Những câu hỏi liên quan
Nguyên Nguyễn Hồ Xuân
Xem chi tiết
Phía sau một cô gái
10 tháng 1 2023 lúc 20:04

Câu 1: Ý nghĩa:

- Phản ánh trình độ phát triển cao, sự lao động và sáng tạo của người Ấn Độ

- Đóng góp nhiều thành tựu cho nền văn minh nhân loại, đặt nền móng cho nhiều lĩnh vực

- Nhiều thành tựu văn minh Ấn Độ vẫn có giá trị và được sử dụng cho đến ngày nay.

Câu 2: 

- Về mặt ngôn ngữ, một số quốc gia như Thái Lan, Lào, Campuchia... đã mượn chữ viết và ngôn ngữ Ấn Độ để sử dụng như tiếng Sanskrit hay tiếng Pali. Tiếng Sanskrit có vai trò vô cùng quan trọng trong việc để truyền tải văn hoá Ấn Độ vào khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, dựa vào chữ Sanskrit các quốc gia khu vực này cũng đã tạo nên chữ viết của riêng mình. Ngoài ra, sự ảnh hưởng của các tác phẩm dân gian Ấn Độ như Mahabharata, Jakarta,... chiếm một phần không nhỏ với các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á.

- Về tôn giáo, tín ngưỡng và đạo đức thì những ảnh hưởng của Ấn Độ có những ý nghĩa vô cùng quan trọng, được coi là nền tảng cho tôn giáo của Đông Nam Á, đặc biệt là Phật giáo. Phật giáo được du nhập vào Đông Nam Á khá sớm, từ khoảng thế kỉ I - II Công nguyên. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của Phật giáo đến mỗi quốc gia trong khu vực này là không giống nhau.

- Về kiến trúc cũng có những sự ảnh hưởng nhất định của Ấn Độ với các quốc gia ở Đông Nam Á. Kiến trúc của Ấn Độ rất đa dạng và phong phú, mang những nét riêng đặc biệt của từng tôn giáo: Phật giáo với lối kiến trúc dạng hình tháp, vòm mái tròn; kiến trúc Hindu thường được xây dựng với nhiều tầng đỉnh tháp nhọn, trang trí bằng phù điêu... Tất cả những điều này đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới kiến trúc của khu vực Đông Nam Á.

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
12 tháng 10 2023 lúc 22:07

(*) Giới thiệu về tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương

- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cư dân Việt cổ ngay từ thời văn minh sông Hồng.

- Vượt qua thời gian, vượt lên các thể chế chính trị, Hùng Vương luôn được cả người dân, lẫn các giai cấp cầm quyền tôn thờ và xây dựng các thiết chế văn hóa, tín ngưỡng để thờ tự. Hùng Vương Ngọc Phả được soạn vào thời triều đại nhà Lê đời Hồng Đức nguyên niên (1470) cho biết: từ đời nhà Đinh, Lê, Lý, Trần và Hậu Lê việc thờ cúng Hùng Vương đã được tổ chức ở làng Cổ Tích, xã Hy Cương. Nhân dân các vùng của đất nước đều đến lễ để tưởng nhớ các đấng Thánh Tổ ngày xưa.

- Dưới thời nhà Nguyễn (thế kỷ XIX), nhà nước đã cho xây dựng Miếu Lịch Đại Đế Vương, ngôi miếu thờ các bậc minh quân khai sáng dân tộc Việt Nam, cho rước linh vị các Vua Hùng về thờ tự.

- Cho đến hiện nay (đầu thế kỉ XXI), tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp này vẫn được người Việt duy trì. Đặc biệt, tới năm 2012, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Bình luận (0)
Duyên
Xem chi tiết
Toàn Nguyễn
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
27 tháng 11 2021 lúc 20:09

B

Bình luận (1)
ILoveMath
27 tháng 11 2021 lúc 20:10

B

Bình luận (0)
* Lục Chi Ngang Nhan Mạt...
27 tháng 11 2021 lúc 20:11

Tây Nam Á là khu vực có nền văn minh cổ đại rực rỡ Ấn Hằng.

Chọn: A.

