hãy nêu cảm nghĩ của em về tranh đại hội
Em hãy nhìn tranh và viết đoạn văn (200 chữ) nêu cảm nghĩ của em về bức tranh, trong đoạn văn có sử dụng từ ghép, từ láy, đại từ và quan hệ từ. Sau khi hoàn thành đoạn văn, em hãy chép lại một từ ghép, một từ láy, một đại từ, một quan hệ từ có trong đoạn văn
Em tham khảo:
Mấy ngày hôm nay, lúa ngoài đồng chín vàng ươm, báo nhắc về ngày mùa bội thu và bận rộn. Cả cánh đồng lúc này trông như một tấm thảm(từ ghép) màu vàng khổng lồ, mà nàng tiên nào đó làm rớt xuống trần gian. Thỉnh thoảng, lại thấy một vài chú chim nhỏ, nhảy nhót giữa những thửa ruộng, ngắm nghía những hạt lúa chín. Có lúc, chú ta(đại từ) dừng lại, nghiêng nghiêng cái đầu đăm chiêu quan sát, rồi lại gật gù, tỏ vẻ rất tâm đắc, hài lòng với sự bội thu của năm nay. Lác đác(Từ láy) đằng xa, là những chiếc máy gặt và(Quan hệ từ) máy xát được mang về làng để chuẩn bị cho ngày thu hoạch. Sự vội vàng, rộn rã chảy thầm trong mỗi gia đình khi mùa gặt đã đến bên ngưỡng cửa.
Hãy nêu cảm nghĩ của em về bức tranh này
Dù cách nhau 1 cái cửa sổ nhưng cảm giác xa cả tỉ tỉ tỉ tỉ tỉ tỉ tỉ tỉ tỉ tỉ tỉ tỉ tỉ km zậy đó
Mây và mặt trời mà nhìn nó gần nhưng lại rất rất xa
Ngỡ gần ngay trước mắt mà xa tận chân trời
em hãy nêu cảm nghĩ của em về chiến tranh thế giới và cuộc chiến tranh Nga_Ukraine hiện nay
em thay cuoc chien the gioi va cuoc chien chanh giua nga va ukraine qua phi nghia ban nhe
refer
- Chiến tranh thế giới là một cuộc chiến tranh phi nghĩa, gây nhiều thiệt hại đáng kể
- Lôi kéo 36 nước tham gia và 1,5 tỉ người bị lôi vào cuộc chiến
- 10 triệu người chết và 20 triệu người bị thương
- Kinh tế châu Âu bị kiệt quệ, chi phí chiến tranh lên đến 85 tỉ đô la
- Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, cách mạng tháng 10 thành công, nhà nước Xô Viết thành lập, cục diện chính trị thế giới thay đổi
- Lên án , tố cáo chiến tranh, đề cao hòa bình thế giới
refer
- Chiến tranh thế giới là một cuộc chiến tranh phi nghĩa, gây nhiều thiệt hại đáng kể
- Lôi kéo 36 nước tham gia và 1,5 tỉ người bị lôi vào cuộc chiến
- 10 triệu người chết và 20 triệu người bị thương
- Kinh tế châu Âu bị kiệt quệ, chi phí chiến tranh lên đến 85 tỉ đô la
- Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, cách mạng tháng 10 thành công, nhà nước Xô Viết thành lập, cục diện chính trị thế giới thay đổi
- Lên án , tố cáo chiến tranh, đề cao hòa bình thế giới
Hãy nêu cảm nghĩ của em về truyện tranh doraemon?
hắc ai trong chúng ta cũng từng được cầm trên tay cuốn truyện về chú mèo máy tròn trĩnh đáng yêu, những bảo bối kỳ lạ, những câu chuyện cười có khi rơi nước mắt.(Ghét nhất là mấy đứa mở miệng ra là : Mày lớn rồi còn đọc truyện tranh à!, Ờ thì tao con nít đó chứ mày chưa chắc lớn bằng tao đâu !) Hãy cùng so sánh giá trị của tác phẩm Doraemon ở Nhật và ở VN)!
-Ở VN: Trẻ em đọc để thư giãn, lũ choai choai cóc thích đọc, người lớn gọi nó là "vô bổ", chỉ 1 số ít fan hâm mộ, mà điển hình là tớ.
-Ở Nhật: Trẻ em đọc để học làm người, để thoải mái sau giờ học, để ước mơ; người lớn đọc để ngẫm nghĩ, để nhớ lại tuổi thơ, để cười và để khóc.
Sự tài tình của tác giả Fujiko F. Fujio và tác giả Fujiko A. Fujio là ở chỗ, mỗi đứa trẻ, mỗi gia đình đại diện cho 1 tầng lớp, 1 giai cấp, 1 loại người:
-Cậu bé Nobita là tuýp ngươi hậu đậu, vụng về, mặt mũi trung bình, lười, học kém; nhưng lại là 1 người hết lòng vì bạn bè. Đây có thể xem là 1 hình ảnh người sinh viên Nhật thời đó, họ cũng có những ước ao, những khát khao nhưng đa số bất lực nhìn thực trạng xã hội.
