Những câu hỏi liên quan
Phan Quỳnh Như
Xem chi tiết
👉Vigilant Yaksha👈
24 tháng 12 2020 lúc 19:19

 

Tham khảo

Quan hệ ngoại giao Liên minh châu Âu (EU)-Việt Nam được chính thức thiết lập vào ngày 28-11-1990. Cơ quan đại điện ngoại giao của EU - Phái đoàn Đại diện thường trực tại Việt Nam- được thành lập tại Hà Nội vào năm 1996. Phạm vi hợp tác song phương trải rộng khắp các lĩnh vực, từ các vấn đề chính trị, các thách thức mang tính toàn cầu tới kinh tế, thương mại đầu tư và phát triển. EU qua đó đã đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Quá trình phát triển hợp tác1990: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao1992: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu ký Hiệp định dệt may.1995: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu ký Hiệp định Khung Hợp tác Việt Nam - EC.

Hiệp định cụ thể hóa 4 mục tiêu: I) đảm bảo các điều kiện và thúc đẩy sự phát triển của thương mại – đầu tư song phương, II) hỗ trợ sự phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam, III) tăng cường hợp tác kinh tế, trong đó có bao gồm việc hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam nhằm hướng tới nền kinh tế thị trường, và IV) hỗ trợ Việt Nam trong công tác bảo vệ môi trường và quản trị bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

1996: Ủy ban châu Âu thành lập Phái đoàn Đại diện thường trực tại Việt Nam.1997: Việt Nam tham gia Hiệp định hợp tác ASEAN – EU.2003: Việt Nam và EU chính thức tiến hành đối thoại nhân quyền.2004: Hội nghị Cấp cao Việt Nam - EU lần thứ I tại Hà Nội.2005: Việt Nam thông qua Đề án tổng thể và Chương trình hành động đến 2010 và định hướng tới 2015 về quan hệ Việt Nam - EU2007: Tuyên bố chính thức khởi động đàm phán Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện Việt Nam - EU (PCA).2008: Đàm phán Hiệp định PCA Việt Nam - EU2010: Ký tắt Hiệp định PCA Việt Nam - EU.

Tháng 6 năm 2012, Hiệp Định Đối Tác và Hợp Tác Toàn Diện EU-Việt Nam (PCA), được ký kết, thể hiện cam kết của Liên minh châu Âu trong việc tiến tới mối quan hệ hiện đại, trên diện rộng và cùng có lợi với Việt Nam. Hiệp định PCA mở rộng hơn nữa phạm vi hợp tác EU-Việt Nam trên các lĩnh vực như thương mại, môi trường, năng lượng, khoa học và kỹ thuật, quản trị công hiệu quả, cũng như du lịch, văn hóa, di cư và cuộc chiến chống tham nhũng và tội phạm có tổ chức.

Hiện EU là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai về ODA và là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam với tổng ODA cam kết trong giai đoạn 1996-2010 là hơn 11 tỷ USD, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. EU cam kết khoảng 1,01 tỷ USD cho năm 2012, tương đương 13,24% tổng cam kết viện trợ nước ngoài. Tài trợ không hoàn lại chiếm 32,5% (khoảng 324,05 triệu USD)

Bình luận (0)
Đạt TQ
Xem chi tiết
Thư Phan
21 tháng 11 2021 lúc 18:41

Tham khảo ý thứ 2

Mối quan hệ giữa Việt Nam với EU:

 10 - 1990, EU thiết lập quan hệ ngoại giao với ViệtNam.

 Tháng 7 - 1995, Việt Namvà EU kí “Hiệp định Khung Hợp tác Việt Nam - EC

 Năm 2004, Hội nghị Cấp cao ViệtNam- EU lần thứ I tại Hà Nội.

  Ngày 27 - 6 - 2012, Việt Namvà EU, đã ký chính thức “Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện” (PCA).

 Hiện EU là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Bình luận (0)
Nguyễn Thành Trung
Xem chi tiết
Liên Hồng Phúc
2 tháng 2 2016 lúc 14:10

 

Quá trình hình thành và phát triển:

 

      Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).

 

-         - 18 - 4 - 1951, Hiệp ước Pari được kí kết giữa 6 nước Pháp , Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua để thành lập “Cộng đồng than - thép châu Âu” (ECSC), nhằm thống nhất việc sản xuất và phối hợp than, thép của các nước thành viên. Hiệp ước này đã chứa đựng ý đồ của các nhà sáng lập ECSC là gây dựng nền tảng cho việc nhất thể hóa kinh tế châu Âu.

 

-             - 25 - 3 - 1957, sáu nước này kí Hiệp ước Rôma thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” (EURATOM) và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC). Ngày 1 - 7 - 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).

 

-         - Đến tháng 12 - 1991 các nước thành viên EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích (Hà Lan), có hiệu lực từ ngày 1 - 1 - 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên (1995).

