Trình bày theo kiểu tự luận
trình bày kiểu tự luận giúp mình
1.
\(x^2+y^2-2x+4y+1=0\)
\(\Leftrightarrow\left(x-1\right)^2+\left(y+2\right)^2=4\)
Đường tròn tâm \(I\left(1;-2\right)\) bán kính \(R=2\)
2.
\(\left\{{}\begin{matrix}3x-7>0\\x+8>0\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x>\dfrac{7}{3}\\x>-8\end{matrix}\right.\)
Lấy giao của 2 tập trên ta được nghiệm của BĐT là:
\(\left(\dfrac{7}{3};+\infty\right)\)
3.
Pt đã cho có 2 nghiệm trái dấu khi và chỉ khi:
\(ac< 0\Leftrightarrow1.\left(1-3m\right)< 0\)
\(\Leftrightarrow m>\dfrac{1}{3}\)
4.
Lập bảng xét dấu:
Từ bảng xét dấu ta được nghiệm của BPT:
\(\left(-\infty;-2\right)\cup[1;+\infty)\)
5.
Hàm số có 2 nghiệm \(x=\left\{1;2\right\}\) đồng thời 2 khoảng chứa vô cực mang dấu âm nên có dạng:
\(f\left(x\right)=-\left(x-1\right)\left(x-2\right)=\left(x-1\right)\left(-x+2\right)\)
6.
Do \(a=3>0\) nên tam thức dương với mọi x khi và chỉ khi:
\(\Delta'=\left(2m-1\right)^2-3\left(m+4\right)< 0\)
\(\Leftrightarrow4m^2-7m-11< 0\)
\(\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}m< -1\\m>\dfrac{11}{4}\end{matrix}\right.\)
7.
Do A, B là giao điểm của đường thẳng với 2 trục tọa độ nên pt AB dạng đoạn chắn có dạng:
\(\dfrac{x}{-3}+\dfrac{y}{2}=1\)
Câu nào trình bày kiểu tự luận được thì giúp mình trình bày. Câu nao ko cần thì chỉ ghi đap an ABCD thôi ạ
Câu 2 : C
Câu 3 : A
Câu 4 : C
Câu 5 : C
Câu 6 : B
Câu 7 : C
Câu 8 : D
Câu 9 : B
Câu 2: C
Pt\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x-2\ge0\\x^2+5x-2=\left(x-2\right)^2\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x\ge2\\9x=6\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x\ge2\\x=\dfrac{6}{9}\end{matrix}\right.\)\(\Rightarrow x\in\varnothing\)
Câu 3: A
\(\Delta:3x+4y-11=0\)
\(d_{\left(M;\Delta\right)}=\dfrac{\left|3.1+4.-1-11\right|}{\sqrt{3^2+4^2}}=\dfrac{12}{5}\)
Câu 4: Ko có đ/a
Do \(\dfrac{\pi}{2}< \alpha< \pi\Rightarrow tan\alpha< 0;cot\alpha< 0;cos\alpha< 0\)
\(1+cot^2\alpha=\dfrac{1}{sin^2\alpha}\)\(\Rightarrow cot\alpha=\dfrac{-\sqrt{21}}{2}\)
Câu 5:C
Câu 6:B
Câu 7: A
Có nghiệm khi \(\left(m;+\infty\right)\cup\left[-2;2\right]\ne\varnothing\)
\(\Leftrightarrow m< 2\)
Câu 8:D
Câu 9: B
\(cos2\alpha=2cos^2\alpha-1=-\dfrac{23}{25}\)
Câu 10:D
viết 1 đoạn văn trình bày luận điểm theo kiểu diễn dịch về cảnh mùa hè trong bai tho khi con tu hú
Sáu câu thơ đã vẽ ra bức tranh mùa hè thật yên bình, tươi đẹp trong tâm tưởng người tù cách mạng. Âm thanh tiếng chim là thứ đầu tiên mà tác giả ca,r nhận được. Tiếng chim tu hú gọi bầy gợi cho nhà thơ nghĩ đến khung trời lồng lộng ở bên ngoài và càng cảm thấy ngột ngạt trong xà lim chật chội, càng khao khát cháy bỏng cuộc sống tự do. Tiếng chim là yếu tố gợi mở để mạch cảm xúc trào dâng mãnh liệt. Phải chăng tiếng gọi ấy như đánh thức trong tâm hồn người thanh niên niềm khao khát tha thiết đang sum họp với đồng đội, bạn bè cũng như nỗi cô đơn của nhà thơ giữa bốn bức tường lạnh lẽo khi ông đang muốn đem tất cả nhiệt huyết cả thanh xuân mà cống hiến cho Cách mạng ? Tố Hữu bất chợt thấy mọi âm thanh của sự sống ngày hè đang ngay gần bên khung cửa, đó là những âm thanh mang tính tượng trưng cho mùa hè. Ông thấy được tiếng ve đang ngân nga trong những vườn cây, thấy tiếng sáo diều đang vi vu trên bầu trời cao xanh ngoài khung cửa sổ nhà lao.Và không chỉ vậy, tiếng chim tu hú kia còn đánh thức hết thảy mọi giác quan của Tố Hữu. Ông như đang nhìn thấy những màu sắc thật tươi tắn, rực rỡ của ngày hè. Nào là những cánh đồng lúa chín vàng óng đang đến ngày thu hoạch, những hạt bắp vàng đang óng ánh giữa sân "nắng đào" hồng tươi, nào là bầu trời xanh thẳm, biêng biếc xanh… Phải gắn bó, yêu mến quê hương sâu đậm đến độ nào thì nhà thơ mới hình dung ra một bức tranh mùa hè xứ Huế sống động đến như vậy. Đó là những mùa hè mà chàng thanh niên mười tám còn được sống tự do giữa gia đình, bè bạn, đồng bào, đồng chí thân thương.
