song qua tiêu đề, có thể nhận thấy, bài thơ này đã thể hiện tình yêu quê hương một cách hoàn toàn khác: tình quê lại thể hiện ngay khi mới đặt chân về đến quê nhà, ngay khi tưởng là được hạnh phúc và vui mừng nhất.

c)

Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối: Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi, Hương âm vô cải / mấn mao tồi. Hai câu đối, mỗi câu hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh. Lí gia đối với đại hồi, hương âm đối với mấn mao là chỉnh cả ý lẫn lời ;thiếu tiểu đối với lão, vô cải đối với tồi tuy có hơi chênh về lời song về ý rất chỉnh (thiếu tiểu: còn nhỏ ; lão: về già ; vô cải: không thay đổi ; tồi: chỉ sự thay đổi). Xét về ý nghĩa ngữ pháp, thiếu tiểu lão đều là chủ ngữ cũng như vô cải tồi đều là vị ngữ, hai câu đối đọc lên nghe rất hài hoà.Hình thức tiểu đối trong hai câu này đã giúp nhà thơ thể hiện những ý nghĩa rất khái quát trong một lượng câu chữ ít ỏi. Câu thơ đầu nói về quãng thời gian gần suốt cả cuộc đời xa quê đồng thời hé lộ tình cảm quê hương của nhà thơ. Câu thơ thứ hai dùng một yếu tố thay đổi (mái tóc) để làm nổi bật yếu tố không thay đổi (tiếng nói quê hương). Nóihương âm vô cải là đã động đến phần tinh tế trong sâu thẳm tâm hồn (người thấy tiếng nói quê hương không thay đổi qua mấy chục năm trời hẳn là người luôn nghĩ về quê hương).d ) - Giọng điệu của câu đầu (khi nói về những thay đổi của thời gian và của con người) tuy có vẻ khách quan nhưng đã hàm chứa cái phảng phất buồn. - Hai câu sau thiên về tự sự và biểu cảm về sự xuất hiện của đám trẻ nhỏ. Đám trẻ nhìn mà không biết, không hiểu. Đó là một sự ngỡ ngàng. Nhưng chua chát hơn, bọn trẻ coi nhà thơ như là một vị khách lạ từ xa tới. Đó là một hiện thực, một hiện thực quá trớ trêu. Tác giả chấp nhận điều đó và không khỏi không xót xa. Xa quê lâu quá nay trở về trở thành kẻ lạ lẫm trên chính miền quê mà không lúc nào nguôi thương nhớ. Giọng thơ ở hai câu này tuy có chút hóm hỉnh song không giấu nổi nỗi buồn sâu kín bên trong. Cũng nhờ thế mà người đọc càng nhận ra cái tình đối với quê hương thật tha thiết và sâu nặng của nhà thơ.e)Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương ngậm ngùi mà sâu sắc của nhà thơ. 
Trang Seet
3 tháng 11 2016 lúc 19:25

