Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
15 tháng 8 2023 lúc 9:34

tham khảo

Sự biến đổi của châu thổ sông Hồng gắn liền với quá trình khai thác, quản lí nguồn nước và khai phá đất đai nhằm xây dựng các vùng nông nghiệp lúa nước:

Vào thiên niên kỉ thứ nhất, dân di cư từ vùng trung du xuống khu vực thấp dọc hai bên bờ sông và sang phía đông (Hải Dương, Quảng Ninh); sang thiên niên kỉ thứ hai, họ di cư vào các vùng trũng và duyên hải phía đông, đông nam (Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định).Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII, sự xuất hiện của lúa chiêm phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai nơi đây đã đem đến sự thịnh vượng cho Đại Việt, dẫn đến sự gia tăng dân số nhanh chóng của đồng bằng sông Hồng giai đoạn này.Cuối thế kỉ XIII, biến đổi khí hậu, thiên tai và đặc biệt là lũ lụt ngày càng nghiêm trọng đã làm thay đổi cấu trúc của đồng bằng sông Hồng => công trình đê lớn đầu tiên được bắt đầu vào năm 1248 (thời nhà Trần). Đến cuối thế kỉ XIV, đê điều cơ bản được hoàn thành và vẫn tiếp tục ở các thế kỉ sau.

Vào đầu thế kỉ XX, hệ thống đê có độ dài 4 000 km và tiếp tục được nối dài thêm ở những giai đoạn sau.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 9:37

Tham khảo

♦ Quá trình khai khẩn và cải tạo vùng châu thổ sông Cửu Long:

- Đầu thế kỉ XVI, Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn là vùng đất khá hoang vu.

- Từ cuối thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XVII, một bộ phận người Việt bắt đầu đến cư trú, khai phá vùng đất này. Họ sinh sống chủ yếu bằng cách khai thác thuỷ hải sản, lâm sản, trồng lúa,...

- Đến thế kỉ XVIII, người Việt di cư đến đây sinh sống đã khá đông đúc, hình thành nên những xóm làng trù phú, những cánh đồng lúa rộng lớn, những vườn cây trái xanh tốt.

- Bên cạnh hệ thống sông, kênh rạch tự nhiên, người dân còn đào nhiều kênh mới để dẫn nước tưới tiêu, làm đường giao thông, phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa,... Nổi tiếng là các kênh: Vĩnh Tế, Thoại Hà, Tháp Mười, Chợ Gạo,...

♦ Các hoạt động nhằm thích ứng với chế độ nước sông Cửu Long:

- Ở đồng bằng sông Cửu Long, từ lâu đời con người đã thích ứng với điều kiện tự nhiên, tận dụng khai thác nguồn lợi thuỷ sản phong phú, nguồn nước ngọt và phù sa màu mỡ do nước sông mang lại để tăng độ phì và cải tạo đất.

- Trong những năm gần đây, để ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, người dân ở đồng bằng sông Cửu Long đã tiến hành các giải pháp như:

+ Xây các đập ngăn mặn xâm nhập vào thời kì mùa cạn;

+ Đa dạng cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lựa chọn các giống mới phù hợp;

+ Tái cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, phát huy cao nhất những lợi thế của vùng là: trồng lúa, nuôi trồng thuỷ hải sản, phát triển vườn trồng cây ăn quả,...

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
1 tháng 9 2023 lúc 21:06

- Chế độ nước của sông Hồng được chia thành 2 mùa rõ rệt:

+ Mùa lũ (tháng 5 – 10) với lưu lượng nước tháng cao nhất (tháng 8) đạt khoảng 9 100 m3/s.

+ Mùa cạn (tháng 11 – 4) với lưu lượng nước tháng thấp nhất (tháng 3) chỉ đạt khoảng 1 000 m3/s.

=> Lưu lượng nước tháng cao nhất gấp 9,1 lần lưu lượng tháng thấp nhất.

- Như vậy, chế độ nước sông Hồng thay đổi theo mùa với 1 mùa lũ và 1 mùa cạn, tương ứng với mùa mưa và mùa khô.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 15:21

Tham khảo!

♦ Giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển có sự khác biệt về nhiều khía cạnh xã hội như: đặc điểm dân số, đô thị hóa, nguồn lao động, vấn đề giáo dục, y tế….

- Các quốc gia phát triển:

+ Tỷ lệ gia tăng dân số thấp, tuổi thọ trung bình cao, nhiều nước có cơ cấu dân số già.

+ Quá trình đô thị hóa diễn ra sớm và trình độ đô thị hóa cao, dân thành thị chiếm tỷ trọng cao trong tổng số dân.

+ Ngành giáo dục và y tế rất phát triển.

+ Tuy nhiên, già hóa dân số dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động, giá nhân công cao.

- Các nước đang phát triển:

+ Quy mô dân số vẫn còn tăng nhanh, cơ cấu dân số theo tuổi có sự thay đổi đáng kể, nhiều quốc gia có dân số đang già đi.

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, nhưng xu hướng tăng nhanh chóng.

+ Giáo dục và y tế ở nhiều quốc gia đã được cải thiện.

+ Tuy nhiên, các nước đang phát triển có chất lượng cuộc sống chưa cao; một số quốc gia đối mặt với nạn đói, dịch bệnh, xung đột vũ trang, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên…

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
6 tháng 8 2023 lúc 2:22

Tham khảo:

- Các nước phát triển:

+ Có đóng góp lớn về quy mô GDP toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định.

+ Một số nền kinh tế có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế gần như đạt ngưỡng giới hạn

+ Nền kinh tế đang chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức.

+ Trình độ phát triển kinh tế cao, các ngành có làm lượng khoa học công nghệ chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất và thương mại.