Tham khảo:
Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi, người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc, nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú".
đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm quê hương là nơi ghi dấu bao kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ sử dụng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói đã học
Giúp mình trình bày theo tự luận. Mn làm đc câu nào thì làm
5C (công thức trong SGK, ko có gì cần tự luận ở đây)
6C: \(cos\left(a+\dfrac{\pi}{2}\right)=sin\left[\dfrac{\pi}{2}-\left(a+\dfrac{\pi}{2}\right)\right]=sin\left(-a\right)=-sina\)
7A: lý thuyết SGK, pt đường tròn có dạng \(\left(x-a\right)^2+\left(y-b\right)^2=R^2\)
8A
Viết lại mẫu theo thứ tự và loại đi các mẫu lặp:
151 152 153 154 155 160 162 163 165 166 167
Từ đây ta thấy số trung vị là 160
9B: công thức định lý hàm cos trong SGK
10B (bấm máy)
11B (lý thuyết elip SGK)
12B (công thức lượng giác SGK)
13C.
Từ pt (E) ta thấy \(\left\{{}\begin{matrix}a^2=25\\b^2=24\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow c^2=a^2-b^2=1\Rightarrow c=1\)
Tiêu cự \(=2c=2\)
14D
\(\overline{t}=\dfrac{25+27+27+28+29+30+30+30+28+26+27+27}{12}\approx27,8\)
15D
\(\Leftrightarrow x^2+y^2-2x+\dfrac{5}{2}y-\dfrac{1}{2}=0\)
\(\Rightarrow I\left(1;-\dfrac{5}{4}\right)\)
16D (công thức SGK)
Sắp xếp theo trình tự các bước để trình bày một bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí?
A. Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn- Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động
B. Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn - Rút ra bài học nhận thức và hành động - Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá.
C. Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn - Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá- Rút ra bài học nhận thức và hành động.
D. Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động - Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn
- Có 4 bước để trình bày bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí được sắp xếp như sau:
B1. Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
B2. Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
B3. Bình luận và đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến,… )
B4. Rút ra bài học nhận thức và hành động.
Đáp án cần chọn là: C
Viết đoạn văn theo kiểu tam đoạn luận trình bày về "Lão Hạc là một người cha rất thương con"
Làm nhanh giúp mình với !!!!
Cảm ơn các bạn nhỉu !!!
Tham khảo:
Lão Hạc là một người cha rất mực yêu thương con. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật. Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống. Chao ôi! Tình phụ tử ở lão Hạc thật khiến lòng ta cảm động.
P/S: Sao hồi đó mik học lớp 8 hình như đâu có học kiểu tam đoạn luận đâu ta?
trình bày luận điểm quê hương là nơi ghi dấu bao kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ sử dụng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói đã học
Hãy viết đoạn văn theo kiểu quy nạp có nội dung trình bày những suy ngẫm của em về lòng tự trọng