-Xeko: Ai nói gì thì nói, theo tớ Xeko là nv. thông mình nhất truyện. Cái thông mình của Xeko ko phải kiểu thông minh bác học như Dekhi, mà đó là sự mưu mô, tính toán, trải đời, nhưng thỉnh thoảng lại hèn nhát, luồn cuối Chaien. Xeko đại diện cho tầng lớp quý tộc, thương gia, có thể là 1 người bạn rất tốt nhưng cũng có khi là 1 kẻ thù đáng sợ
Xuka: Xuka đại diện cho tuýp phụ nữ thông minh, xinh đẹp và bản lĩnh, nhưng lại ko kiêu kỳ. Đó là ước mơ của người Nhật vào những năm đầu của Hậu thế chiến. Đại diện cho những minh tinh, nữ giàm đốc trẻ vừa có sắc vừa có tài.
Dekisugi(Dekhi): Dekhi luôn đạt điểm cao, đẹp trai, khiêm tốn. Dekhi là cái đích mà những anh sinh viên Nhật(Nobita) lúc bấy giờ luôn ao ước, thậm chí là ganh tị. Đại diện cho tầng lớp tri thức ưu tú.
Chaien: Chaien mạnh mẽ, thô lỗ, hay bắt nạt bạn bè,nhưng thực ra nhà rất nghèo, khi cần thì là 1 người bạn nghĩa hiệp. Có lẽ Chaien đại diện cho tầng lớp dân anh chị, những người lầm do hoàn cảnh đưa đẩy, nhưng luôn đề cao danh dự và tình anh em. Quả thật, các tầng lớp khác đều dè chừng tầng lớp này, nhưng khi cần lại có thể giúp đỡ qua lại, cũng như những đứa trẻ khác với Chaien.
Doraemon: Doraemon ko đại diện cho tầng lớp nào cả, mà đại diện cho 1 thứ mà ng` Nhật say mê nhất : công nghệ. Hình ảnh Nobita luôn vòi bảo bối của Doraemon thể hiện những khát vọng ngông cuồng, niềm khao khát về khoa học của người Nhật. Vì sao Doraemon lại tới với Nobita? Vì đa số dân Nhật lúc bấy giờ đều giống như Nobita,và quả thật, khi Doraemon làm bạn với Nobita, tương lai của cậu đã thay đổi. 2 bảo bối mà Doraemon thường sử dụng là gì? "Máy thời gian" và "Cửa thần kỳ".Tai sao? Có lẽ vì đó là hai điều mà Nhật Bản luôn tâm niệm: Sửa chửa sai lầm quá khứ, hướng tới tương lại và hội nhập với toàn thế giới. Tất nhiên, 1 đứa trẻ sẽ ko hiểu hết ý nghĩa cũa truyện Doraemon (có khi tớ cũng chưa hiểu hết), nhưng ít nhất, cái mà nó học đc sau mổi câu chuyện là tình bạn bè, ý chí, nghị lực, dám ước mơ, dám theo đuổi, để rồi 1 ngày chàng sinh viên có thể sánh vai cùng cô minh tinh, có thể nói chuyện cười đùa vui vẻ, ngang hàng với anh giang hồ, anh thương gia và anh tri thức.
Hãy nêu cảm nghĩ của em về hoạt động Đồng về an sinh xã hội?
tham khảo
Mặc dù an sinh xã hội là một trong những trụ cột cơ bản của hệ thống chính sách xã hội ở Việt Nam được Đảng và Nhà nước ta quan tâm xây dựng, song sau 35 năm đổi mới hệ thống an sinh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Các chính sách tuy được ban hành nhiều, song thiếu đồng bộ, và chưa đến tay đối tượng cần hỗ trợ khi triển khai trên thực tế. Chất lượng các dịch vụ công còn thấp, các biện pháp an sinh nhằm khắc phục khó khăn trong điều kiện bất thường, như đại dịch Covid-19, còn chậm trễ, chưa đảm bảo công bằng, bao trùm và bền vững. Hệ thống an sinh xã hội trong tình hình mới cần định hướng rõ mục tiêu phát triển vì con người, coi trọng bao trùm xã hội, thay đổi căn bản nhận thức về vị trí, vai trò của cộng đồng, doanh nghiệp, khu vực tư nhân trong các trụ cột an sinh, giảm bớt gánh nặng bao cấp của nhà nước và hội nhập sâu hơn với quốc tế.
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về người anh hùng Nguyễn Huệ- Quang Trung trong cuộc chiến tranh thần tốc đại phá quân Thanh.