Soạn bài ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương (Hồi hương ngẫu thư) I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. - Lí do để bài thơ ra đời là một nghịch lí ngậm ngùi bị gọi là khách ngay trên chính quê hương mình trong ngày đầu tiên trở về. - Khác với Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch ở xa quê nhớ quê nên mới viết về quê. Câu 2. - Nhận xét: + Phép đối này được thực hiện trong cùng một câu (tiếu đối). + Đối nhưng không cân về chữ, vì đây là thơ thất ngôn. + Nhưng chỉnh đối về mặt từ loại, cú pháp, ý và lời. - Tác dụng của phép đối. Thiếu tiểu li gia > < lão đại hồi Rời nhà lúc trẻ < - > già mới về Thiểu tiểu đối với lão; li gia đối với đại hồi. Hai quãng đời đối lập nhau của đời người. Hai hành động trái ngược nhau trẻ ra đi, già quay về = > thể hiện tấm lòng luôn hướng về quê của con người đã gần đi hết cuộc đời mình, “Cáo chết quay đầu về núi – Chim mỏi bay về rừng cũ”. Hương âm vô cả > < mấn mao tổi Giọng quê không đổi < - > tóc mai đội Sự đối lập giữa cái thay đổi: tóc mai rụng đi do tuổi già và cái không thay đổi: giọng nói của quê hương vẫn còn nguyên sau cả nửa thế kỉ = > hồn quê hương, tình quê hương sống mãi trong lòng thi nhân. Câu 3. Hướng dẫn. Phương thức biểu đạt Tự sự Miêu tả Biểu cảm Biểu cảm qua tự sự Biểu cảm qua miêu tả Câu 1 X X X Câu 2 X X Câu 1: Phương thức biểu đạt là biểu cảm qua tự sự. Câu 2: Phương thức biểu đạt là biểu cảm qua miêu tả. Câu 4. Sự khác nhau về giọng điệu biểu đạt ở hai câu trên và hai câu dưới: - Hai câu trên: “Trẻ đi, già trở lại nhà Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu” Giọng điệu miêu tả, tự sự và thoáng chút ngậm ngùi, tâm sự của người con xa quê lâu ngày nay mới được trở về. - Hai câu dưới: “Trẻ con nhìn lạ không chào Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi? Giọng điệu hóm hỉnh, bi hài: + Sự ngây thơ, hồn nhiên của trẻ thơ. + Hoàn cảnh trớ trêu, bị gọi là khách ngay trên quê nhà. + Cảm giác bơ vơ, lạc lọng khi trở về quê không còn người thân thích, quen biết, nỗi ngậm ngùi đau xót. + Câu hỏi hồn nhiên của các em nhỏ làm cho tác giả vừa vui, vừa buồn. II. Luyện tập. So sánh hai bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San. - Giống nhau: + Cả hai bản dịch đều sử dụng thể thơ lục bát. + Sát với bản dịch nghĩa. - Khác nhau: + Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ không có hình ảnh tiếu: tiếng cười của trẻ con. + Bản dịch của Trần Trọng San âm điệu câu cuối không được mềm mại, hơi bị hụt hẫng.

Nguon : http://hoctotnguvan.net/soan-bai-ngau-nhien-viet-nhan-buoi-moi-ve-que-23-1246.html

Linh Nguyen
30 tháng 10 2017 lúc 20:07

Thể thơ that ngôn tứ tuyệt

Cam on da giup minh .minh cung dang bi qua ko biet tim ra bai nay o dayhihi

Trần Nguyễn Khánh Lin...
Xem chi tiết
Phan Huy Bằng
10 tháng 1 2022 lúc 14:06

Tâm trạng buồn rầu vì cảnh nghèo túng, đói khổ của con người ở chốn trần gian.

Yến Chi Nguyễn
Xem chi tiết
๖ACE✪Hoàngミ★Việtツ
17 tháng 10 2017 lúc 17:27

+ Hai câu cuối : khát vọng hòa bình. Tu trí lực : tu dưỡng tài năng, trí tuệ - bồi dưỡng và rèn luyện sức lực đó là hai yếu tố tiên quyết của một con người và của một dân tộc muốn làm nên chiến thắng, muốn xây dựng hòa bình. Đây là lời tự dặn mình của vị Thượng tướng, đồng thời cũng là lời nhắn nhủ với toàn thể quân dân : Chúng ta khôn được phép ngủ quên trong chiến thắng = > tầm nhìn xa trông rộng của người lãnh đạo. Để cho non nước được nghìn thu, hòa bình bền vững muôn đời – không chỉ là khát vọng của một người mà là khát vọng, quyết tâm của cả dân tộc. 

P/s Đó là ý kiến của mình ko biết có đúng ko

 

Khánh Huyền Vũ
Xem chi tiết
Phương Thảo
4 tháng 11 2016 lúc 17:14
- Giọng điệu của câu đầu (khi nói về những thay đổi của thời gian và của con người) tuy có vẻ khách quan nhưng đã hàm chứa cái phảng phất buồn. - Hai câu sau thiên về tự sự và biểu cảm về sự xuất hiện của đám trẻ nhỏ. Đám trẻ nhìn mà không biết, không hiểu. Đó là một sự ngỡ ngàng. Nhưng chua chát hơn, bọn trẻ coi nhà thơ như là một vị khách lạ từ xa tới. Đó là một hiện thực, một hiện thực quá trớ trêu. Tác giả chấp nhận điều đó và không khỏi không xót xa. Xa quê lâu quá nay trở về trở thành kẻ lạ lẫm trên chính miền quê mà không lúc nào nguôi thương nhớ. Giọng thơ ở hai câu này tuy có chút hóm hỉnh song không giấu nổi nỗi buồn sâu kín bên trong. Cũng nhờ thế mà người đọc càng nhận ra cái tình đối với quê hương thật tha thiết và sâu nặng của nhà thơ.
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 6 2018 lúc 9:17

Chọn đáp án: D