+ Một số nước phát triển là trung tâm tài chính toàn cầu, có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới.

- Phần lớn các nước đang phát triển:

+ Có quy mô GDP chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu GDP toàn cầu (trừ Trung Quốc và Ấn Độ,…).

+ Nhiều quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, trong đó: ngành công nghiệp, công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp; các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu, lao động còn chiếm tỉ trọng lớn.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Toru
13 tháng 8 2023 lúc 21:14

#Tham_khảo:

- Nước ta có 9 hệ thống sông lớn là: Hồng, Thái Bình, Kỳ Cùng - Bằng Giang, Mã, Cả, Thu Bồn, Ba (Đà Rằng), Đồng Nai và Cửu Long.

- Chế độ nước của hệ thống sông Hồng:

+ Là hệ thống sông lớn nhất ở phía bắc nước ta, chảy theo hướng tây bắc - đông nam.

+ Toàn bộ hệ thống sông có trên 600 phụ lưu, trong đó có hai phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô.

+ Ở vùng đồng bằng, sông Hồng có nhiều chi lưu kết nối với hệ thống sông Thái Bình trước khi đổ ra biển.

+ Chế độ dòng chảy khá đơn giản với mùa lũ dài khoảng 5 tháng, tập trung tới 75 - 80% tổng lượng nước cả năm. Do mùa lũ xảy ra đồng thời giữa sông chính và các phụ lưu nên lũ thường lên nhanh.

- Chế độ nước của hệ thống sông Thu Bồn:

+ Là hệ thống sống lớn ở duyên hải miền Trung nước ta.

+ Toàn bộ hệ thống sông có hơn 80 phụ lưu chảy theo các hướng khác nhau, nhưng đoạn dòng chảy chính ở hạ lưu khi đổ ra biển có hướng tây - đông.

+ Mùa lũ thường kéo dài khoảng 3 tháng vào thu - đông nhưng tập trung khoảng 65% tổng lượng nước cả năm.

+ Do độ dốc địa hình lớn, hình dạng sông và chế độ mưa phân mùa mạnh mẽ nên sông thường xảy ra lũ lớn, lũ lên nhanh và rút nhanh.

- Chế độ nước của hệ thống sông Cửu Long:

+ Là phần dòng chảy thuộc hạ lưu hệ thống sông Mê Công.

+ Hệ thống sông Mê Công có rất nhiều phụ lưu (trong đó có hơn 280 phụ lưu trên lãnh thổ nước ta). Khi chảy về lãnh thổ Việt Nam, sông chia thành hai nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu.

+ Chế độ nước đơn giản và khá điều hòa, mùa lũ dài khoảng 5 tháng, chiếm 75 - 80% tổng lượng nước cả năm.

+ Do sông có diện tích lưu vực lớn, độ dốc nhỏ nên lũ thường lên chậm và rút chậm. Tuy nhiên, hệ thống sông Cửu Long chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biển, đặc biệt là trong mùa cạn.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 0:10

Tham khảo

- Chế độ nước của sông Hồng có hai mùa rõ rệt.

+ Mùa lũ: kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm từ 75 % đến 80 % lượng nước cả năm; trong đó đỉnh lũ vào tháng 8, chiếm khoảng 21% lượng nước cả năm. Vào mùa lũ, sông Hồng mang đến rất nhiều phù sa bồi đắp cho đồng bằng.

+ Mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, cạn nhất là vào tháng 3.

- Do sông có độ dốc lớn, mạng lưới sông có hình nan quạt, hai phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô đổ nước vào dòng chính ở khu vực thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) nên lũ của sông Hồng ở phần hạ lưu lên rất nhanh và thất thường, thời gian lũ kéo dài, ảnh hưởng lớn đến cả vùng đồng bằng châu thổ.

- Từ khi các nhà máy thuỷ điện trên hệ thống sông Hồng đi vào hoạt động, chế độ nước sông Hồng ở vùng hạ lưu điều hoà hơn. Mực nước sông vào mùa lũ thấp hơn, mùa cạn được cung cấp bổ sung bằng lượng nước xả từ các hồ thuỷ điện.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 0:11

Tham khảo

- Sông Cửu Long có hai nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu. Chế độ nước sông có hai mùa rõ rệt:

+ Mùa lũ kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11, đỉnh lũ vào tháng 9, chiếm 75 - 80 % lượng nước cả năm. Vào mùa lũ, nước sông tràn bờ, phủ ngập các vùng đất rộng lớn ở vùng trũng thấp Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên.

+ Mùa cạn từ tháng 12 hoặc tháng 1 đến tháng 6, cạn nhất là tháng 3 hoặc tháng 4.

- Do sông dài, diện tích lưu vực lớn nên sông Cửu Long có lượng nước và lượng phù sa rất dồi dào.

- Nhờ có sự điều tiết nước của Biển Hồ ở Cam-pu-chia, độ dốc lòng sông nhỏ và đổ ra biển bằng nhiều cửa nên chế độ nước sông Cửu Long đơn giản và khá điều hoà, lũ lên chậm và rút nhanh.

- Chế độ nước của sông Cửu Long còn chịu tác động mạnh của thuỷ triều.

Xem chi tiết

giúp tui zới

 

 

Dóc 6a2
21 tháng 4 2016 lúc 10:32

Nam thấy tớ ch­âu

Dóc 6a2
21 tháng 4 2016 lúc 10:32

Đức đây

 

Cao Huệ Sang
Xem chi tiết
Cao Huệ Sang
28 tháng 4 2016 lúc 21:45

mình cần gấp

Hay Cao
29 tháng 4 2016 lúc 6:40

lop 8 dang vao lop 6 lam gi

vũ Ánh
3 tháng 5 2017 lúc 21:21

địa lý mà sao hỏi chủ đề về văn