Tìm hiểu một số nguồn năng lượng tái tạo đang được sử dụng để sản xuất điện ở nước ta.
Hình bên là cơ cấu nguồn năng lượng dùng để sản xuất điện ở nước ta năm 2015. Theo em, năng lượng tái tạo là gì?
Năng lượng tái tạo là năng lượng có thể được sinh ra liên tục, nguồn năng lượng vô hạn không bao giờ cạn kiệt.
Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn như năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và địa nhiệt.
Kể tên một số dạng năng lượng tái tạo mà em biết.
Năng lượng tái tạo có những ưu điểm gì?
Ở nước ta, dạng năng lượng tái tạo nào đang được phát triển và ứng dụng?
Những năng lượng tái tạo mà e biết là:năng lượng nước, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối và năng lượng thủy triều
Những ưu điểm của năng lượng tái tạo là năng lượng sạch, có thể tái tạo được, trữ lượng vô cùng lớn (có thể vô tận), thân thiện với môi trường, ít gây ô nhiễm
Ở Việt Nam có tiềm năng đặc biệt lớn ở việc khai thác các nguồn năng lượng tái tạo như: Thủy điện, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối. Trong đó, thủy điện được tập trung phát triển gần như tối đa tại Việt Nam. Tính đến cuối năm 2018, thủy điện là nguồn năng lượng chủ lực của nước ta, chiếm tới hơn 40% tổng công suất điện quốc gia. Loại trừ thủy điện cỡ vừa và lớn, thủy các dạng năng lượng tái tạo khác (bao gồm thủy điện nhỏ) chiếm 2,1% trong tổng công suất toàn hệ thống. Tuy nhiên, không có gì là bất biến trước sự thay đổi của thời gian. Tính đến giữa năm 2019, hơn 80 nhà máy điện mặt trời đã được vận hành, đóng lưới nhờ vào cơ chế hỗ trợ giá FIT, trong khi cuối năm 2018 mới chỉ có 2 nhà máy điện mặt trời quy mô không lớn được đấu nối lên lưới điện. Vào thời điểm đó, tổng công suất điện mặt trời là hơn 4460 MW, chiếm hơn 8% tổng công suất phát điện của hệ thống. Trong khi đó, cuối năm 2018 tổng công suất điện gió trên Việt Nam mới chỉ đạt mức 228 MW, tuy nhiên đến năm 2019, số lượng dự án điện gió đang trong giai đoạn xây dựng với tổng công suất cao gấp 2 lần so với năm 2018. Đối với năng lượng sinh khối, việc sản xuất điện thương mại vẫn còn phát triển chậm do vấn đề về giá hỗ trợ cho bã mía. Tuy vậy, triển vọng cho việc phát triển nguồn năng lượng này còn khả quan dựa vào số lượng ngày càng tăng của rác thải đô thị và nông nghiệp, sản phẩm lâm nghiệp và chính phủ đang nghiên cứu Tiêu chuẩn danh mục đầu tư tái tạo để có thể thúc đẩy nguồn năng lượng này.
Năng lượng tái tạo:
Năng lượng mặt trời
Năng lượng gió
Thủy điện
Địa nhiệt
Ưu điểm của năng lượng tái tạo:
- Xanh, sạch, ít gây ô nhiễm
- Trữ lượng lớn
- tiết kiệm tài nguyên khác và tiết kiệm điện năng cho các hộ gđ và xí nghiệp
Ở nc ta đang phát triển năng lượng mặt trời, gió, thủy điện
Kể tên một số dạng năng lượng tái tạo mà em biết.
Năng lượng gió
Năng mặt trời
Năng lượng sóng
Năng lượng thủy triều
Năng lượng tái tạo có những ưu điểm gì?
thân thiện với môi trường, ít gây ô nhiễm. Năng lượng này rất hữu ích, giúp tiết kiệm điện năng cho các hộ gia đình, nhà máy, xí nghiệp.
Ở nước ta, dạng năng lượng tái tạo nào đang được phát triển và ứng dụng?
Thủy điện, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối.