 

-         - Năm 2004, kết nạp thêm 10 nước, năm 2007 thêm 2 nước, nâng tổng số thành viên lên 27 nước.

 

-  EU ra đời không chỉ nhằm tập hợp giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị (như xác định luật công dân châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến Pháp chung…).

 

Mối quan hệ giữa Việt Nam với EU:

 

-         10 - 1990, EU thiết lập quan hệ ngoại giao với ViệtNam.

-         Tháng 7 - 1995, Việt Namvà EU kí “Hiệp định Khung Hợp tác Việt Nam - EC”.

 

-         Năm 2004, Hội nghị Cấp cao ViệtNam- EU lần thứ I tại Hà Nội.

-          Ngày 27 - 6 - 2012, Việt Namvà EU, đã ký chính thức “Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện” (PCA).

 

-         Hiện EU là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất trên thế giới vì:

 

-         Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).

 

 

-         Từ lúc mới thành lập, Liên minh châu Âu chỉ có 6 nước, đến năm 1995 EU đã phát triển thành 15 nước thành viên, đến năm 2004 EU kết nạp thêm 10 nước, năm 2007, thêm 2 nước, nâng tổng số lên 27 nước. Tính đến ngày 1 - 7 - 2013, Liên minh châu Âu đã có tất cả 28 nước, với khoảng 500 triệu người và diện tích 4.456.304 km2.

 

 

-         EU ra đời không chỉ nhằm tập hợp giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị (như xác định luật công dân châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến Pháp chung…). 

        Chính vì sự ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ như vậy nên Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất thế giới hiện nay.

Bình luận (0)
marian
2 tháng 2 2016 lúc 14:18

Quá trình hình thành và phát triển:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).

 - 18 - 4 - 1951, Hiệp ước Pari được kí kết giữa 6 nước Pháp , Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua để thành lập “Cộng đồng than - thép châu Âu” (ECSC), nhằm thống nhất việc sản xuất và phối hợp than, thép của các nước thành viên. Hiệp ước này đã chứa đựng ý đồ của các nhà sáng lập ECSC là gây dựng nền tảng cho việc nhất thể hóa kinh tế châu Âu.

 25 - 3 - 1957, sáu nước này kí Hiệp ước Rôma thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” (EURATOM) và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC).Ngày    1  - 7 - 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).

  - Đến tháng 12 - 1991 các nước thành viên EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích (Hà Lan), có hiệu lực từ ngày 1 - 1 - 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên (1995).

   - Năm 2004, kết nạp thêm 10 nước, năm 2007 thêm 2 nước, nâng tổng số thành viên lên 27 nước.

  EU ra đời không chỉ nhằm tập hợp giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị (như xác định luật công dân châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến Pháp chung…).

Mối quan hệ giữa Việt Nam với EU:

 10 - 1990, EU thiết lập quan hệ ngoại giao với ViệtNam.

 Tháng 7 - 1995, Việt Namvà EU kí “Hiệp định Khung Hợp tác Việt Nam - EC

 Năm 2004, Hội nghị Cấp cao ViệtNam- EU lần thứ I tại Hà Nội.

  Ngày 27 - 6 - 2012, Việt Namvà EU, đã ký chính thức “Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện” (PCA).

 Hiện EU là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Vì sao nói Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất trên thế giới:

 Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).

Từ lúc mới thành lập, Liên minh châu Âu chỉ có 6 nước, đến năm 1995 EU đã phát triển thành 15 nước thành viên, đến năm 2004 EU kết nạp thêm 10 nước, năm 2007, thêm 2 nước, nâng tổng số lên 27 nước. Tính đến ngày 1 - 7 - 2013, Liên minh châu Âu đã có tất cả 28 nước, với khoảng 500 triệu người và diện tích 4.456.304 km2.

 EU ra đời không chỉ nhằm tập hợp giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị (như xác định luật công dân châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến Pháp chung…). 

        Chính vì sự ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ như vậy nên Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất thế giới hiện nay.

Bình luận (3)
nguyenphanbaoha
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
19 tháng 10 2023 lúc 23:18

Mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa liên minh Châu Âu và Việt Nam

- Năm 1992 hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và EU mới thực sự bắt đầu, khi Việt Nam và cộng đồng Châu Âu (nay là EU) kí kết Hiệp định dệt may.

- Năm 1995 Việt Nam và cộng đồng Châu Âu đã kí kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế.

- Năm 1996 ủy ban Châu Âu thành lập phái đoàn đại diện thường trực tại Việt Nam.

- Năm 2010 kí tắt Hiệp định PCA Việt Nam - EU.

- Năm 2012 Hiệp Định Đối Tác và Hợp Tác Toàn Diện EU-Việt Nam (PCA), được ký kết, thể hiện cam kết của Liên minh Châu Âu trong việc tiến tới mối quan hệ hiện đại, trên diện rộng và cùng có lợi với Việt Nam.

- Năm 2019 Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Liên minh Châu Âu (EU) và đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU.

