Những câu hỏi liên quan
Relky Over
Xem chi tiết
Long Sơn
16 tháng 3 2022 lúc 19:48

Tham khảo

 

+ Mối quan hệ giữa sự phân bố kiểu khí hậu này với dự phân bố địa hình:

Nếu chỉ tính theo chiều vĩ độ thì khu vực Trung và Nam Mĩ chỉ có các kiểu khí hậu xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới và khí hậu ôn đới.Do ảnh hưởng của dãy An-đét đã làm cho khí hậu phía tây An-đét khác biệt với khí hậu phía đông An-đét (đồng bằng trung tâm và cao nguyên phía đông).

Phía tây của An-đét có khí hậu núi cao, khí hậu nhiệt đới khô và cận nhiêt đới địa trung hải, ôn đới hải dương.Phía đông của An-đét có khí hậu cận xích đạo, khí hậu nhiệt đới ẩm, cận nhiệt địa trung hải và ôn đới lục địa.

+ Quan hệ: 

- Nơi nào có nhiều thành phố thì nhiều người sinh sống.

- Nơi có công nghiệp hóa cao, đô thị lớn, địa hình thuận lợi, tập trung nhiều công ty lớn thì có đông dân cư.

- Trái lại nơi có khí hậu khắc nghiệt, địa hình núi cao-cao nguyên, hẻo lánh thì có ít người sống.

Bình luận (0)
Hà Nguyên Bảo
Xem chi tiết
Hà Nguyên Bảo
16 tháng 12 2022 lúc 14:48

haha

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Các thành phần và cảnh quan địa lí

Sự phân bố theo chiều từ Xích đạo về hai cực

a. Các vòng đai nhiệt

- Vòng đai nóng

- Vòng đai ôn hòa

- Vòng đai lạnh

- Vòng đai băng giá vĩnh cửu

b. Các đai khí áp

- Đai áp thấp xích đạo

- Đai áp cao cận nhiệt đới

- Đai áp thấp ôn đới

- Đai áp cao địa cực

c. Các đới gió chính

- Đới gió Mậu dịch

- Đới gió Tây ôn đới

- Đới gió Đông cực

d. Các đới khí hậu

- Đới khí hậu Xích đạo

- Đới khí hậu cận Xích đạo

- Đới khí hậu nhiệt đới

- Đới khí hậu cận nhiệt

- Đới khí hậu ôn đới

- Đới khí hậu cận cực

- Đới khí hậu cực

e. Các kiểu thảm thực vật

- Rừng nhiệt đới, xích đạo

- Xavan, cây bụi

- Thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao

- Hoang mạc, bán hoang mạc

- Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt

- Rừng cận nhiệt ẩm

- Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới

- Rừng lá kim

- Đài nguyên

- Hoang mạc lạnh

f. Các nhóm đất chính

- Đất đỏ vàng (feralit) và đen nhiệt đới

- Đất đỏ, nâu đỏ xavan

- Đất xám hoang mạc, bán hoang mạc

- Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm

- Đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng

- Đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao

- Đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới

- Đất pốt dôn

- Đất đài nguyên

- Băng tuyết

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Biểu hiện của quy luật địa đới:

- Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất: Từ cực Bắc đến cực Nam có 7 vòng đai nhiệt (vòng đai nóng, 2 vòng đai ôn hòa, 2 vòng đai lạnh và 2 vòng đai băng giá vĩnh cửu).

- Các đai khí áp và các đới gió chính:

+ Từ Xích đạo về cực có 7 đai khí áp (đai áp thấp xích đạo, hai đai áp cao cận nhiệt, 2 đai áp thấp ôn đới và 2 đai áp cao địa cực).

+ Mỗi bán cầu, từ Xích đạo về cực đều có 3 đới gió chính (gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới và gió Đông cực).

- Các đới khí hậu: Từ Xích đạo về 2 cực lần lượt có các đới khí hậu xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới, cận cực và cực.

- Các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất chính:

+ Từ Xích đạo về 2 cực có các kiểu thảm thực vật chính như: rừng nhiệt đới, xích đạo; xavan, cây bụi; thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; hoang mạc, bán hoang mạc; rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt; rừng cận nhiệt ẩm; rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới; rừng lá kim; đài nguyên; hoang mạc lạnh.