Bình luận (0)
Trường Nguyễn
Xem chi tiết
thuý phương
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Anh
Xem chi tiết
Sumi
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Duy
13 tháng 1 lúc 15:53

Tham Khảo

* Thành tựu cơ bản nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại

- Chữ viết

+ Người Hy Lạp cổ đại đã xây dựng bảng chữ cái với 24 kí tự.

 

+ Người La Mã sáng tạo ra hệ chữ cái la-tinh và hệ chữ số La Mã

- Văn học:

+ Văn học Hy Lạp - La Mã cổ đại rất đa dạng, phong phú về thể loại, ví dụ như: sử thi, thần thoại, thơ, kịch...

+ Một số tác phẩm tiêu biểu như: hai bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê của Hô-me; tập thơ Nữ anh hùng của Ô-vi-đi-ớt…

- Kiến trúc, điêu khắc và hội họa

+ Người Hy Lạp - La Mã cổ đại đã đạt được những thành tựu rực rỡ trên cả ba lĩnh vực: điêu khắc, kiến trúc và hội hoạ.

+ Một số công trình kiến trúc tiêu biểu là: đền Pác-te-nông, đền thờ thần Dớt… (Hy Lạp); đấu trường Cô-li-dê, khải hoàn môn Công-xtan-ti-nút,... (La Mã).

+ Các tác phẩm điêu khắc, hội hoa xuất sắc nhất của Hy Lạp - La Mã như: tượng Lực sĩ ném đĩa, tượng A-tê-na, tượng thần Vệ Nữ thành Mi-lô,...; bức vẽ Chiến dịch Ma-ra-tông và các bức hoạ trên các lăng mộ, đền thờ và đồ gốm,...

- Người Hy Lạp - La Mã cổ đại đã có những cống hiến vĩ đại về khoa học, kĩ thuật :

+ Các nhà khoa học Hy Lạp như Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít, Ác-si-mét,... đã có đóng góp trong nhiều ngành khoa học, như: Toán học, Vật lí học và Thiên văn học

+ Về Y học, các thầy thuốc Hy Lạp cổ đại đạt được nhiều tri thức về chẩn đoán và chữa bệnh bằng thuốc, giải phẫu, gây mê.

+ Nền Sử học của Hy Lạp cổ đại được hình thành từ thế kỉ V TCN với sử gia đầu tiên là Hê-rô-đốt. Ngoài ra, còn phải kể đến một số nhà sử học nổi tiếng khác như: Tuy-xi-dít; Xê-nô-phôn (Hy Lạp); Pô-li-bi-út, Ti-tát Li-vi-út, Ta-xi-út và Plu-tác (La Mã)

- Tôn giáo

+ Người Hy Lạp - La Mã cổ đại thờ đa thần.

+ Cơ Đốc giáo được hình thành vào thế kỉ I ở phần lãnh thổ phía Đông của La Mã.

- Tư tưởng: xuất hiện 2 trường phái là: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

- Thể thao: nhiều sự kiện thể thao của Hy Lạp và La Mã cổ đại là cơ sở, nền tảng thể thao của nhân loại ngày nay. Ví dụ:

+ Đại hội thể thao O-lim-pic

+ Đại hội thể thao Pa-na-thê-nai-a

* Ý nghĩa:

+ Để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.

+ Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân các quốc gia

+ Nhiều thành tựu văn minh Hi Lạp - La mã cổ đại đã đóng góp cho sự phát triển của các lĩnh vực trong nền văn minh thế giới và vẫn được sử dụng cho tới hiện nay.

 

 
Bình luận (0)
Đỗ Thành Tâm
Xem chi tiết
B.Thị Anh Thơ
11 tháng 12 2020 lúc 17:49

- Tư tưởng: Là quê hương của các tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay: đạo Hin-đu, đạo Bà-la-môn, đạo Phật.

- Chữ viết: Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn. Chữ Phạn trở thành ngôn ngữ để sáng tác các tác phẩm thơ ca, văn học, các bộ kinh “khổng lồ”, đồng thời là nguồn gốc của chữ Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.

- Văn học - nghệ thuật: Hàng loạt các tác phẩm chính luận, sử thi, kịch thơ,… Nổi tiếng nhất là hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na. Thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa - ngôi sao của sân khấu và văn học Ấn Độ, tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng.

- Nghệ thuật kiến trúc: chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.

Bình luận (0)