Người ta thường sản xuất điện năng từ hai nguồn năng lượng tái tạo và không tái tạo. Điện năng từ nguồn năng lượng tái tạo là điện năng được sản xuất từ sức nước, sức gió, sinh khối (rác, chất thải, ...), địa nhiệt (sức nóng của Trái Đất) và Mặt Trời. Điện từ nguồn năng lượng không tái tạo là nhiệt điện, được sản xuất từ các nhiên liệu tự nhiên như than, dầu, khí ga tự nhiên hay khí hyđro. Bảng sau cho biết sản lượng điện năm 2017 của các nước Mỹ, Ca-na-đa (Canada), Đức, Nhật Bản từ nguồn năng lượng tái tạo (không bao gồm thủy điện) và từ nguồn thủy điện (1 GWh = 1 000 000 kWh):
a) Năm 2017, nước nào trong bốn nước nói trên có sản lượng điện từ nguồn thủy điện thấp nhất?
b) Sắp xếp các nước đó theo thứ tự tăng dần của sản lượng điện năm 2017 từ nguồn năng lượng tái tạo (không bao gồm thủy điện).
a) Dựa vào bảng số liệu ta thấy Đức là nước có sản lượng điện từ nguồn thủy điện thấp nhất với 19 887 GWh.
b) Dựa bảng số liệu:
Vì 45 520 < 98 995 < 197 989 < 418 959.
Sản lượng điện năm 2017 từ nguồn năng lượng tái tạo theo thứ tự tăng dần là: Canada; Nhật Bản, Đức, Mỹ.
a) Quan sát cột " Từ nguồn thủy điện ", ta có : 19 887 < 79 107< 296 541< 396 862.
Do đó , nước Đức có sản lượng nguồn thủy điện thấp nhất.
b) Quan sát cột " Từ nguồn năng lượng tái tạo ", ta có : 45 520 < 98 995 < 197 989< 418 959.
Do đó , các nước sắp xếp theo thứ tự tăng dần của sản lượng điện năm 2017 từ nguồn năng lượng tái tạo là : Ca - na - đa , Nhật Bản , Đức , Mỹ.
Câu 1 : Kẻ ten những nguồn năng lượng sạch hiện đang được sử dụng ở nước ta. Gia đình em có sử dụng những nguồn năng lượng đó vào việc gi?
Câu 2: Chúng ta cần làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt?
Câu 3: Vẽ chu trình sinh sản của côn trùng
Câu 3: Bạn đang sống ở đâu, làng quê hay đô thị? Bạn hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn đang sống?
33. Biểu đồ dưới đây cho biết năng lượng điện được sản xuất từ các nguồn khác nhau ở nước ta năm 2020. a) Năng lượng diện được tạo ra từ nguồn năng lượng nào nhiều nhất b) Có bao nhiêu phần trăm năng lượng diễn được tạo ra là từ năng lượng hóa thạch? c) Đưa ra một biểu đó năng lượng điện được sản xuất dự kiến trong tương l.
Hoạt động điện lực nào sau đây ở Hoa Kì không sử dụng nguồn năng lượng sạch, tái tạo?
A. điện mặt trời
B. điện gió
C. điện địa nhiệt
D. nhiệt điện
Nhiệt điện không sử dụng nguồn năng lượng sạch vì nguyên liệu chính cho các nhà máy nhiệt điện là nguyên, nhiên liệu hóa thạch như: than, dầu, khí... => Chọn đáp án D
Hoạt động điện lực nào sau đây ở Hoa Kì không sử dụng nguồn năng lượng sạch, tái tạo?
A. Nhiệt điện.
B. Điện địa nhiệt.
C. Điện gió.
D. Điện mặt trời.
Hướng dẫn: Mục II, SGK/42 địa lí 11 cơ bản.
Đáp án: A
Các nguồn năng lượng chủ yếu để sản xuất điện ở nước ta hiện nay là
A. than, dầu khí, thủy năng.
B. sức gió, năng lượng Mặt Trời, than.
C. thủy triều, thủy năng, sức gió.
D. than, dầu khí, địa nhiệt.
Các nguồn năng lượng chủ yếu để sản xuất điện ở nước ta hiện nay là
A. than, dầu khí, thủy năng
B. sức gió, năng lượng Mặt Trời, than
C. thủy triều, thủy năng, sức gió
D. than, dầu khí, địa nhiệt