+ Tương ứng sự phân bố các kiểu thảm thực vật là các nhóm đất chính như: đất đỏ vàng (feralit) và đen nhiệt đới; đất đỏ, nâu đỏ xavan; đất xám hoang mạc, bán hoang mạc; đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm; đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng; đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao; đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới; đất pốtdôn; đất đài nguyên; băng tuyết,…

- Một số thành phần khác cũng thay đổi theo vĩ độ: sự phân bố mưa, sự thay đổi biên độ nhiệt năm trên Trái Đất,…

Bình luận (0)
Hồ Đắc Phúc
Xem chi tiết
Đông Hải
12 tháng 12 2021 lúc 10:27

Tham khảo

 

a) Khái quát sự phân hóa Đông – Tây của thiên nhiên nước ta: Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành ba dải rõ rệt.

 - Vùng biển và thềm lục địa: diện tích lớn gấp ba lần đất liền, độ nông- sâu, rộng - hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kế bên và thay đổi theo từng đoạn bờ biển.

 - Vùng đồng bằng ven biển:

  + Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng nông, đồi núi lùi sâu vào đất liền

  + Đồng bằng ven biển miền Trung hẹp ngang và bị chia cắt, bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp; các dạng địa hình cồn cát, đầm phá, vũng vịnh phổ biến…

- Vùng đồi núi: Phân hóa phức tạp do tác động của gió mùa và hướng địa hình.

  + Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt gió mùa; vùng núi thấp phía Nam của Tây Bắc cảnh quan thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới. Vùng núi cao của Tây Bắc cảnh quan thiên nhiên mang tính chất ôn đới.

  + Đầu mùa hạ, khi Tây Nguyên và Nam Trung Bộ đón gió mùa Tây Nam có mưa lớn thì Đông Trường Sơn lại chịu hiệu ứng phơn khô nóng. Ngược lại, vào thời kì thu đông, khi Đông Trường Sơn đón các luồng gió từ biển thổi vào gặp bức chắn địa hình gây mưa lớn thì Tây Nguyên và Nam Bộ bước vào mùa khô.

b) Dẫn chứng về mối liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên của vùng thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi kề bên:

- Độ nông-sâu, rộng –hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kề bên và có sự thay đổi theo từng đoạn bờ biển.

  + Nơi đồi núi lùi xa vào đất liền thì đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông như đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.

 

  + Nơi núi đồi ăn lan sát ra biển thì đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển sâu như dải đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ



 

Bình luận (1)
Ngọc
12 tháng 12 2021 lúc 10:27

Tham khảo:
 

Ngoài sự phân hóa Bắc  - Nam thì thiên nhiên nước ta có sự phân hóa Đông – Tây. Điều đó được thể hiện chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên của vùng thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi kề bên.

Vùng biển và thềm lục địa

- Vùng biển nước ta lớn gấp 3 lần diện tích đất liền.

- Độ nông-sâu, rộng –hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kề bên và có sự thay đổi theo từng đoạn bờ biển.

Vùng thềm lục địa phía Bắc và phía Nam có đáy nông, mở rộng, có nhiều đảo ven bờ; vùng thềm lục địa Nam Trung Bộ thu hẹp, tiếp giáp với vùng biển nước sâu.

-Thiên nhiên vùng biển nước ta rất giàu có và đa dạng.

Vùng đồng bằng ven biển

- Thiên nhiên vùng đồng bằng nước ta thay đổi tùy nơi, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía tây và vùng biển phía đông.

-Nơi đồi núi lùi xa vào đất liền thì đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông như đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.

 - Nơi núi đồi ăn lan sát ra biển thì đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển sâu như dải đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến là hệ quả tác động kết hợp chặt chẽ giữa biển và vùng đồi núi phía tây dải đồng bằng ven biển này.

Vùng đồi núi

- Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông-Tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng các dãy núi.

-Trong khi thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ở vùng núi cao Tây Bắc, cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.

- Khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì ở vùng Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt. Còn khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.

Bình luận (1)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Tuấn Lại
19 tháng 9 2023 lúc 23:19

- Ví dụ:

+ Nền văn minh sông Ấn (khoảng 2800 – 1800 TCN), còn được gọi là văn minh Ha-rap-pa và Mô-hen-giô Đa-rô, theo tên hai thành thị cổ được xây dựng ở ven bờ sông Ấn. Khi những thành thị này suy tàn cũng đã khép lại thời kì văn minh sông Ấn rực rỡ.