Các mặt hàng xuất khẩu

- Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.

- Các mặt hàng nông nghiệp đã qua chế biến: Rau quả, thuỷ sản, gạo, cà phê, hạt điều, cao su, hạt tiêu, chè.

Các mặt hàng nhập khẩu

- Dược phẩm.

- Sản phẩm hóa chất.

- Linh kiện điện tử, linh kiện ô tô, máy móc các loại.

- Và nhiều sản phẩm khác.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
4 tháng 3 2019 lúc 2:47

Đáp án B

Năm 1990, quan hệ EU - Việt Nam được chính thức thiết lập, mở ra một thời kì phát triển mới trên cơ sở hợp tác toàn diện giữa hai bên.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Anh
Xem chi tiết
Phương Dung
27 tháng 12 2020 lúc 7:56

quan hệ Việt Nam- EU

- tháng 10 năm 1990, EU thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam

- tháng 7 năm 1995 Việt Nam và EU ký "hiệp định hợp tác VN- EC" 

- năm 2004 hội nghị cấp cao Việt Nam- EU lần thứ nhất tại Hà Nội

- ngày 17 tháng 6 năm 2012 Việt Nam và EU đã ký chính thức "hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện" (PCA)

- hiện nay EU là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam. các sản phẩm Việt Nam xuất khẩu sang EU là quần, áo, giày dép, thuỷ hải sản... Việt Nam thu hút vốn đầu tư của EU để xây dựng và phát triển đất nước.

Bình luận (1)
Nguyễn Bá Lâm
Xem chi tiết
Nguyễn Bá Lâm
15 tháng 4 2022 lúc 20:36

các bạn giúp mình với 

mình sẽ cho các bạn tick xanh

Bình luận (0)
Nguyễn Bá Lâm
15 tháng 4 2022 lúc 20:37

các bạn giúp mình với nhé

Bình luận (0)
çá﹏๖ۣۜhⒺo╰‿╯²ᵏ⁹
15 tháng 4 2022 lúc 20:43

Bạn tham khảo nhá: 

Du lịch là một trong những trụ cột chính của thương mại quốc tế, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới và là động lực tăng nguồn thu nhập quan trọng đối với nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, phát triển du lịch trong bối cảnh hiện nay bị tác động rất lớn bởi quá trình hội nhập hóa, toàn cầu hóa, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ. Bên cạnh đó, sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, mà điển hình gần đây nhất là đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển du lịch toàn cầu và du lịch Việt Nam, đặc biệt là tác động trực tiếp đến hành vi, quyết định đi du lịch của du khách, đưa toàn ngành du lịch vào thế phải không ngừng thay đổi để thích nghi và đáp ứng được các nhu cầu về du lịch trong tình hình mới. Tác giả, với cách nhìn nhận về bối cảnh chung như vậy, thông qua chuyên đề đưa ra một số nhận định về xu hướng du lịch trong và ngoài nước hiện nay ở Việt Nam. Các nhận định xuất phát từ thực tiễn nhu cầu của khách du lịch, hoạt động cung cấp các sản phẩm, dịch vụ du lịch của các công ty, đơn vị làm du lịch, cùng với đó là các chính sách ưu tiên trước mắt của nhà nước nhằm phát triển du lịch ở Việt Nam phù hợp xu hướng chung của du lịch trên thế giới. Khách du lịch đến từ châu Á chiếm 72,54% với 2.674.367 lượt khách nhưng giảm hơn 21% so với cùng kỳ năm 2019. Thị trường khách du lịch đến từ châu Âu đứng thứ hai với 648.731 lượt khách, chiếm 17,6% nhưng giảm 5% so với cùng kỳ năm 2019. Thị trường khách du lịch đến từ châu Mỹ (chủ yếu là Mỹ) với 234.050 lượt khách, chiếm 0,63% nhưng giảm 20,24% so với cùng kỳ năm 2019. Thị trường khách du lịch đến từ châu Úc với 102.181 lượt khách, chiếm 2,77% nhưng cũng giảm 14,37% so với cùng kỳ năm 2019. Tại châu Á, 3 thị trường khách du lịch quốc tế đến du lịch Việt Nam chiếm hơn 51% tổng lượng khách du lịch quốc tế đó là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Bình luận (0)
Bùi Ngọc Trường
Xem chi tiết
Đào Lê
13 tháng 12 2023 lúc 21:19

Một số mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam với Liên minh Châu Âu là: Gạo; Hạt tiêu; Cà phê; Cao su; Chè; Hạt điều; Mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ; Mặt hàng dệt may;...

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
17 tháng 1 2017 lúc 12:43

EU và ASEAN đều là các tổ chức liên kết mang tính khu vực ở châu Âu và Đông Nam Á

Đáp án cần chọn là: D

Bình luận (0)
Phạm thị ngà
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
25 tháng 10 2023 lúc 13:28

Cafe, gạo, hạt điều, dứa, măng cụt,...

Bình luận (0)