Dựa vào bức tranh bài "Mùa xuân của tôi", em hãy nêu cảm nghĩ của mình về bức tranh đó bằng 1 đoạn văn ngắn 8-10 câu
“Mùa xuân của tôi” là dòng ghi chép lại những xúc cảm sâu lắng và ngọt ngào nhất của Vũ Bằng về mùa xuân, về những giao thoa của đất trời khi bước sang một năm mới, một mùa mới ấm áp. Tác giả đã kéo người đọc về với những mùa xuân bình yên, tươi đẹp, căng tràn sức sống. Bởi rằng mùa xuân là mùa đẹp nhất, thi vị và duyên dáng nhất trong một năm. Mùa xuân đẹp ở cảnh sắc thiên nhiên nhưng chính từ lòng người cũng toát lên vẻ đẹp quyến rũ, nồng nàn. Mùa xuân khiến cho trái tim con người muốn cựa quậy, muốn thổn thức và muốn bùng cháy. Thật vậy “mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng là những dòng cảm xúc nhẹ nhàng, tinh khôi và đầy tươi mới nhất khi viết về mùa xuân. Nó gợi nhắc cho người đọc về những thanh âm trong trẻo và ngọt lành của mùa xuân tươi đẹp.
Mùa xuân trong văn bản “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng là một mùa xuân đậm chất trữ tình, giàu chất thơ, chất nhạc. “Mùa xuân của tôi” ở đây là mùa xuân Hà Nội, mùa xuân Bắc Việt thương mến của Vũ Bằng. Đó là mùa xuân có “mưa rêu rêu, gió lành lạnh”, có tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, những câu hát huê tình,… hoà quyện trong làn hương ấm áp của nhang trầm, đèn nến, nhất là cái ấm áp toả ra từ không khí gia đình đoàn tụ… Tất cả gợi lên một nét hương sắc không thể nào phai trong tâm hồn của người xa xứ. Không chỉ miêu tả sức sống của mùa xuân từ bên ngoài, tác giả còn thể hiện được sức sống nổi bật của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh đầy gợi cảm với những hình ảnh so sánh rất cụ thể: “Nhựa sống trong người căng lên như máu,… những cặp uyên ương đứng cạnh” và “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn”. Đến như cảm nhận về cái rét thì cũng là: “…cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm”. Sau ngày rằm tháng giêng, trời đất, thiên nhiên và không khí mùa xuân cũng có những nét rất riêng biệt. Đó là thời điểm giao mùa của trời đất, của sự vật, cỏ cây, thời tiết,… Nhiều thứ hoà quyện để tạo nên một sự chuyển giao rất đẹp: “Tết hết mà chưa hết hẳn,… mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn”. Cảnh ấy khiến lòng người cũng đồng điệu theo.
Tại sao phải có tinh thần tự học ? Đoạn văn ngắn
em hãy viết đoạn văn ngắn (8-10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật chính trong truyện bức tranh của em gái tôi
Tham khảo:
Sau khi học xong tác phẩm “Bức tranh của em gái tôi” của nhà văn Tạ Duy Anh, nhân vật người anh đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc khó quên. Vốn là một người không có tài năng gì nổi bật nên khi thấy được tài hội họa của em gái Kiều Phương được phát hiện thì tâm trạng người anh dần dần có những thay đổi. Đầu tiên là cảm giác buồn và muốn khóc, thậm chí là xem lén những bức tranh của em. Nhìn mọi người yêu mến, khen ngợi, quan tâm em gái hơn mình, người anh cảm thấy mình như bị bỏ rơi. Càng không hiểu tại sao người anh không thể thân với em như trước kia được nữa, có lẽ đó chính là do sự đố kỵ từ trái tim. Khi đứng trước bức tranh đoạt giải nhất của Kiều Phương, tâm trạng người anh thay đổi liên tục: sự ngỡ ngàng đến hãnh diện, rồi cuối cùng là sự xấu hổ. Xấu hổ vì thấy mình không hoàn hảo như người anh trong tranh của em gái. Và đó cũng là điều mà em ghi nhớ nhất ở nhân vật này: biết nhận ra lỗi lầm của mình và thấy được tấm lòng nhân hậu, tình cảm trong sáng của Kiều Phương.
Qua những kiến thức đã học, em hãy nêu cảm nghĩ của bản thân về lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.
Đến với Tây Nguyên, ai cũng muốn được thưởng thức những âm thanh trầm bổng, vang vọng của cồng chiêng giữa núi rừng đại ngàn. Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có sức hấp dẫn đặc biệt bởi sự đa dạng độc đáo của kỹ thuật diễn tấu, mà còn là tiếng nói tâm linh, là biểu tượng cho cuộc sống của con người nơi đây. Trải qua năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đầy sức quyến rũ và hấp dẫn của vùng đất Tây Nguyên. Những âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng, đã sống mãi cùng đất trời và con người Tây Nguyên. Âm thanh của cồng chiêng như xoa dịu nỗi buồn, sự đớn đau, nỗi cô đơn trống vắng hay tủi hờn trong bất hạnh. Người giàu sang, kẻ nghèo hèn, già trẻ, gái trai như bị thôi miên, khao khát tìm về cội nguồn, gắn kết trong vũ điệu cồng chiêng say lòng người. Âm nhạc ở đây không đơn thuần là nghệ thuật mà có chức năng phục vụ một sự kiện đặc biệt trong xã hội hoặc trong đời sống hàng ngày. Lúc đứa trẻ mới chào đời, tiếng cồng vang lên chào đón thành viên mới.