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Dũng
19 tháng 9 2023 lúc 23:24

- Ví dụ:

+ Nền văn minh sông Ấn (khoảng 2800 – 1800 TCN), còn được gọi là văn minh Ha-rap-pa và Mô-hen-giô Đa-rô, theo tên hai thành thị cổ được xây dựng ở ven bờ sông Ấn. Khi những thành thị này suy tàn cũng đã khép lại thời kì văn minh sông Ấn rực rỡ.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Công nghiệp điện tử – tin học là ngành có vị trí then chốt, thước đo trình độ phát triển kinh tế – kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.

Bình luận (0)
nguyễn văn lĩnh
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
19 tháng 2 2019 lúc 8:26

Gợi ý làm bài

Hà Nội trở thành một trong hai đầu mối giao thông quan trọng nhất của cả nước vì các lí do sau:

a)     Vị trí và vai trò đặc biệt của Hà Nội

-Vị trí: ở trung tâm vùng Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc, một khu vực có nền kinh tế phát triên năng động.

-Vai trò: Hà Nội là thủ đô và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kĩ thuật hàng đầu của cả nước.

b)    Hà Nội là nơi tập trung hầu hết các loại hình vận tải: đường bộ (ô tô), đường sắt, đường sông, đường hàng không.

c)     Tập trung các tuyến giao thông huyết mạch. Từ Hà Nội các tuyến tỏa đi các vùng của đất nước và quốc tế

*       Đường ô tô

-Đường số 1 dài 2300km từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) qua Hà Nội đến Năm Căn (Cà Mau). Đây là tuyến đường giao thông huyết mạch, xương sống của cả hệ thống đường bộ của cả nước đi qua 6/7 vùng kinh tế của nước ta, có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

-Đường số 2 chạy từ Hà Nôi qua Việt Trì đến cửa khấu Thanh Thuỷ (Hà Giang), nối thủ đô với các trung tâm công nghiệp Việt Trì - Lâm Thao và các vùng chuyên canh chè, chăn nuôi gia súc lớn ở phía Bắc.

-Đường số 3 nối Hà Nội với khu gang thép Thái Nguyên, qua Bắc Cạn đến cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng).

-Đường số 5, nối Hà Nội với Hải Phòng qua thành phố Hải Dương. Đây là tuyến đường huyết mạch, cửa ngõ xuất nhập khẩu của các lính phía Bắc.

-Đường số 6, nối Hà Nội với Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên. Đây là tuyến đường độc đạo, mang tính chiến lược đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng của vùng Tây Bắc.

*       Đường sắt

-Đường sắt Thông Nhất chạy gần như song song với quốc lộ 1, tạo nên trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc - Nam, có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

-Đường sắt Hà Nội - Lào Cai, qua Việt Trì, Yên Bái và nối với cửa khẩu sang Trung Quốc.

-Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng.

-Đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng (Lạng Sơn) nối nước ta với Trung Quốc.

-Đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên.

*       Đường hàng không

-Từ Hà Nội có các đường bay đến nhiều địa điểm trong nước: Thành phố Hồ Chí Minh, Điện Biên Phủ, Vinh, Huế, Đà Nấng, Nha Trang,...

-Từ Hà Nội cũng có các đường bay quốc tế nối nước ta với thủ đô của nhiều nước trên thế giới: Bắc Kinh, Pa-ri, Mat-xcơ-va, Viêng Chăn, Băng Cốc, Xê-un, Tô-ki-ô,...

*       Đường sông

Tuy đường sông ở Hà Nội không phát triển bằng các loại hình vận tải khác nhưng từ Hà Nội có thể đi đến nhiều tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ nhờ hệ thống sông Hồng cùng với các phụ lưu và chi lưu của nó.

d)      Tập trung cơ sở vật chất - kĩ thuật của ngành giao thông vận tải

-Hệ thống nhà ga, bến cảng, kho hàng, các cơ sở sản xuất và sửa chữa phương tiện vận tải.

-Nổi bật là sân bay quốc tế Nội Bài, một trong các sân bay quốc tế lớn của nước ta.

Bình luận (0)